Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Những bức tranh gây tranh cải nhiều nhất trong lịch sử hội họa

Những bức tranh gây tranh ci nhiều nhất trong lịch sử hội họa

image
Trong lịch sử hội hoạ có những hoạ phẩm tạo nên nhiều dư luận. Tại sao và điều gì khiến người thưởng ngoạn phải tranh cãi sôi nổi như vậy?  Tại vì chúng đã chạm đến các vấn đề nhạy cảm. tôn giáo, đạo đức, chính trị, lề thói, quy tắc, thành kiến xã hội v..v..là những bức tường kiên cố mà các hoạ sĩ đã vô tình hay cố ý đụng  vào, dĩ nhiên phải có tiếng vang từ đó bật ra.
Người ta tranh luận những gì? Ắt hẳn họ sẽ bàn về những quan điểm tôn giáo, những điều phạm thánh bị chạm phải. Những yếu tố đạo đức được nêu ra khi các bức tranh loã thể được phô bày, miêu tả một cách lồ lộ, trắng trợn. Thông thường hơn cả, là các bức tranh bị đem lên bàn mổ đã đi ngược lại các truyền thống, mô thức, giáo điều, quy tắc xã hội đã đặt để tự ngàn xưa. . Khách xem tranh có thể cảm thấy bị xúc phạm, giận dữ khi thấy các bức tranh bày tỏ thái độ chính trị, tôn giáo, đạo đức hoặc xã hội một cách quá khích hay không phù hợp với những gì được xem là cấm kỵ trong xã hội.

image
Thực ra chúng chả có gì sai cả, vấn đề chỉ tùy thuộc vào thời điểm và thế hệ chúng ta sống mà thôi. Có khi sự tranh luận nằm ở phong cách, lối thể hiện của một hoạ sĩ mà sự sáng tạo chính là chủ đích. Các nhà bình luận có thể có các ý kiến khác nhau về một bức tranh lạ và sự tranh luận tạo nên các đợt sóng trong thế giới nghệ thuật. Sự trái khoáy, bất thường hay lạ lẫm trong phong cách vẽ của một hoạ sĩ cũng khiến người ta đặt lại ranh giới giữa cái đẹp và giá trị một hoạ phẩm hay đánh giá lại xem nó có phải một sản phẩm nghệ thuật hay không? Bởi vì cảm nhận của con người thật phức tạp, và cũng chính sự phức tạp này đã tạo nên những luồng dư luận tranh cãi xôn xao.
Chúng ta hãy thử xem duyệt vài bức tranh được xem là những bức hoạ tạo dư luận nhiều nhất

Bí ẩn của William Tell (The Enigma of William Tell), Salvador Dali

image
Nhìn vào bức hoạ này, cảm giác của người xem bùng dậy mãnh liệt, bị sốc và xáo trộn giữa sự kỳ quái, thô tục, khó chịu, chen lẫn kinh ngạc. Đây là một trong những bức tranh kỳ lạ nhất của Salvador Dali. (Bức này thuộc quyền sở hữu viện bảo tàng The Modern Museum ở StockholmSweden).
Lý do nó gây tranh cãi không những ở đường lối nó thể hiện nhân vật William Tell một cách kỳ quái đầy ấn tượng mà nó còn ám chỉ hình tướng của lãnh tụ Lenin (Vladimir Lenin là một nhà cách mạng, nhà tư tưởng và chính trị nổi tiếng trong chủ nghĩa Marx-Lenin).

image
Vladimir Lenin
Theo truyền thuyết, William Tell là một anh hùng dân gian của Thụy Sĩ, có tài thiện xạ và có sức khỏe phi thường. Ông nổi tiếng vì trong một hoàn cảnh bắt buộc, ông đã phải buông tên xẻ đôi quả táo trên đầu con mình. Khi tạo hình nhân vật này, Salvador Dali cũng đã liên tưởng đến cảm giác bất an của mình khi cha ruột ông thường đặt con mình vào tình thế hiểm nguy, hệt như William đã bắn trái táo trên đầu đứa bé, con mình.

image
Sự nổi danh gây dư luận của bức tranh khiến Andre Breton, người sáng lập trường phái siêu thực, sinh ghen tỵ.  Ông và những người ủng hộ chủ nghĩa Marx-Lenin đã muốn tìm cách hủy hoại thanh danh và tên tuổi Dali. Họ cho rằng sự nổi tiếng của tranh Dali sẽ mang đến sự thương mại hoá và đe doạ đến giá trị của nghệ thuật  trường phái siêu thực. Tuy nhiên càng đả phá, dèm pha, tranh Dali càng lẫy lừng.

Cưỡng Dâm(Le Viol, The Rape), René Magritte, 1935 

image
Bức tranh này do một hoa sĩ người Bỉ vẽ năm 1935. Thoạt nhìn có người cho rằng bức hoạ thật buồn cười. Tuy nhiên nó rất ấn tượng và gây cảm xúc mạnh cho người xem. Magritte đã vẽ một bức tranh phụ nữ theo lối truyền thần thông thường nhưng lại thay đổi những chi tiết chính trên khuôn mặt. Đôi mắt được thay bằng hai núm vú mù, mũi là cái rốn sâu và miệng trở thành mảnh âm hộ hình tam giác. Tận dụng ý tưởng phong phú và phương pháp ẩn dụ của Siêu Thực, Magritte đã mang đến cho khách xem tranh một góc nhìn thô nhám, trần trụi của phái nam dành cho phái nữ: Khi nhìn vào phụ nữ, họ chỉ thấy cơ thể vật lý người nữ mà thôi.
Sự tranh cãi nổ ra chỉ vì sự diễn giải ý nghĩa bức tranh này. Cái nhan đề The Rape và hình ảnh đánh mạnh vào thị giác là trái bom gây sốc. Phần lớn người xem cho rằng Magritte đã ám chỉ đến thái độ của phái nam đối với phái nữ và chỉ xem họ như một đối tượng tình dục. Trong một liên tưởng với nghĩa rộng, chúng ta có thể nghĩ, thời điểm đó, xã hội đã xem nhẹ người phụ nữ, họ chỉ là một dẻ xương sườn của người nam, một bộ máy chỉ để sinh đẻ và làm tình không hơn không kém.

image
Susan Gubar trong một bài viết đã nhìn bức tranh của Magritte qua lăng kính một nhân vật tưởng tượng trong tiểu thuyết của nhà văn William Faulkne. “Một người đàn ông tán dương ý tưởng phụ nữ chỉ như một cái âm hộ không chân để khỏi bỏ đi, không tay để níu giữ và không đầu để nói năng nhiều chuyện và với một định nghĩa đơn giản hơn, họ chỉ là một cơ quan sinh dục”.

image
The flood_René Magritte 
Bà còn lý luận thêm. Khi khuôn mặt với những cơ quan được hoán đổi trông chúng như vô hình, vô cảm và nó cũng ám chỉ một cái óc đần độn. Hơn thế nữa với cái nhan đề “Cưỡng dâm”, người đọc thấy ngay cái nghĩa dường như phụ nữ đáng phải bị hiếp dâm khi dung nhan của người nữ bị cưỡng đọat và thay thế bằng những bộ phận sinh dục. Điều này tựa như người phụ nữ bị đem ra chặt đầu và thay cho một cái đầu mới bằng cơ quan sinh dục trong khi khuôn mặt của họ trước đó là cửa sổ của linh hồn. Giờ cái đầu và linh hồn của họ chỉ còn trơ trẽn không gì hơn một vật dục.

Ngày phán xét cuối cùng (The last Judgment) của Michelangelo

image
Bức “Ngày phán xét cuối cùng” trên tường thờ Nhà Nguyện Sistine là một kiệt tác trong tất cả các tác phẩm nghệ thuật của Michelangelo. Hoạ phẩm này đã gây tranh luận dữ dội giữa nhà thờ Thiên Chúa Giáo và các người mến mộ những sản phẩm nghệ thuật của nhà danh tài xuất chúng Michelangelo. Toàn thể bức tranh đặc kín những hình ảnh khoả thân, kể cả Đấng Christ và Đức Mẹ Đồng Trinh. làm sửng sốt mắt nhìn người xem.

image
Tuy nhiên những nơi được xem là nhạy cảm trong tranh đã bị xoá đi hay che kín lại trong đợt trùng tu hồi thế kỷ thứ 16. Mãi đến giữa năm 1980 và 1994 bức hoạ mới được chỉnh sửa và phân nửa những nơi bị che đậy mới được tháo ra, phô bày những bí mật đã chôn sâu hàng thế kỷ.
Sự chống đối bùng dậy ngay khi hoạ phẩm được những nhân vật đứng đầu giáo hội Nhà Nguyện nhìn thấy. Những vị có chức sắc cao như Đức Hồng y Carafa và Sernini đã kết tội bức hoạ là vô đạo đức, và dâm ô. Họ mở ra một chiến dịch vận động tẩy xoá và che đậy bức tranh lại. Vị trưởng lễ Biagio da Cesena nói rằng bức tranh này chỉ xứng đáng được vẽ ở quán rượu thay vì ở nhà thờ vì “có thể nó làm các con chiên liên tưởng đến những thú vui xác thịt”.

image
Michelangelo rất giận dữ về sự kết tội và chỉ trích của Biagio. Ông đã đáp lễ bằng cách vẽ thêm vào bức tranh nói trên khuôn mặt Biagio với đôi tai lừa tượng trưng cho thần Minos, với thân hình trần truồng bị một con rắn độc quấn ngang và cắn ngay vào.. “hạ bộ”. Theo giai thoại kể lại, khi phát hiện ra điều đó, viên trưởng lễ bất bình báo cáo với Giáo Hoàng, ngài nói đùa rằng: “Phạm vi quyền hạn của ngài chưa vươn được tới địa ngục.”  Do đó bức vẽ thêm được để yên.

image
Điều gì sai trong bức tranh này ? Theo kinh thánh nó phải chuyển tải hàm ý linh hồn con người bất tử. Khái niệm Đấng Christ đang cố gắng cứu rỗi thế gian và Đức Mẹ Đồng Trinh đã được tặng dữ ngai vị cao trên tất cả các Thánh. Biagio bị sốc khi thấy Michelangelo dùng những hình tượng khoả thân tượng trưng cho sự nhục nhã, hổ thẹn và tội lỗi để vẽ. 

image
Những người đứng về phía Michelangelo lý luận rằng, Michelangelo yêu nghệ thuật hơn cả đức tin dù ông là người có đạo. Ông đã xem cái đẹp thể hình chính là cái đẹp của tâm hồn, nên ông đã vẽ tất cả các nhân vật trong tranh được khỏa thân. Tôn giáo, đức tin và mỹ thuật được tranh cãi kịch liệt trong bức The Last Judgment này, tạo nên bao nhiêu dư luận mâu thuẫn kéo dài hàng bao thế kỷ.

Trịnh Thanh Thủy
 Tài liệu tham khảo
The last Judgment- Michelangelo http://en.wikipedia.org/wiki/The_Last_Judgment_%28Michelangelo%29
The Rape- Réne Magritte
http://www.wikiart.org/en/rene-magritte/rape-1934
The Enigma of William Tell- Salvador Dali
http://www.wikiart.org/en/salvador-dali/the-enigma-of-william-tell
Copy từ BaoMai Blog

Hải Sản Phơi khô Ruồi Không Dám Đậu ?

image
Qua số điện thoại đường dây nóng của Báo Bình Thuận, nhiều bạn đọc phản ánh “chuyện lạ” nhiều cửa hàng bán các loại cá khô, mực khô… nhưng không có một con ruồi nào đậu vào.

Đây là loại sản phẩm vốn dĩ thu hút khá nhiều ruồi, kiến nhưng không biết bằng cách nào các cửa hàng này đã “trị tận gốc” tình trạng này. Từ thông tin bạn đọc cung cấp, chúng tôi đã lần theo dấu vết và phát hiện sự thật kinh hoàng phía sau những con cá khô vàng óng...

Ruồi “chạy xa”

image
Trong vai một người cần tìm mối hàng cung cấp cá khô, mực khô với số lượng lớn để đưa đi nơi khác tiêu thụ, chúng tôi đã đến nhiều chợ, khu vực chuyên phơi hải sản khô trên địa bàn TP Phan Thiết để tìm hiểu. Điều dễ nhận ra ở những nơi này không có bóng dáng một con ruồi, dù môi trường xung quanh rất ẩm thấp, có nhiều vũng nước đọng.

Trước đây, ở một tiệm bán cá khô, mực khô thường để một cây quạt nan, túi bóng đựng nước để đuổi ruồi. Nhưng hiện nay hầu như không còn cửa hàng nào làm việc này và cũng không có bóng dáng một con ruồi. Chọn một sạp bán hải sản khô thuộc dạng lớn nhất ở khu vực chợ tạm Phan Thiết để hỏi mua cá khô, chúng tôi được bà chủ cửa hàng chào đón nhiệt tình. Bà chủ cho biết đây là cá khô mới làm, được mua từ các ngư dân tự phơi ở phường Đức Long, TP. Phan Thiết.

image
“Hàng mới về, chú cứ lấy về bán, hàng ở đây thì yên tâm không bao giờ thối, mốc meo đâu, có gì cứ đem đến đây đổi lại”, bà chủ khẳng định. Khi chúng tôi hỏi nếu vận chuyển ra Bắc, thời tiết khác ở trong Nam, khô cá để lâu có bị hư không. Ngay lập tức, bà chủ bảo đảm sẽ “bao sử dụng 1 năm”. Khi chúng tôi thắc mắc tại sao khô để 1 năm không hư, có bí quyết gì không thì bà chủ sạp chỉ nói là “bí quyết” nghề nghiệp, rồi lãng sang chuyện khác.

image
Rời chợ tạm Phan Thiết, chúng tôi đến khu chuyên phơi hải sản không tên ở khu phố 5, phường Đức Long, TP. Phan Thiết. Khác hẳn với thái độ cáu gắt của bà chủ đồ khô trước đó, chủ vựa cá khô không biển hiệu này khá vui vẻ.
Chúng tôi ngỏ ý muốn mua khô cá các loại với số lượng lớn để đem về bán lẻ. Nhưng thấy chúng tôi lo lắng chuyện bán hàng chậm, khô sẽ bị hư, lỗ là cái chắc thì bà chủ trấn an bằng cách chỉ dẫn cách bảo quản khô để bán được lâu hơn, cũng như cách “tút” lại hàng cũ sao cho giống y như hàng mới. Theo đó, muốn giữ hàng được lâu, không bị ruồi bu, kiến đục thì phải sử dụng chất diệt ruồi, kiến…

Muốn để lâu, phải dùng hóa chất

image
Bà chủ vựa cá khô này nói, cá khô hay mực khô là loại thực phẩm rất dễ bị kiến đục, muốn để lâu hay đem đi xa phải tẩm ướp rất kỹ. Nếu không chỉ vài ngày là hỏng, không bán được. Do cá khô rất dễ bị kiến đục nên phải xịt thuốc chống kiến. Sau 3 ngày, thuốc bay hơi hết nên khi đưa hàng ra chợ, người ta vẫn phải tiếp tục xịt thuốc diệt kiến (theo tìm hiểu của chúng tôi, chất diệt ruồi, kiến hiện nay thường được người phơi cá khô sử dụng là trichlorfon).

image
Hàng càng để lâu càng phải xịt nhiều thuốc. Tỉ lệ pha là khoảng 3 muỗng cà phê hóa chất với 10 lít nước và ngâm tất cả khô vừa mua vào khoảng 20 phút, sau đó vớt ra rồi đem phơi nắng. Để cá khô khoảng 3 ngày cho bay hết mùi là mang ra bán ngoài chợ được. Với việc sử dụng chất này cá khô sẽ bảo quản được hơn 1 năm mà không sợ hư.

Nhìn khô tràn lan nhưng tuyệt nhiên không có bất cứ con ruồi nào bâu, chúng tôi thắc mắc thì chị chủ chỉ trả lời ngắn gọn “chất đó ruồi nó kỵ lắm”. Hiện nay, khô cá được bày bán tràn lan trên thị trường từ chợ đến siêu thị. Tuy nhiên, việc phân biệt khô cá có sử dụng chất bảo quản trichlorfon hay không là điều khó nhận biết đối với người tiêu dùng.

image
Hùng, người từng nhiều năm làm công cho các vựa cá khô lớn trên địa bàn TP. Phan Thiết cho biết, không riêng cá khô mà cả tôm khô cũng thường được tẩm ướp hóa chất khá nhiều. Tôm nguyên liệu mua về được phân loại. Loại ngon chế biến riêng, phơi ở những nơi có nền xi măng và có người coi ngó cẩn thận. Còn tôm loại thường hoặc “có vấn đề” được luộc sơ, lột vỏ, tẩm ướp gia vị, hóa chất, trong đó không thể thiếu phẩm màu để tôm săn cứng và màu sắc bắt mắt.

image
Một kỹ sư chuyên ngành chế biến hải sản cho biết: Để khử trùng, tẩy trắng, người ta thường sử dụng clorin, chất này nếu sử dụng nhiều sẽ để lại mùi hôi khó chịu. Đối với những cơ sở chế biến thủy sản công nghiệp, liều lượng sử dụng được kiểm soát rất chặt chẽ nên sản phẩm bảo đảm an toàn. Nhưng ở những cơ sở nhỏ, chế biến thủ công thì việc sử dụng hóa chất rất tùy tiện, không theo đúng quy định. Nếu sử dụng quá liều sẽ gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm hơn là gây bệnh ung thư.

Trong quá trình tìm hiểu về sản phẩm cá khô “ruồi không dám đậu”, chúng tôi còn chứng kiến cách sơ chế cá sẽ mang bệnh cho người tiêu dùng.

Bài từ Blog BaoMai.

Tác phẩm của Hoạ Sĩ Lê Thuý Vinh - Nguyễn Văn Hà giới thiệu

Ngôi nhà Kỳ Bí tại San Jose - California

THE WINCHESTER MISTERY HOUSE

Ngôi nhà kỳ-bí này do bà Sarah Pardee Winchester xây tại địa-chỉ: 525 South Winchester Boulevard- San Jose, CA 95128, Phone: (408) 247-2101. Ngôi nhà này nằm trên diện-tích 6 mẫu Anh (2.4 héc-ta), kiến-trúc theo kiểu Victorian, kiểu kiến-trúc quái lạ. Khi nhìn ngôi nhà từ trên không-trung, ngôi nhà giống như một ván cờ Domino mà gã khổng-lồ nào đó đang chơi. Căn nhà này có rất nhiều cái khác thường, chẳng hạn như: tường trắng ngay sau cánh cửa, cửa sổ nhìn vào tường, cửa sổ nhìn lên trời, những cánh cửa treo, cầu thang thì chẳng đưa tới đâu cả, các bậc của cầu thang quá sức thấp, và một cầu thang dẩn lên trần nhà, v.v. . . Người ta cho rằng bà Sarah đã cho xây như thế để lừa hồn ma bóng quế, hay là bà làm theo lệnh hồn ma? Đây là một dinh-thự (mansion) đặc-biệt và kỳ-quái nhất thế-giới với 160 phòng, 10.000 cánh cửa sổ; 2.000 cánh cửa, 52 cửa sổ trông lên trời, 47 cầu thang (với tổng số 367 bậc cấp), 47 lò sưởi, 40 phòng ngủ, 13 phòng tắm, 6 nhà bếp, 2 tầng hầm và duy-nhất chỉ một bồn tắm hoa-sen. Tài-liệu lưu-trữ cho biết bà đã chi tiêu $5.500.000.00 trong công việc xây cất ngôi nhà này, một số tiền khổng-lồ vào thời đó. Theo bức hình chụp vào năm 1900 thì căn nhà này cao với 7 tầng. Vụ động đất lớn nhất tại vùng vịnh San Francisco năm 1906 gây thiệt-hại nặng-nề cho ba tầng trên cùng của căn nhà, ngày nay chỉ còn có 4 tầng. Trận động đất 8.3 trên địa-chấn kế Richter này trãi dài từ tiểu-bang Oregon đến tận Los Angeles.
Bà Sarah Lockwood Winchester là quả phụ của ông William Wirt Winchester, con ông Oliver Winchester, người đã chế-tạo ra vũ-khí mang tên mình, thường được biết đến như là khẩu súng chinh-phục miền Tây (The Gun That Won The West) vì đã giết chết không biết bao nhiêu dân da đỏ, làm thiệt mạng rất nhiều quân sĩ của hai bên trong cuộc nội chiến của nước Mỹ và vô số trâu rừng. Winchester cũng là loại súng dùng trong các phim cao-bồi Western nổi tiếng như: ”The Good, The Best, The Ugly”, “High Noon”, “Rio Bravo”, “The Magnificient Seven”, “The Commancheros”, “Butch Cassidy and the Sundance Kid” . . . Bà Sarah L. Winchester chỉ cao có 4’ 10 (147,32 cm). Một bức hình chụp ông Winchester ngồi trên một chiếc xe do ngựa kéo bên sau chở một người đàn-bà bé nhỏ, đó là hình-ảnh hai vợ chồng bà Winchester, được trưng-bày ngay phòng ngoài của ngôi nhà này. Khi chồng chết vào năm 1881 vì bị bệnh lao phổi, ông ta đã để lại cho bà Sarah gia-tài vào khoảng 20 triệu Đô-la. Ông cũng để lại cho vợ sự dị-đoan vì suy-nghĩ linh-hồn những người đã bị sát-hại vì khẩu súng của ông. Ngoài số tiền bà thừa-kế do chồng để lại, bà còn có tiền lời từ 777 shares cổ-phần trong hãng Winchester Repeating Arms. Sau khi mẹ chồng bà chết vào năm 1897, bà nhận thêm 2,000 shares nữa. Như thế, bà sỡ-hữu gần đến 50% cổ-phần của công-ty. Cộng chung, chúng cung-cấp cho bà một số tiền sau khi trừ thuế là $1,000.00 mỗi ngày.


Bà Sarah L. Pardee sinh năm 1840 tại New Haven, Connecticut. Được xem là “Belle of New Haven”, bà được học trong một trường tư thục tốt nhất, bà nói được bốn ngôn-ngữ và chơi đàn dương-cầm thật giỏi. Bà kết-hôn với ông William Wirt Winchester vào năm 1862, chủ-tịch thứ nhì của hãng Winchester Repeating Arms vào ngày 30-9-1862. Đứa con gái duy-nhất của hai người là Anne Pardee ra đời vào 15 tháng 6 năm 1866 nhưng chết 5 tuần lễ sau đó, vào 24 tháng 7-1866 vì một căn bệnh sơ-sinh hiếm thấy. Năm 1884, bà Sarah rời thành-phố New Haven, Connecticut trong sự ám-ảnh bởi cái chết của chồng con, trước tiên bà đến nhà một người cháu gái đang sống ở Menlo Park, California. Trong thời-gian ở đó, bà khám-phá ra một chỗ hoàn-hảo để bà ở, đó là một nơi thuộc Santa Clara Valley ở thành-phố San Jose, California. Thế là bà bỏ tiền ra mua ngôi nhà và cho sửa sang lại thành một ngôi nhà đặc-biệt còn đến ngày nay này. Ngoài ra, bà còn sỡ hữu các căn nhà tại các thành-phố Atherton, Los Altos và Palo Alto, thuộc California.

Từ khi chồng con qua đời, bà sống trơ-trọi trong buồn thảm. Bà gặp một người lên đồng ở Boston, người này cho bà biết linh-hồn những người chết vì khẩu súng Winchester đã báo oán làm chết chồng con bà. Lúc đầu, bà chỉ sợ cho chồng khi ông cũng thành hồn ma và phải đối-diện cùng họ. Sau đó, bà lại lo sợ rằng sự trả thù của họ có thể lan qua gia-tài và ám luôn bà. Sau tang lễ, bà tham-khảo một vị đồng cốt và người này xác-định nỗi lo sợ của bà là đúng. Đã có nhiều cuộc ngồi đồng diễn ra và bà cũng nhận được biết bao khuyến-cáo. Những ma ám kinh-khủng nhất là những ma người da đỏ? Hiển-nhiên sẽ có ma tốt ma xấu nhưng những hồn ma xấu mới đáng sợ. Nếu bà tạo được sự tương-đắc với những ma tốt, nó sẽ xua bọn kia đi chỗ khác. Nhưng làm thế nào để hấp-dẫn được ma tốt? Một trong các vị đồng cốt cho biết chuyện đó có thể làm được bằng cách tạo một ngôi nhà lớn và bố-trí nó theo ý muốn của các hồn ma sẽ được tiết lộ với bà.


Đầu tiên, bà mua ngôi nhà 8 phòng rồi mướn 22 thợ mộc để xây dựng thêm nhiều phòng nữa. Tiếp bước họ là một toán làm vườn kiểng trồng hàng rào cao ngất để ngăn chận sự quan-sát từ ngoài nhìn vào. Bảy thợ làm vườn người Nhật được thuê để giử hàng rào sao cho không ai có thể nhìn thấu nó mãi đến ngày bà qua đời. Một trong những phòng xây đầu tiên là phòng ngồi đồng màu xanh. Nơi đây, đêm đêm Sarah một mình tiếp-xúc với những linh-hồn, bởi lẽ dường như bà sớm hiểu là không nên quá tin vào các vị đồng cốt. Bà thích các cuộc giao-du trực-tiếp của mình với thế-giới linh-hồn. Những ý-kiến về xây-dựng nhà được trao cho bà qua các cuộc ngồi đồng và thường bà rảo bước quanh nhà cùng người đốc-công và giải-thích cho ông ta những chỉ-thị sau cùng của các linh-hồn. Có ngày bà bổ-sung các bản vẽ bên mình, và có một số không thể thực-hiện được và phải phá bỏ khi công-trình mới xây được một phần; có khi cả dãy phòng xây xong lại phải phá bỏ do các linh-hồn phán bảo hay do ý bà Sarah. Tuy-nhiên, bà vẫn là người sáng-tạo đáng chú-ý và một vài ý-tưởng của bà đã vượt trước đương thời và trở thành hiện-thực. Bà cải-tiến cửa sổ nhái theo cò súng Winchester và búa giả. Bà cho dùng len để cách âm trong tường. Những tấm bọc góc được thiết-lập để tránh những hốc bụi, những tấm bàn giặt được đúc ngay các dãy chậu ở phòng giặt lớn; các vĩ lò được gắn bản lề vào thành lò 47 bếp. Đó là những sáng-kiến của Sarah hay của những hồn ma bồ-tèo? Sarah cần một ngôi nhà chống ma nhưng chuyện đó thật không đơn-giản. Thí-du như theo tín-ngưỡng lâu đời là ma ghét gương soi, và nếu con ma nào thấy chính ảnh phản-chiếu của mình trong gương thì con ma đó tan biến ngay. Những gì Sarah phải làm là tạo một loại gương chuyển-động ở cả bốn phía của mỗi phòng để bảo-đảm toàn cơ-ngơi không bị người cõi âm trú-ngụ. Nhưng điều đó không thể làm trọn-vẹn được bởi vì nó có thể cách-ly cơ-ngơi khỏi bọn ma da đỏ, ma da trắng hạ-cấp cùng những cô-hồn vô thừa-nhận khác nhưng đồng-thời nó cũng ngăn chận luôn các “công-dân khả-kính” của thế-giới linh-hồn mà bà hy-vọng hợp-tác với họ khi bà về bên kia thế-giới. Do đó, đáng lẽ cần mấy trăm tấm gương trong 160 phòng nhưng chỉ có trong hai phòng: một đặt trong phòng ngủ của bà và một trong buồng tắm liền bên cạnh, đó là buồng tắm thứ 13. Cả đến hồn ma linh-thiêng nhất cũng phải chấp-nhận bà chủ có quyền hạn ở một vài chỗ riêng tư một chút! Nếu chuyện ma được tin-tưởng hoàn-toàn thì ma rất thích vào nhà bằng đường ống khói lò sưởi. Sarah cung-ứng 47 đường như thế. Có mê lộ cho các cầu thang, một trong số đó có 7 đoạn với 44 bậc đủ để đưa một người lên tận tầng nóc của căn nhà; nhưng ở đây khách chỉ lên được 2 m (7 feet) bởi vì mỗi bậc chỉ cao 2 inches (5cm) và ngang cỡ 1.5 feet (4.5 dm). Lý-thuyết đưa ra là làm như vậy các hồn ma da đỏ bối-rối và lo sợ. Ngày nay, nó cũng gây bối rối cho du khách.

Phòng cầu hồn là nơi bà Sarah đêm đêm vào đó để “nhận chỉ-thị” của các hồn ma, và cũng từ nơi này, bà dòm chừng nhân-viên qua hai cửa sổ trong ra bếp. Phòng này chỉ có một lối vào nhưng có đến ba lối ra: một cửa chính, một cửa bên cạnh (ta sẽ rơi vào một cái bồn tắm) và sau cùng là một cái tủ đựng chén dĩa với lối bí-mật vào căn phòng sau lưng nó. Có một phòng lớn với các bao-lơn đủ mọi hình-dạng và kích-thước. Nơi đây, những hồn ma xấu biï bối rối sẽ chạy quýnh quanh góc để rồi phát-hiện cái bao-lơn bỗng-nhiên co rút bề ngang lại từ khoảng một thước còn lại vài phân. Bạn có thể bước khỏi một trong các bao-lơn này qua một cửa sổ và nhận thấy mình quay lại phần khác của chính bao-lơn đó. Còn ở chỗ khác, bạn bước qua cửa cái mà một khi đã đóng lại thì không thể nào mở ra được từ phía bên trong, bắt-buộc bạn phải đi tìm những phương-pháp khác để thoát thân. Bà Sarah bị bệnh thấp khớp nặng nên các bậc thang rất thấp, gọi là easy risers (thang con) giúp bà đi lại trong nhà dễ-dàng.

Bà Sarah hoan-nghinh trẻ con láng-giềng, bà cho chúng vào chơi trong vườn nhà, đôi khi bà còn mời chúng ăn kem hay chơi đàn piano cho chúng nghe. Bà thường che mặt bằng một màn che (veil) màu sẫm. Bà không bao giờ ngủ trong một phòng trong hai đêm liên-tục, bà cho rằng làm như thế để tránh các ma quỉ chờ bà ở đó.

Những nơi đặc-biệt của ngôi nhà gồm có:

* Cầu thang dẫn lên trần nhà:
Là một cầu thang có bậc bước rất thấp, lối lên trần nhà. Đây là một trong các điều khác thường của ngôi nhà này.

* Buồng kho trị giá $25,000:
Các tấm kính cửa và cửa sổ với trang-trí mỹ-thuật thủ-công-nghệ được nhập-cảng qua trung-gian của hãng làm kính nổi tiếng Tiffany Glass Company tại New York. Tác-phẩm trên khung kính cửa sổ gần phía giữa có hình mạng nhện và 13 viên ngọc, con số 13 là con số ưa chuộng của Bà. Giấy dán tường của Lincrusta Walton Wallcovering. Thứ giấy này rất đẹp và đắt tiền, vào thời đó (năm 1900) giá $1.75 một square feet.

* Vựa cỏ khô.

* Buồng tắm 13:
Trước khi đến buồng tắm 13 này phải đi ngang qua phòng may, qua một trong 40 phòng ngủ, đi lần qua 13 bậc thang con để vào phòng tắm này. Đây là một trong những buồng hiện-đại của ngôi nhà, có ổ điện và một bồn hoa sen được thiết-kế để xịt nước ngang tầm với chiều cao của bà. Buồng tắm có 13 cửa sổ, trong đó có 6 cái có kiểu hình mạng nhện.

* Phòng ngủ chính:
Đây là phòng ngủ của bà Sarah. Giường ngủ của bà rất ngắn, làm bằng gỗ. Giường nầy rất đặc-biệt vì có một vòng khung phần trên đầu nằm, được nối liền với khung chính của giường. Trong phòng này còn có bàn phấn, một bàn nhỏ với các ghế trong phòng đều nhỏ nhắn, có bọc nệm.

* Phòng cầu hồn:
Đây là nơi đêm đêm bà Sarah nhận chỉ-thị từ các hồn ma. Phòng này có một lối vào nhưng có đến ba lối ra.

* Phòng quần áo:
Phòng này chưa hoàn-tất, dùng làm phòng thay quần áo cho hai phòng ngủ hai bên.


* Nhà kính mặt phía Bắc:
Đây là nơi các chậu cây trong nhà được tưới nước. Sàn nhà nơi đây có thể lật lên được và các chậu cây có thể đặt lên sàn nhà bằng sắt bên dưới. Nước tưới cây dư trôi ra cửa sổ và chảy vào hệ-thống ống nước đưa ra tưới vườn bên dưới.

* Hành-lang lửa:
Đây là một căn phòng có 7 nguồn sưởi: 3 ống dẫn nhiệt và 4 lò sưởi. Trong những tháng lạnh, bà Sarah nhờ hơi nóng từ các nguồn này để giúp cho bà khỏi bị lạnh.

* Bể nước:
Với những trang-trí mỹ-thuật được nhập-cảng từ Venice, Ý Đại Lợi. Bể nước này có 13 lỗ thoát nước bên hông phải của nó.

* Phòng ngủ Phương Đông:
Cô Marion Werriman, cháu bà Winchester, thư-ký riêng vừa là phụ-tá của bà, ngụ trong hai phòng phương Đông này. Phòng ngủ này đặc-biệt ở chỗ các vật dụng đều bằng tre (bamboo) nhập-cảng từ Nhật, ngay cả khung lò sưởi, chân bàn ghế, khung giường ngủ, khung bàn ghế, . . .

* Cầu thang 7 – 11 (the 7-11 Staircase):
Có hình dạng chữ Y, rất thực dụng vì nó giúp cho người giúp việc có thể di-chuyển lên ba tầng của căn nhà một cách nhanh chóng.

* Nhà kính mặt Nam (South Conservatory).

* Phòng vải vóc:
Các ngăn tủ trong phòng chứa vải trước đây chứa đầy các cây vải mới. Người ta nói vải nhiều đến độ có thể đủ để làm mặt hàng cho một tiệm vải nhỏ. Gỗ trong các phòng này được vẽ vân lên để trông giống như gỗ cây phong nhưng thật ra đó chỉ là gỗ thông đỏ California. Có những nút bấm, đó là một phần của hệ-thống để gọi người giúp việc khi bà Sarah cần gọi họ.

* Phòng ngủ pha-lê.

* Phòng ngủ Hoa Cúc:
Phòng này có bộ kính cửa sổ với hình hoa cúc trước cửa phòng được nhập-cảng từ Vienna, Áo Quốc. Bà Sarah bị kẹt trong phòng này trong trận động-đất năm 1906, đến khi người làm tìm ra được bà thì bà tỏ ra rất bực-bội. Theo truyền thuyết, bà tin rằng “vụ động-đất là một điềm báo của người chết cho biết rằng bà đã tiêu quá nhiều tiền cho phần mặt tiền ngôi nhà xây cất đã gần xong”. Do vậy, Bà đã ra lệnh niêm-phong 30 căn phòng phía mặt tiền và các căn phòng này đã không được mở ra mãi cho đến khi bà qua đời.

* Phòng trực của người giúp việc:
Các nút gọi người làm đều được dẫn đến một cái hộp gọi nhân-viên. Từ bất cứ nơi nào trong nhà, chỉ cần ấn một cái nút là nhân-viên biết bà gọi và hiện bà đang gọi họ từ phòng nào. Bà mướn từ 40- 60 người làm công và trả lương cho họ gấp đôi đồng lương trung-bình thời bấy giờ ($1,50) tức là $3.00 một ngày. Bà thường trả công họ bằng đồng tiền vàng. Họ rất bằng lòng trong việc bà trả công cho họ.

* Ban-công lầu 4:
Đây là điểm cao nhất của ngôi nhà. Từ đây, ta có thể thấy 4 mẫu đất còn lại của khu đất nguyên-thủy rộng 161 mẫu. Chuông trên tháp được gióng lên vào buổi trưa, vào 5:00 chiều để gọi thợ ngoài đồng về dùng bữa. Dân thị-xã cũng nói chuông còn được gióng lên vào những lúc nửa đêm (2:00 AM), phải chăng để gọi người chết về cho buổi cầu hồn?

* Ống khói lò sưởi:
Ống khói chạy suốt 4 tầng lầu nhưng lại không thông lên nóc nhà khiến 4 lò sưởi bắt vào ống khỏi cũng trở thành vô dụng.

* Chiếc cửa sổ đắt tiền nhất:
Là cánh cửa đắt tiền nhất căn nhà, giá lên đến $1,500.00, một số tiền rất lớn vào thời ấy.

*Bậc cấp cổng sau:
Đây là những bậc cấp dẫn ra căn nhà nông trại 8 phòng nguyên-thủy bà Winchester mua năm 1884. Phía phải là chuồng chim, nơi bà Sarah nuôi các loại chim vùng nhiệt-đới.

* Nhà bếp thời tiền 1906:
Là khu nhà bếp chính trước năm động đất 1906, cũng là một trong 30 căn phòng bị bà Sarah ra lệnh niêm phong sau vụ động đất năm 1906. Những viên gạch hoa bảo-vệ cho nền nhà khỏi bị hư hại vì hơi nóng và tránh hỏa hoạn.

* Khu quản gia:
Là khu dành cho quản gia và các người giúp việc cho bà cư ngụ. Ông John Hansen, người đốc công, vợ và hai con trai ông ta cư-ngụ trong ngôi nhà này nhiều năm khi ông ta làm việc cho bà.

* Khách sảnh:
Là nơi bà Winchester tiếp khách. Đây là một căn phòng sang-trọng, sàn nhà của phòng này đòi hỏi các thợ làm cả năm mới xong.

* Đại khiêu vũ đường (Grand Ballroom):
Để hoàn-tất khiêu-vũ đường, bà đã chi mất $9,000.00 trong khi thời giá lúc đó xây một căn nhà chỉ cần $1.000.00. Vì kỹ-thuật âm-thanh, căn phòng này được ráp bằng chốt gỗ và keo, đinh được dùng rất ít. Tám trong 9 tấm bảng trên cao được chia ra làm 13 tấm bảng phụ. Bộ đèn treo mua từ nước Đức, đầu tiên có 12 ngọn đèn hơi, bà cho gắn thêm ngọn thứ 13. Những câu khắc trên kính cửa sổ được trích từ hai vở kịch của Shakespeare: “Wide unclasp (1 hàng) the table of (1 hàng) their thoughts (1 hàng)” từ Troilus and Cressida (IV: 5: 60) ở cánh phía trái, nói bởi Ulysses. Cánh cửa kia có hàng chữ “These same (1 hàng) thoughts people (1 hàng) this tittle world (1 hàng)” từ Richard II (V: 5: 9). Không ai hiểu ý nghĩa những câu này đối với bà Winchester. Tường và sàn parquet làm bằng mahagony, teak, maple, rosewood, gỗ sồi và gỗ trần-bì (ash) trắng. Sau trận động đất năm 1906, bà Sarah niêm-phong (seal) khiêu vũ đường này.

* Phòng để Tủ chén bát lớn và nhỏ nhất:
Đây là một căn phòng lót đá cẩm-thạch, chứa đồ lạnh, tiền thân của tủ đá hoặc tủ lạnh. Căn phòng này chứa những tủ chén bát lớn nhất và nhỏ nhất trong nhà. Cài nhỏ nhất có chỗ chứa rộng nửa đốt (1/2’’) (1.27 cm). Cái lớn nhấtcó thể chứa toàn bộ phần sau tầng trệt.

* Nhà bếp Năm 1906:
Đây là nhà bếp chính, được dùng sau vụ động đất năm 1906, cũng là nơi bà Winchester dòm chừng người làm từ Phòng Cầu Hồn. Nếu nhìn lên trên nóc lò màu vàng sẽ thấy mấy cửa sổ phòng cầu hồn. Có các cánh cửa treo, đó là những lối đi thông. Người làm có thể đem thức ăn cho bà Winchester thẳng vào phòng ăn, vừa đỡ mất thì-giờ vừa đỡ mõi chân.

* Phòng ăn kiểu Venice:
Đây là một phòng ăn được thiết trí theo kiểu Venice nước Ý với trần nhà trang-trí kiểu cách, đồ mộc chạm trỗ công-phu, kính cửa sổ có pha chì.

* Xe hơi của bà Sarah Winchester:
Với sự xuất-hiện (advent) của xe hơi, bà ta đã chi quá lãng-phí (extravagent) với số tiền $8.400.00 để mua một chiếc Renalt của Pháp khởi động bằng bình điện, một sự xa-xỉ mãi đến sau này. Khi xe có trục-trặc, bà ta gọi ông Fred Larson, một thợ máy từ San Francisco đến. Sau khi sửa xong, bà ta trả tiền công rất hậu hĩnh nhưng ông ta từ chối, chỉ lấy tiền công theo giá bình thường. Ông ta làm việc cho bà mãi đến khi bà chết. Nhiệm-vụ ông ta là sửa chữa xe cho bà cùng với việc bảo-trì hai chiếc xe khác, một chiếc đời 1917 Pierce Arrow Limousine và một chiếc Buick truck.

Tưởng chúng ta cũng nên biết qua về lai-lịch của những người liên-hệ đến người chủ quản của ngôi nhà này.

Ông Oliver Fischer Winchester, Lieutenant Governor of Connecticut (phó thống đốc tiểu bang Connecticut), giám-đốc đầu tiên của Winchester Repeating Arms Company kết-hôn với bà Jane Ellen Hope sinh được 3 con: Ann Rebecca, William Wirt Winchester, là giám-đốc thứ nhì từ 1837-1881 là chồng bà Sarah, người chủ ngôi nhà huyền-bí mà ta đang nói đến và con thứ ba là Hannah Jane. Chồng bà Hannah Jane là Thomas Gray Bennett là giám-đốc thứ tư của Công-ty, từ 1890-1910 và thứ 7 từ 1918-1919. Con trai của Thomas Gray Bennett và Hannah Jane, Winchester Bennett là giám-đốc thứ 6 từ 1915-1918. (Giám đốc = President)

Về gia-thế bà Winchester Lockwood Sarah được nói đến như sau:

Ông Leonard Pardee kết hôn cùng bà Sarah W. Burns, là cha mẹ bà Sarah, chủ một công-ty sản xuất dụng-cụ chuyên-chở, sinh được: 1- Sarah E. 2- Mary A. kết hôn cùng William Converse, là giám-đốc thứ ba từ 1881-1890, 3- Antoinette E. 4- Leonard 5- Sarah Lockwood Pardee, người chủ ngôi nhà, 6- Isabell C. lấy ông Lewis Merriman và con cuối cùng là Estelle L.

Bà Sarah “nhập đoàn với các quí-hữu” của mình vào ngày 5 tháng 9 năm 1922, một cái chết yên lành ở tuổi 82 trong khi ngủ vì đứng tim trong phòng ngủ chính của bà trên một chiếc giường với khung bằng gỗ, phía trên đầu nằm có một khung dài và cao rất đặc-biệt. Bà được ang-táng tại Nghĩa-trang Evergreen (Evergreen Cemetery) ở New Haven, Connecticut, bên cạnh chồng và con. Bà để lại tài sản cho chị em bà cùng các cháu, dành một số tiền lớn cho Winchester Clinic của General Hospital Society of Connecticut để điều-trị và chăm-sóc cho những người bị bịnh lao. Bệnh-viện này tồn-tại đến nay, là một phần của Trung-Tâm Y-Khoa Yale New Haven, Connecticut.

Chỉ đến khi bà qua đời, tiếng búa mới ngừng trong suốt 38 năm xây-dựng, 24 giờ mỗi ngày kể từ ngày khởi công. Phần lớn căn nhà chưa hoàn-tất vào ngày bà qua đời. Điều đáng tiếc là không có đồ đạc nào trong nhà là nguyên-thủy cả. Đồ đạc của bà được bỏ ra bán đấu-giá cả. Lúc đó, 3/ 4 căn nhà được trang-bị đồ-đạc, người dọn nhà phải dùng đến 6 chuyến xe vận-tải mỗi ngày trong vòng 6 tuần rưỡi mới dọn hết đồ ra khỏi nhà. Tất cả các động-sản này được bán bởi Union Trust Company of San Francisco, công-ty được ủy-thác của bà.

Một vài điều cần biết khi đến xem ngôi nhà này.

Sau khi đậu xe tại parking miễn phí trong khu-vực của tòa nhà hay phía đối-diện của đường Winchester Boulevard, quan khách mua ticket vào cửa tại Gift shop, giá ticket vào cửa như sau:

- Trẻ em (từ 6 đến 12 tuổi): $8.95 cho 1 lần và $35.00 cho cả năm.
- Người lớn (từ 13 đến 64 tuổi): $14.95 cho 1 lần và $36.00 cho cả năm.
- Người già (trên 65 tuổi): $11.95 cho 1 lần và $36.00 cho cả năm.

Trong ticket có ghi số chuyến (tour) của mình. Trong khi chờ đợi đến tour mình, quan khách có thể xem các vật trưng-bày trong Gift shop, mua quà lưu-niệm tại đây hoặc ra ngoài ngồi đợi trên các bộ ghế lộ-thiên dưới các tàng cây mát-mẻ, có thể vào Cafe shop nằm cạnh Gift shop với snack hay các thức uống. Quan khách cũng có thể tham quan khu vườn với các loại hoa được chăm bón kỹ lưỡng. Khi đến tour mình ghi trên ticket, hệ-thống loa thông-báo sẽ mời quí khách vào cửa (nên nhớ là không có loa thông-báo đến tour tại khu vườn hoa, do đó phải độ chừng khi nào gần đến tour mình, nên vào đợi trong Gift shop hay ngồi ở các ghế chờ). Tại cửa vào cũng có đèn báo tour đang đi. Khi đến tour mình, vào cửa quan khách phải xuất-trình ticket cho nhân-viên kiểm-soát.

Không được hút thuốc, ăn uống, nhai kẹo cao-su trong lúc đi xem. Không được bước ra khỏi đường trải thảm trên lối đi hay vượt các dây chắn lối, cũng không được dựa vào tường. Đi theo nhóm của mình, mỗi nhóm khoảng từ 15 đến 20 người. Tour lâu khoảng 65 phút, do một hướng-dẫn viên dẫn đi. Cùng một lúc có hai tour, cách nhau khoảng 30 phút. Đến mỗi chỗ đặc-biệt, hướng-dẫn viên dừng lại, dẫn-giải các chi-tiết cần biết cho quan khách. Sau khi họ nói, quan khách có quyền nêu thắc-mắc của mình hay muốn hỏi thêm chi-tiết. Nếu dẫn theo trẻ con, xin giử chúng và đừng để chúng làm ồn hay làm phiền người khác. Nếu cần thông-dịch lại cho người khác, xin nói nhỏ và tốt nhất nên lùi lại phía sau đoàn. Chú ý đến bước chân mình vì có những cầu thang bậc bước rất thấp, không giống cầu thang bình-thường. Quan khách có thể chụp hình, quay phim tùy thích, không cấm.

Ngoài việc đi xem ngôi nhà này ra, chúng ta còn được xem hàng trăm vật triển lãm trong Gift shop, nhất là nhiều loại súng trường Winchester và rất nhiều đồ cổ, những dụng-cụ xây-cất, các skateboard, kềm búa, cưa kéo, dụng-cụ làm vườn, các tài-liệu liên-quan đến ngôi nhà, card postal, ...

Hiện nay, ngôi nhà này do thành-phố San Jose quản-lý, tu-bổ và bảo-trì để cho du-khách đến thăm viếng, là địa-danh lịch-sử số 868 của tiểu-bang California, là một nơi du-lịch nổi tiếng của thành-phố San Jose, được bảo-tồn như một di-tích lịch-sử quốc-gia, còn là một trong các trung-tâm du-lịch của liên-bang, được ghi danh vào Sổ Địa-Danh Lịch-Sử Quốc-Gia vào năm 1974. Các bảng quảng-cáo cho ngôi nhà này được dựng tại các xa-lộ liên-bang I-680, I-280, I-101 để du-khách có thể dễ dàng nhận thấy.


Quý vị có thể viếng Website: www.winchestermysteryhouse.com

Ngày Cuối Tháng Mười - Hoàng Lan Chi


Sáng hôm nay trời CA mới đúng là thu. Bầu trời hơi xám và tiết trời chỉ hơi se lạnh. Thế là lại cuối tuần. Thì thời gian vẫn trôi nhanh như thường lệ.
Tuần trước khi tôi viết “Chữ nghĩa lỉnh kỉnh” thì “người trong cuộc” trả lời ngay. Ông nói rằng Chữ nghĩa mà lỉnh kỉnh thì nếu có "chết" cũng chỉ "chết" người đọc. Nhưng cuộc đời mà "lỉnh kỉnh" vì "lầm một tiếng đàn chữ nghĩa", sẽ chết cuộc đời. Hay chết để sống nghĩa là không chết thì không sống. Tôi trả lời rằng ai lầm một tiếng đàn chữ nghĩa thì ráng mà chịu. ( tôi không cố tình đàn chữ nghĩa nhé!) Còn người ngoài cuộc thì không hiểu. Làm sao mà hiểu được nếu như không có tâm hồn sâu sắc, và chịu khó đọc mẩu đối thoại để thấy “hai chú cháu” chúng tôi đang “triết lý” với nhau dù chỉ là triết lý vụn.
Hôm nay là ngày cuối của tháng Mười. Trong những ngày cuối, không phải tôi “đập gương xưa tìm bóng” mà là lục computer xưa tìm những ngày tháng cũ.
Thế này không phải là dễ thương sao? Tháng Mười của tôi gửi ra vào một ngày đã qua, không xưa lắm và một “sư huynh” đáp.


Tháng muời riêng em

Tháng tám qua đi rồi tháng chín
Anh nhắc chuyện gì tháng mười cơ ?
Saigon lá đổ chiều mây xám
Ai biết tháng mười có mình em

Ừ nhỉ xa nhau ngàn vạn dặm
Làm sao anh biết tháng mười xưa
Có nàng áo trắng ngây thơ quá
Thổi nến cho từng mỗi ước mơ

Nầy ngọn nến hồng cho tình cũ
Từ thuở sinh viên ghế giảng đường
Nầy ngọn nến vàng cho tình mới
Mơ ước một ngày Hậu với Vương!

Ừ nhỉ đêm nay hai mươi đó
Thời gian vó ngựa cứ mờ bay
Ngọn nến đêm nay em không thổi
Anh ở muôn trùng nào có hay !


Kỷ niệm cho riêng mình 20.10.2202

Hoàng Lan Chi

Sư huynh viết cho tôi liền tù tì hai bài:

THÁNG MƯỜI SẮP HẾT

Tháng 10 sắp hết, Em yêu ơi!
Sao nhớ Em thương, nhớ quá trời ,
Nhắm mắt, để hồn Anh tưởng tượng:
Thấy Em đưổi bắt lá vàng rơi

Tháng 10 sắp hết, Em yêu ơi
Sao nhớ dáng ai, nhớ tiếng cười ,
Gió ơi ! Đừng thổi chiều nay nhé,
Là lúc hồn ta thấy chơi vơi ...

Tháng 10 sắp hết, Em yêu ơi
Ta cách xa nhau bởi số trời,
Ngày xưa, Anh nhớ, Em có nói :
Hai đứa chúng mình, chỉ "duyên" thôi !

Tháng 10 sắp hết, Em yêu ơi
Anh chẳng thèm tin số trên trời!
Trèo lên mang số về trái đất ,
Đổi lại, hai ta kết hợp đôi .

Tháng 10 sắp hết, Em yêu ơi
Gió lạnh chớm đông đã về rồi ,
Sao khuya lặn hết, trăng còm cõi,
Mình anh nện gót, đội sương rơi

Tháng 10 sắp hết, Em yêu ơi
Mưa bay ướt hết tóc Em rồi,
Cúi đầu đặt nhẹ hôn lên trán,
Em níu xuống thành, nụ " hôn môi"!
Tôi yêu câu cuối nhất vì tôi hiểu ý sư huynh trêu tôi. Trong “Bẩy ngày ngà ngọc” của tôi, cô bé trong truyện chỉ thích được hôn trán. Sư huynh đã  trêu níu  xuống thành hôn môi.
Còn đây là bài thứ hai:

THÁNG MƯỜI RIÊNG EM


Anh nhớ ra rồi, người Em xưa,
Chuyện kể Anh nghe, buổi chiều mưa,
Mỗi tháng, một mầu, Em chọn nến,
Đốt lên, Em thổi, một ước mơ!

Tháng 8: Lòng buồn thật vu vơ,
Em giận, đêm rằm, sao trăng mờ ?
Chọn nến mầu lam, mầu vương vấn ,
Thổi cho bay hết chuyện vương tơ

Tháng 9: Nơi đây, gió lạnh về,
Mình Anh đếm bước, ánh đèn khuya,
Một cành khô rớt, nghe đơn chiếc,
Vẳng tiếng chim kêu, lạc lõng bè .

Tháng 10 ! Anh nhớ là tháng 10!
Và nhớ một ngày, ngày 20
Anh thấy lòng mình sao diệu vợi,
Em đừng thổi tắt nến 20 !

Tôi cũng thích câu cuối nhất. “Em đừng thổi tắt nến 20”. Nó gợi cho tôi tựa đề của cuốn truyện của một thời xưa “Cái tuổi 20 lần thứ 20”.
Sư huynh là một người khoa học như tôi nhưng tâm hồn văn chương lai láng nên sư huynh viết thơ rất dễ dàng
.
Thôi nhé vẫy tay chào Tháng Ấy
Mười năm sau nữa Tháng còn không
Mười năm nến tắt hay không tắt
Tình cũng như không dẫu một lần

Rừng Gió California
Hoàng Lan Chi 10/20144

Một kỷ niệm xa xưa - Truyện Ngô Minh Vũ


      Khi tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Ðức, vì thứ hạng không cao, nên tôi chỉ còn được ưu tiên chọn về đơn vị Bộ binh. Sư Ðoàn 5 Bộ Binh chịu trách nhiệm vùng Bình Dương, Phước Long và Bình Long và bộ Chỉ huy Sư đoàn đóng tại Phú Lợi, tương đối gần Sàigòn, nên tôi tình nguyện về đơn vị này.
Không hiểu nguyên do gì mà tôi lại được bổ nhiệm về đại đội Thám Kích Xâm Nhập (TKXN) thuộc Phòng 2 Sư Ðoàn.
Theo cấp số, mỗi Sư đoàn có một Đại đội Trinh sát, riêng Sư đoàn này lại có thêm Đại đội TKXN. Sau này tôi mới biết là Đại đội này được thành lập do đề nghị của Đại úy Tú, Trưởng phòng 2 SÐ. Nhiệm vụ chính của Đại đội TKXN là yểm trợ phòng 2 trong công tác sưu tầm tin tức nơi vùng địch kiểm soát. Ngoài ra, Đại đội còn chịu trách nhiệm các cuộc hành quân đột kích.
Tư lệnh Sư đoàn lúc bấy giờ là Chuẩn Tướng Phạm Quốc Thuần. Ðại úy Tú, nguyên là Sĩ quan Dù, không hiểu như thế nào mà lại làm Trưởng phòng 2. Do mang dòng máu Dù, nên ông rất năng động; có lẽ vì thế mà ông đề nghị thành lập Đại đội này.
Kể từ khi Đại đội TKXN hoạt động, Phòng 2 Sư Ðoàn 5 được chấm điểm hạng nhất trong công tác Tình báo Vùng 3 Chiến thuật.

***
Như trên đã nói, nhiệm vụ chánh của Đại đội TKXN là yểm trợ Phòng 2 trong việc xác định sự hiện diện của địch trong phạm vi lãnh thổ Sư đoàn. Nói rõ ra, công tác chánh của đơn vị này là xâm nhập vào vùng mà chúng ta nghi là có sự hiện diện của địch.
Nếu Sở Liên Lạc, nằm ẩn mình ngay bên cạnh Bộ Tổng Tham Mưu, chịu trách nhiệm thả người ra miền Bắc, thì nơi đây, Đại đội này cũng nhảy vào lòng địch, nhưng phạm vi thu hẹp hơn, đó là khu 32 chiến thuật. Nói thế không có nghĩa là tôi muốn thổi phòng đơn vị của mình cho được ngang hàng với các vị Anh hùng vô danh kia, mà tôi chỉ muốn tạo một hình ảnh tương tự để chúng ta dễ hình dung việc làm của Đại đội này. Nói chung, Đại đội TKXN không đủ tầm vóc để đem so sánh với công tác của Sở Liên Lạc về mọi mặt. Các vị anh hùng kia, khi ra đi là kể như không có ngày về, trong khi chúng tôi chỉ đi vào lòng địch trong vòng vài ngày cho tới một tuần lễ; bên cạnh đó chúng tôi còn được hậu cứ sẵn sàng tiếp ứng, cứu trợ tức thì.

***
Phương thức xâm nhập mật khu địch tương đối an toàn nhất, là tổ chức một cuộc hành quân lục soát trong ngày, gần khu vực tình nghi có địch. Chiều đến, đơn vị rút về và để lại một bộ phận nhỏ, thường là một Tiểu đội hoặc một toán bảy người, đôi khi có thêm một, hai toán nữa.
Các toán này sẽ âm thầm đi sâu vào khu vực tình nghi để tìm tòi dấu vết địch. Thường thì chúng tôi chỉ đi từ bốn cho đến 7, 8 ngày vì lương khô mang theo có giới hạn.
Sở dĩ phương thức này an toàn nhất là vì khi bắt đầu công tác, chúng tôi đi chung với bạn đồng đội đông đảo nên không ngại những cuộc tao ngộ chiến.
Cách xâm nhập phiêu lưu nhứt là nhảy trực thăng vào mục tiêu. Khi nhảy như vậy, mục tiêu thường sâu trong vùng địch kiểm soát, và khi trực thăng xuất hiện, địch đã nghe biết và báo động. Có lần, chúng tôi vừa sà xuống bãi đáp là thấy ngay bọn chúng chạy tán loạn và ngay cả chúng tôi cũng cầm bằng cái chết trong tay, phải tìm ngay con đường tẩu thoát. Khổ nỗi là lúc bấy giờ Pháo binh không can thiệp gì được vì chiếc trực thăng thả chúng tôi còn đang lơ lửng trên không, cho nên chúng tôi đành chạy trối chết. Chúng tôi gọi cho Đại úy điều hành cuộc nhảy, gởi ngay “phở” lên đầu bọn chúng mà cũng là ngay trên thân mạng của bọn này. Nhờ tìm được một nơi ẩn núp, tạm gọi là an toàn trước mãnh đạn pháo binh, mà chúng tôi thoát hiểm. Làm như thế, chúng tôi chấp nhận cùng chịu chung mức độ rủi ro như địch nhưng thà bị như thế còn hơn để chúng rảnh tay để truy tìm chúng tôi. May mắn là chỗ núp của chúng tôi khá an toàn nên không ai bị "phở" rót trúng, trong khi đó, chúng tôi nghe chúng gọi nhau ơi ới, vừa tránh đạn pháo vừa ra lệnh tìm cho ra chúng tôi; đồng thời chúng cũng lo di chuyển ngay vì địa điểm đóng quân đã bị lộ. Nhờ loạt đạn pháo binh mà lần đó chúng tôi không bị chúng làm thịt. Chúng tôi thừa biết số phận của mình khi bị chúng bắt cho nên chúng tôi thà chịu chết dưới lằn đạn của quân ta hơn là phải chịu chết trong đau đớn dưới sự tra tấn của địch. Lần đó, ngay hôm sau, chúng tôi được trực thăng bốc khẩn cấp vì trên thực tế, chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ là phát hiện sự hiện diện của địch trong vùng nghi ngờ. Ðó là chuyện sau này.

***
Sư Ðoàn 5 BB trong giai đoạn đầu thành lập gồm hầu hết là người Nùng. Ðó là một sắc dân thiểu số nằm ở gần biên giới Việt Hoa. Lúc tôi đáo nhậm đơn vị, Trung úy Đại đội trưởng là một ông già người Nùng tên Ðèo Văn Tý. Vì chiếc lon Chuẩn úy còn sáng chóe, nên tôi được bổ sung về nắm Trung đội 3, do một Trung sĩ nhất thâm niên và dạn dày trận mạc phụ tá. Tuy là Trung đội phó nhưng ông Hạ sĩ quan này đã nhận lệnh ngầm của Đại đội trưởng là “tận tình” giúp đỡ tôi trong lúc chân ướt chân ráo, nếu không muốn nói rõ là huấn luyện tôi thực tập trận mạc.
Bù lại, nhờ có được kiến thức ngoài đời cũng như từ Quân trường, nên tôi cũng nhận được sự kính trọng của người phụ tá. Khi còn ở Quân trường, tôi may mắn được học môn địa hình với một Đại úy có nhiều kinh nghiệm chiến trường. Một trong những kinh nghiệm quí báu tôi học được là cách đi phương giác sao cho không bị lạc mục tiêu. Ông dạy, sau khi lấy phương giác và lên đường, mình phải tìm một địa hình hay địa vật dễ nhận ra tại điểm xuất phát để sau khi di chuyển một lúc, mình sẽ lấy địa hình này làm tiêu chuẩn để đo lại phương giác. Khi đo lại phương giác lúc xuất phát, chúng ta phải cộng thêm hay trừ bớt 3200, tùy theo phương giác lúc khởi hành. Nhờ học được bí quyết này mà tôi đã chinh phục được thuộc cấp trong những ngày đầu ở đơn vị cũng như sau này.
Khi chưa đối diện với thực tế, ta có thói quen xem thường vấn đề. Ðến khi đụng việc mới thấy thực không giống như mộng. Vào rừng già, chỉ di chuyển chừng 5, 7 thước là mất dấu tích điểm khởi hành. Khi di chuyển ta không có cách gì đi đúng được phương giác qui định vì cây cối chằng chịt, chứ đâu có ngay hàng thẳng lối như vườn cao su. Thế nên, kinh nghiệm học được ở Quân trường quả thật đã giúp tôi rất nhiều.

***
Một hôm, Trung úy Đại đội trưởng gọi tôi lên nhận lệnh công tác. Trước mặt ông là tấm bản đồ khu vực Phước Long với những lằn viết chì xanh. Ông cho biết, công điện từ Tổng Tham Mưu cho biết có một Trung đoàn chính qui Bắc Việt vừa xuất hiện trong khu vực này. Thông thường, những tin tình báo từ Tổng Tham Mưu được đánh giá A1, có nghĩa là nguồn tin và nơi cung cấp tin rất chính xác. Tôi nghĩ Bộ Tổng Tham Mưu có được những tin này là nhờ tình báo kỹ thuật của Mỹ và báo cáo của đơn vị 101. Hoạt động của 101 cũng tương tự như Sở Liên Lạc nhưng địa bàn là miền Nam. Nhằm giúp cho Tư lệnh Sư đoàn nắm vững tình hình địch, như nơi đóng quân và hướng di chuyển, để lượng định chiều hướng hoạt động của địch, Đại úy Tú ra lệnh Đại đội TKXN đi thám thính.
Lâu nay, cố vấn Mỹ có nghe nói về hoạt động của Đại đội này nhưng họ không mấy tin lắm, cho nên lần công tác đó, trong mỗi toán của chúng tôi, có một cố vấn Mỹ đi theo.
Sự hiện diện của những anh Mỹ này, kể ra cũng có lợi cho công tác nhưng kèm theo đó, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn.
Về mặt yểm trợ, Phòng nhì được thỏa mãn hầu hết mọi yêu cầu như máy móc truyền tin, lương khô, trực thăng lúc nào cũng ứng chiến để yểm trợ chúng tôi. Bên cạnh đó, các "Con gà cồ" Mỹ sẵn sàng gáy liên tục trên đầu địch. Chúng tôi hoàn toàn vững tâm về mặt này.
Nhưng trong công tác, chúng tôi bị trở ngại rất lớn. Những lần trước, chúng tôi đi một mình rất dễ xoay trở. Trước khi đi, chúng tôi được biết trước sự hiện diện của các đơn vị địch. Thông thường, một vài người trong toán được trang bị AK, vì lúc bấy giờ chúng tôi đóng vai lính cơ động Tỉnh của VC.
Trong rừng, VC có những đơn vị Chính qui Bắc Việt, cơ động Tỉnh. Bọn cơ động Tỉnh, nhiệm vụ giống như Địa phương quân của ta, gồm người miền Nam. Bọn du kích thì lẻ tẻ, gồm dân địa phương, có khi sống trà trộn trong dân chúng.
Vì nhiệm vụ của chúng tôi là khám phá sự hiện diện của lực lượng chính qui Bắc Việt nên vai trò cơ động tỉnh dễ cho chúng tôi qua mặt bọn Bắc Việt. Chúng tôi phải biết rõ tên cấp Chỉ huy địch, tuy thật sự không cần thiết khi phải đối đầu với quân chính qui vì chúng chẳng biết ai là ai; nhưng rủi khi chạm bọn cơ động thì phải biết cách đối đáp. Ví như khi công tác Phước Long, chúng tôi phải thuộc lòng tên tuổi, cấp bậc, cấp Chỉ huy của các đơn vị cơ động thuộc hai tỉnh Bình Long và Phước Long. Chạm đơn vị Bình Long thì phải đóng vai đơn vị Phước Long. Nếu nói trật thì dễ bị khám phá vì bọn cơ động là người miền Nam nên không dễ nói láo với chúng.
Nay có kèm theo mấy ông mũi lõ này thì hết đường nói dóc. Cán binh VC mà sao lại có Mỹ và lại trang bị toàn là M16 và PRC25 ? Ðấy là cái khổ của chúng tôi.
Cái khổ thứ hai là máy truyền tin của Mỹ rất mạnh, ban đêm tiếng nó khè nghe xa cả cây số. Luật hành quân của Mỹ (Với tinh thần dè dặt, tôi xin thưa trước, những gì tôi biết về cách hành quân của đơn vị bạn, chỉ giới hạn trong công tác này mà thôi) là mỗi đầu giờ họ phải báo cáo về phòng hành quân và máy phải mở thường trực để nhận lệnh trên. Vào rừng ban đêm, một tia lửa bằng cây nhang cũng giúp cho địch khám phá sự có mặt của ta, một tiếng tằng hắng nhỏ cũng đủ chết vì đôi khi hai bên cách nhau không đến 20 thước nhưng không hề biết sự hiện diện của nhau. Tôi phải yêu cầu viên Trung sĩ Mỹ thông báo cho bộ phận trực nơi phòng hành quân của họ là không nên liên lạc với chúng tôi; chỉ khi nào cần thì chúng tôi sẽ gọi. Khi dừng quân qua đêm, tôi báo cáo tọa độ khả nghi địch có thể xuất hiện để tác xạ yểm trợ khi cần, ngoài ra đừng bao giờ liên lạc với chúng tôi. Tuy thế mỗi đầu giờ, chúng tôi vẫn phải bấm cần liên hợp, theo ám hiệu riêng để giữ liên lạc liên tục.
Như đã nói, sự hiện diện của những người bạn to xác làm chậm tốc độ di chuyển nhưng nhờ vậy mà họ tin tưởng sự hoạt động của chúng tôi. Lúc đi một mình, bảy người chúng tôi chia làm hai toán nhỏ, thay nhau dẫn đường. Hai toán này không cách xa nhau mấy. Nay có anh mũi lõ, hai toán phải cách nhau khá xa, và toán có anh ta bao giờ cũng đi phía sau để lỡ khi chạm địch thì kịp lánh mặt. Cũng vì thế mà chúng tôi đi chậm lại.

***
Sau khi bay trên trời hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi được Đại úy chỉ huy ra lệnh chuẩn bị. Một trong ba chiếc UH đang lơ lửng trên không bỗng nhiên sà thấp xuống một vùng trảng trống, chiều dài mỗi bề không quá một cây số. Khi trực thăng còn cách mặt đất chừng hai thước, bọn tôi phải nhảy xuống đất. Trên đầu gió lộng ào ào, tiếng động cơ chác chúa, chúng tôi bất kể mọi sự, cấm đầu phóng ngay vào bìa rừng. Mạng sống của chúng tôi bấy giờ giao cho ông Trời. Chỉ trong tích tắc, chiếc trực thăng đã nghiêng mình lượn trở lên trên không, phóng theo hai chiếc bạn để yểm trợ họ thả hai toán còn lại, thuộc Trung đội của tôi.
Vào được bìa rừng mà không bị chúng hốt, chúng tôi cầm chắc là đã qua mặt được Diêm vương, ít nhứt là 80%. Các bạn tôi, nhanh như những con sóc, bố trí ngay vòng đai quan sát để bảo vệ trong khi tôi xác định điểm đứng và hướng đi.
Tôi liên lạc ngay thượng cấp :
- Tám đây chín gọi, trả lời.
- Tám nghe.
- Diều hâu đang kiếm gà, trả lời
- Tốt.
- Số nhà Thanh Thúy phải ba lẻ một, xuống hai chấm năm trả lời.
- Tốt lắm, tiếp xúc gia chủ. Hết.
Kể từ giờ đây, chúng tôi chẳng những xa cách đời sống thị thành mà còn phải sống lẻ loi, cô độc, không được liên lạc với thượng cấp, đồng đội dù đang cùng chung công tác.

***
Như đã biết, Đại úy trưởng Phòng nhì nguyên là Sĩ quan Dù nên chúng tôi sử dụng mật hiệu liên lạc truyền tin giống như các Thiên thần Mũ đỏ.

Trong phạm vi hành quân, Ban ba chọn sẵn, thường là hai điểm chuẩn và đặt tên là rượu, ca sĩ, thuốc lá, hoặc Tỉnh, Thành v.v… Tên các điểm chuẩn này thường là ám chỉ tổng quát một thể loại nào đó như vừa kể.
Hôm ấy, hai điểm chuẩn làm mật hiệu liên lạc là Rượu và Ca Sĩ; vì thế nên tôi báo cáo điểm đứng của mình là Thanh Thúy (Ca sĩ Thanh Thúy) về phía Ðông ba chấm một, phía Nam hai rưởi.
Những lần liên lạc khác, tôi không dùng Thanh Thúy nữa mà đổi tên ca sĩ khác, miễn là ca sĩ, như Thành Ðược, Hùng Cường v.v… Tên nghe thì khác nhưng vẫn là một điểm chuẩn. Khi chọn điểm chuẩn rượu thì chúng tôi thay nhau gọi nào là Martell, rượu đế, Ông già chống gậy v.v…
Sau khi báo cáo xong, chúng tôi ngồi yên, ẩn mình thật kín, quan sát chung quanh thật kỹ và thật lâu, có khi một hai tiếng đồng hồ để xem động tĩnh. Lúc bấy giờ chúng tôi còn gần với trảng trống nên có thể quan sát xa các phía kia. Lúc nãy tuy nói là chúng tôi đã qua mặt được Diêm vương ít ra cũng là 80%, nhưng thật ra, lúc bấy giờ chúng tôi tự biết mình là những con gà con đang bị những cặp mắt cú vọ theo dõi.
Thời gian lúc bấy giờ tựa như ngưng đọng, trái với lúc bắn nhau chí chóe với địch, say trong thuốc súng, thời gian qua mau, qua mau không ngờ.
Ngồi như thế, lúc đầu tâm trí còn tập trung để phản ứng nhanh nếu bị địch hốt. Sau đó chừng nửa tiếng, liền quên mất hiểm nguy trước mắt mà lại nhớ về phố thị, với những cuộc vui trác táng, rượu chè, em út. Bấy giờ lòng thấy chán nản chứ không còn nét ngang tàng, láu cá, tưởng mình như ông trời con, khi ngà ngà say ngả ngớn bên cạnh các em. Ðúng là đời không có ngày mai.
Tôi bấm ống liên hợp mấy lần, theo mật hiệu để báo cáo lên đường. Hạ sĩ Dềnh bắt đầu dò dẫm cất bước. Tuy không thấy dấu hiệu về sự hiện diện của địch nhưng chúng tôi vẫn thận trọng từng bước đi. Tiếng gãy của một cành cây khô trong rừng im vắng không khác gì tiếng kèn xe; trong khi ấy, địch có thể cách chúng tôi không quá mười thước.
Thế nên chúng tôi di chuyển rất chậm, có khi cả hai ba tiếng đồng hồ mới được một cây số. Cái khó của chúng tôi là không được di chuyển trên đường mòn, di chuyển sao cho không để lại dấu vết.
Một trong những hiểm nguy chờ đợi mà chúng tôi không thể tránh né là điểm nước. Chúng tôi phải di chuyển gần những con thanh xà (Dòng nước trên bản đồ) để tự túc nước uống và cũng để phát hiện địch, vì địch cũng cần nước như chúng tôi. Do đó chúng tôi cũng dễ bị địch phát hiện.
Mỗi lần lấy nước, một anh bạn đồng đội phải cầm tất cả bi đông của toán, trườn ra gần dòng nước, phải là một nơi ẩn khuất như là bụi cây, chứ không phải thoáng như bãi biển Vũng Tàu. Tuyệt đối không gây tiếng động nhưng không phải dễ vì khi nước tràn vào bi đông, không khí bên trong tranh nhau chạy trốn gây nên tiếng ục ục. Thế nên lấy nước trong hoàn cảnh này cũng là một “Nghệ thuật”, một kỹ thuật tự lực cánh sinh để thoát hiểm.
Hôm ấy, chúng tôi nghỉ qua đêm cách nơi đáp không quá hai cây số. Rừng về đêm, nhất là rừng sâu sao mà âm u như địa ngục. Tôi chưa ghé thăm địa ngục lần nào trong kiếp sống này nên cảnh tượng đêm nay đối với tôi không khác chi địa ngục mà tôi tưởng tượng. Tiếng côn trùng rả rít, thỉnh thoảng tiếng chim gì không biết, nó kêu to như xé nát màng đêm, khiến chúng tôi, tất cả đều thấy lạnh tóc gáy. Khổ thay, hầu hết bọn chúng tôi đều là những tay nghiện thuốc; thế mà phải chịu nhịn ghiền qua đêm.
Chúng tôi chỉ được ngồi dựa vào gốc cây để ngủ tạm chứ không được nằm. Mọi tiện nghi, dù là tiện nghi của một người lính hành quân cũng phải xếp qua một bên. Chúng tôi không được căng võng, không được trải Poncho để ngả lưng. Mọi người đều được chia phiên gác. Bấy giờ Sĩ quan không phải đi ký sổ gác như thường tình. Lúc bấy giờ, chúng tôi đã vượt xa chế độ Xã hội Chủ nghĩa mà thực sự hòa mình trong thế giới đại đồng; mọi người bình đẳng trong cảnh ngộ này.
Ðêm nặng nề nhưng lại thư thả dần trôi như trêu cợt bảy chàng hiệp sĩ bất đắc dĩ. Mãi khi nghe tiếng chim lao xao báo thức, chúng tôi khai thác ngay phút giây “hỗn độn” này để tiếp tục lên đường. Chờ đến khi trời thật sáng, chúng tôi mới dám dừng chân, tận hưởng hương vị điếu “Bastos” với chút cà phê đen, nguội ngắt được tưng tiu cất kỹ từ khi còn ở hậu cứ. Nương theo sương khói của núi rừng, chúng tôi nén khói thuốc thật sâu tận đáy phổi để sau đó thả ra từ từ chứ không được hút ào ào như người “thế tục”.
Sau khi thỏa mãn những đòi hỏi của thân xác, nào là điểm tâm, chúng tôi còn phải thải ra những chất thừa của cơ thể. Mọi động tác đều phải theo qui củ.
Chiều hôm ấy, tức là ngày thứ hai của chuyến công tác, chúng tôi khám phá được một còn đường mòn. Ðây là một con đường mòn khá cũ. Tưởng cũng cần nói thêm là, trong rừng sâu, vì là vùng chúng kiểm soát nên sự di chuyển của chúng không như chúng tôi. Và cho dù có muốn cũng không được vì với một đại đơn vị, từ cấp trung đoàn trở lên, không sao không để lại dấu vết khi di chuyển.
Khi khám phá thấy con đường mòn, chúng tôi dừng chân, bố trí và phái người bò ra quan sát. Ðối với việc này tôi phải đích thân đảm trách vì dù sao tôi vẫn phải nhận lãnh trách nhiệm. Hơn nữa, tôi phải hướng dẫn người bạn to con quan sát tận mắt để sưu tầm tin tình báo.
Tôi và viên Trung sĩ Mỹ bò nhẹ nhàng đến bên cạnh con rắn điu điu, ám chỉ con đường mòn. Trước khi bò ra, tôi phải bố trí hai nhóm, mỗi nhóm hai người đi “tiền đồn” ở hai đầu mục tiêu. Hai đứa chúng tôi bò đến gần con đường mòn, ẩn mình thật kín trong bụi cây, áp tai trên đất để lắng nghe tiếng động di chuyển. Mọi sự vẫn như tờ.
Bọn chánh qui Bắc Việt chỉ di chuyển ban đêm, ban ngày chúng dừng quân. Biết thế nhưng chúng tôi vẫn lắng nghe tiếng bước di chuyển của địch vì bọn địa phương dẫn đường thường đi do thám ban ngày. Sau gần một tiếng đồng hồ ẩn mình trong bụi rậm, chúng tôi bò ra gần sát con đường mòn. Chỉ cần một nhánh cây khô bị gãy cũng giúp chúng tôi lượng định tình hình. Tầm mắt chúng tôi đảo từ gần đến xa, từ trái qua phải thật chậm. Tôi phát hiện có dấu lá cây bị giẫm tuy đã cũ nhưng không quá lâu. Chúng tôi vội lánh xa con rắn điu điu.
Tôi báo cho người bạn Mỹ biết là đêm nay chúng tôi sẽ trải dọc theo con đường mòn này. Sau đó, chúng tôi tiếp tục quan sát địa thế, xác định điểm đứng và tìm địa điểm thuận lợi để bố trí nhân sự đêm nay. Tôi căn dặn đồng đội cách ứng phó và điểm tập trung nếu bị thất lạc hoặc khi bị địch khám phá.
Chúng tôi chia làm ba toán. Người bạn Mỹ, tôi và người mang máy ở giữa, Hạ sĩ Dềnh cùng với một người bạn đồng đội trấn phía Bắc, hai người còn lại quan sát phía Nam con đường. Tuy nói là trải dài nhưng thật ra khoảng giữa hai đầu không quá mười thước.
Sau khi ấn định vị trí cho anh em, chúng tôi rút ra xa con đường để ăn chiều, nghỉ ngơi. Khi nắng chiều sắp tắt, chim bay về tổ lao xao. Nương theo những tiếng cựa mình của rừng thẳm, tôi liên lạc về nhà, báo cáo số nhà qua đêm.
- Tám đây chín gọi, trả lời.
- Tám nghe, trả lời.
- Nhậu nếp than, trái hai ly rưỡi, trên hai ly ba, trả lời.
- Có gì lạ, sao còn lẩn quẩn ở địa chỉ cũ, trả lời.
- Thấy dấu con rắn điu điu, bò song song với con rắn lục, đang theo dõi, trả lời.
- Tốt, cố gắng và thận trọng, trả lời.
- Hết.
Anh bạn Mỹ cũng lo phần liên lạc với đơn vị của anh ta. Tôi không quên dặn anh thông báo cho họ số nhà những nơi mà tôi yêu cầu để rót "phở" khi cần. Tôi chấm sẵn tọa độ cho từng điểm để khi cần chúng tôi sẽ không lập lại tọa độ. Người bạn Mỹ cho biết ở nhà sẵn sàng thỏa mãn yêu cầu yểm trợ. Tôi yên tâm phần nào.
Thú thật lúc bấy giờ tinh thần chúng tôi rất căng thẳng, nhất là viên Trung sĩ Mỹ. Những người bạn đồng đội của tôi, tuy dày dạn chiến trường nhưng vì kiến thức Quân sự có giới hạn nên họ chăm chú nghe lệnh và nhất nhất làm theo.
Kể từ giờ phút ấy tôi chấm dứt liên lạc với cấp trên nhưng họ phải trực máy 24/24. Tôi yêu cầu anh bạn Mỹ cũng làm tương tự vì như đã nói, ban đêm, tiếng máy khè nghe rất lớn.
Tất cả nhắm mắt dưỡng thần, tuy rất khó nhưng vẫn cố vì chưa biết đêm nay có chợp mắt được chút nào không. Bóng đêm phủ chụp chúng tôi thật nhanh. Ba toán chúng tôi về vị trí. Muỗi rừng tuy không chích chúng tôi nhưng tiếng vo ve của chúng cũng làm mình khó chịu. Thỉnh thoảng tôi phải thoa thêm thuốc chống muỗi.
Ban chiều, chúng tôi đã dọn dẹp chỗ qua đêm để tránh gây tiếng động lúc trở mình hay di động. Cành cây và lá khô đều được dọn sạch. Thời gian nặng nề trôi, tôi thấy thèm điếu thuốc lạ lùng nhưng đành chịu nhịn.
Rừng về đêm cộng thêm sự tịch mịch càng tăng thêm sự rùng rợn. Lúc gần 10 giờ, tôi phát hiện có tiếng động giống như lá khô bị giẫm cùng lúc ấy tổ phía Bắc cũng giựt dây báo động. Tinh thần căng thẳng đến độ tôi như ngừng thở. Tôi giựt dây báo động cho tổ phía Nam và được họ trả lời cho biết họ cũng đã nghe tiếng động. Thế là tôi tạm yên tâm nhưng cơn lo khác lại đến là rủi một người nào đó gây tiếng động như là ho, tằng hắng thì chỉ có nước chết.
Tiếng giẫm chân trên lá khô càng rõ dần. Tôi thò tay khều vào lòng bàn tay người bạn Mỹ, vừa trấn an anh ta mà cũng là để tự cảnh giác mình. Tôi bấm ống liên hợp để thông báo cho nhà biết tôi đang cận kề địch. Họ chỉ nhận được tín hiệu của tôi mà không được hỏi lại vì tôi điều chỉnh nút âm độ đến mức tối thiểu. Tôi nghĩ là cấp trên ở nhà cũng đang hồi họp chờ đợi tín hiệu của tôi.
Màn đêm nơi rừng núi gần như che khuất thị giác của tôi. Tôi cố mở to mắt nhưng vẫn không thấy gì. Chúng tôi hoàn toàn trông cậy vào thính giác. Tôi căn cứ vào tiếng động của cành và lá khô bị giẫm để phỏng tính hướng di chuyển cũng như quân số địch.
Tôi nghĩ địch quân đã được huấn luyện cách di chuyển ban đêm sao cho ít gây tiếng động nhưng như chúng ta biết, hầu như Chính phủ VNCH chỉ kiểm soát được khu Thành thị. Vùng nông thôn và rừng núi về đêm hoàn toàn ngoài vòng kiểm soát của quân ta. Thế nên địch không áp dụng kỷ luật di chuyển chặt chẽ lắm. Thỉnh thoảng chúng tôi có nghe tiếng họ liên lạc nhau.
Trước đó mấy ngày, Phòng nhì Sư Ðoàn nhận được bản tin A1 của Tổng Tham Mưu về sự hiện diện của địch cấp Trung đoàn trong khu vực mà chúng tôi hiện đang công tác. Ðối chiếu hồ sơ trận liệt, cấp trên quyết đoán chúng là Trung đoàn 275. Nhiệm vụ của chúng tôi là tìm số nhà của chúng. Giờ này ở nhà chắc đang định vị số nhà mới của chúng để ước tính tình hình cũng như khả năng và ý đồ của địch trong tương lai gần.
Bấy giờ khoảng 12 giờ đêm, trăng hạ tuần bắt đầu lố dạng đâu đó. Chỉ thấy rừng đêm trở nên mờ ảo, tầm nhìn của chúng tôi bớt bị giới hạn nhưng việc này lại gây khó khăn cho chúng tôi hơn vì địch có thể khám phá sự hiện diện của chúng tôi nhờ ánh trăng. Trong hoàn cảnh này, địch làm chủ tình hình, chúng tôi trở thành đặc công. Lúc bấy giờ, nếu có ai cho vàng bảo ngủ chúng tôi cũng không ngủ được.
May sao, chị Hằng có lẽ vì mặc cảm bị khuyết tật nên không thích chường mặt lâu dài, vội nép mình sau lớp mây mù. Không hiểu chị Hằng 
đã làm gì mà tiếp theo đó là vài tiếng gầm gừ của lão Thiên lôi, cộng thêm vài tia chớp từ xa. Tôi thầm cám ơn Trời Phật.
Khoảng nửa giờ sau, mưa bắt đầu rơi. Tiếng tí tách của mưa chạm lá rừng giúp chúng tôi thoải mái trở mình. Trong khi đó, tiếng chân di chuyển của địch giờ đây được kèm thêm tiếng sột soạt của những tấm ni lông chạm vào nhau.
Mưa vẫn rơi và địch tiếp tục đi. Thỉnh thoảng chúng tôi giựt dây liên lạc nhau để cảnh giác. Quả thật cơn mưa đã giúp chúng tôi rất nhiều nhưng gây khó chịu cũng không ít. Toàn thân ướt mèm. Cái lạnh lẩn quẩn quanh thân nhưng không trấn áp được nỗi lo sợ trong lòng. Mãi đến khoảng 2 giờ đêm, tiếng địch di chuyển thưa dần và dứt hẳn. Tuy thế chúng tôi vẫn giữ nguyên vị trí cũ và chịu đựng cơn lạnh. Giá mà kéo được một hơi thuốc thì sung sướng biết bao.
Cơn nguy hiểm coi như đã qua nhưng chúng tôi phải trải qua mấy tiếng đồng hồ nữa trong tình trạng như thế cho đến khi gần sáng.
Khi ánh dương rụt rè trở lại với rừng sâu, tôi hỏi ý kiến người bạn Mỹ :
- Mầy nghĩ gì và tính sao ?
Anh ta trả lời nhanh :
- Gọi trực thăng đến bốc về.
Nhiệm vụ của anh ta là muốn kiểm chứng việc làm của Phòng nhì Sư Ðoàn. Nhiệm vụ của toán là phát hiện địch. Giờ đây chắc hẳn là các tên cố vấn Mỹ không còn nghĩ là Phòng nhì Sư đoàn báo cáo không đúng sự thật.
Thực tế, chúng tôi đã chu toàn trách nhiệm, khám phá sự hiện diện của địch. Chúng tôi phải đi thêm vài cây số nữa đến một cái trảng trống để trực thăng bốc về.
Những phút giây nghẹt thở được đền bù bằng mấy ngày phép và mặc sức mà đấu láo khi bắt đầu ngà ngà hơi men !

Ngô Minh Vũ