Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Điểm Một Số Tin Đáng Chú Ý trong tuần


K8406.jpg
  • WikiLeaks tố cáo Hoa Kỳ nghe lén một số lãnh đạo Nhật (RFA) - Sáng hôm qua từ Nhà Trắng, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gọi điện thoại nói chuyện với Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe để thảo luận về việc cùng cộng tác nhằm đối phó với những khó khăn do thị trường chứng khoán Trung Quốc gây nên.
  • Tại sao Tập Cận Bình thích Mô hình Singapore ? (*) (BoxitVN) - Trước đây trong ĐCSTQ đã có những người từng chủ trương đi theo con đường thứ ba là theo Chủ nghĩa xã hội dân chủ với mô hình Thụy Điển nhưng vì ĐCSTQ lo ngại khó duy trì được vai trò độc tôn của mình nên xu hướng đó không trở thành hiện thực. Ngày nay Tập Cận Bình và ĐCSTQ đang theo đuổi một chương trình cải cách hướng tới mô hình Singapore, vì họ hình dung từ Singapore ra viễn cảnh tương lai sẽ là thế độc quyền của ĐCSTQ sẽ tại vĩnh viễn trong một xã hội tư bản thịnh vượng .
    Nhưng họ đã không hiểu đúng về di sản của ông Lý Quang Diệu để lại. Cách thức quản trị đất nước Singapore của ông Lý gọi là mô hình Singapore, thường được các nhà cai trị độc tài miêu tả sai thành hình ảnh của một chế độ độc đảng độc tài đứng trên một nền kinh tế thị trường tự do. Họ thường viện dẫn mô hình Singapore của ông Lý để biện minh cho sự kiểm soát chặt chẽ xã hội của mình và các nhà cầm quyền Cộng sản ở Trung Quốc là những người hay viện dẫn nhiều nhất.
  • Cổ phiếu Trung Quốc giảm liên tục trong 5 ngày (RFA) - Cũng liên quan đến tài chánh kinh tế, hôm nay cổ phiếu Trung Quốc sụt giảm thêm 1,3%, cho dù Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã giảm lãi xuất cho vay để trấn an giới đầu tư.
  • Hiệu Ứng Trung Quốc (RFA) - Sau nhiều hoài nghi, kịch bản Trung Quốc có thể tăng trưởng thấp hơn đang trở thành hiện thực, nhất là từ các biến động tài chính tại Trung Quốc đã làm thị trường thế giới chao đảo từ Á Châu qua Âu Châu đến tận Bắc Mỹ trong mấy ngày liền.
  • Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc không phanh (BoxitVN) - Trong một năm nay, thị trường chứng khoán chính của Trung Quốc ở Thượng Hải đã ở trên một chuyến đi roller coaster với những sự trồi sụt rất lớn: chỉ số của thị trường này đã tăng hơn gấp đôi hồi tháng 6, lên tới 5.100 điểm, mặc dù nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, và ngày hôm nay, chỉ số này xuống thấp hơn mức 3.000 điểm, tương đương với múc của một năm trước.
    Khi thị trường bắt đầu tuột dốc hồi tháng 6, chính phủ đã tìm đủ mọi cách để cung cấp cho thị trường điều mà mô tả là “một nguồn cung ứng tài chánh hết sức dồi dào”. Và sự hỗ trợ đó đã kéo dài suốt tháng 7 cho đến đầu tháng 8. Nhưng bây giờ chính phủ dường như đang khoanh tay đứng nhìn và điều đó khiến cho những người đầu tư loại “cò con” cảm thấy lo lắng.
  • Xe hơi nguyên chiếc và phụ kiện xe hơi (BoxitVN) - Khi xưa, gia đình Peugeot khư khư muốn giữ quyền quyết đoán trong tập đoàn PSA Peugeot Citroen. Họ vẫn giữ nhiều mẫu mã của hai bộ phận Peugeot và Citroen và đầu tư vào các phương tiện sản xuất bên Trung Quốc. Điểm tới hạn của công ty lên cao và trở thành một rủi ro công nghiệp. Khi khủng hoảng tài chính năm 2008 bùng nổ thì PSA gặp nhiều khó khăn. Để trả nợ họ đã phải kêu gọi các nhà đầu tư góp thêm vốn. Từ năm ngoái, thành phần cổ đông chính gồm bởi gia đình Peugeot, Nhà nước Pháp và Dongfeng, một hãng xe hơi Trung Quốc, mỗi đối tác giữ 14 phần trăm cổ phần. Bây giờ phải có sự nhất trí của cả ba cổ đông này thì mới có thể phủ quyết thay vì khi xưa chỉ có một mình gia đình Peugeot. Trong khi đó thì Faurecia, một công ty con của PSA chuyên sản xuất phụ kiện cho ngành xe hơi, phát triển rất mạnh, giá trị cổ phiếu được niêm yết tăng lên ngùn ngụt.
  • Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á (Kỳ 11) (BoxitVN) - Richard Spratly 170 năm trước tự do săn lùng bất cứ mảng biển nào mà ông nghĩ rằng sẽ đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Đèn và môi ở Châu Mỹ và Châu Âu sáng lên với dầu và các thành phần Mỹ phẩm mà ông và những người săn cá voi của các nước giàu có khác thu hoạch được. Kết quả là sự suy giảm thảm khốc của dân số cá voi. Việc tìm kiếm một loại dầu khác và nỗi lo sợ về xảy ra một cuộc đấu không quy tắc tương tự cuối cùng đã dẫn các chính phủ trên thế giới tới việc đồng ý với các quy tắc về cách phân chia tài nguyên biển thế giới. Nhưng ở Biển Đông việc săn lùng dầu đang còn tiếp tục là một nguồn bất ổn lâu dài ... như chúng ta sẽ thấy kế tiếp.
  • Lãnh đạo Việt Nam tài đức hơn người? (BoxitVN) - Tinh hoa của đất nước là những người tài đức nổi trội trong cộng đồng dân tộc. Muốn cho đất nước phát triển về mọi mặt, phải tuyển chọn những người tài đức nổi trội nhứt ngồi vào ghế lãnh đạo – chỉ huy. Đã 40 năm qua, Đảng CSVN (Đảng) luôn hết sức “thận trọng” về việc kén chọn người tài đức cử vào bộ máy chính quyền.
    Khi giành được quyền lãnh đạo đất nước, Đảng xem các đảng viên của mình đều là tinh hoa dân tộc, có tài đức hơn người. Sợ dân chúng kém hiểu biết chọn lầm người, “tạp chất” sẽ lọt vào bộ máy cầm quyền, Đảng “thận trọng” dùng thể thức “Đảng chọn, Dân bầu” ra Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp. Từ Quốc hội, Hội đồng Nhân dân hình thành bộ máy chính quyền chuyên chính của Đảng, vì Đảng. Thế là bộ máy chính quyền được Đảng chọn toàn là “tinh chất” gồm những đảng viên tài đức hơn người?.
  • Phỏng vấn người đầu tiên “biểu tình” trước cổng Bộ Giáo Dục – Đào Tạo (BoxitVN) - Bức ảnh của tôi đơn thuần là một hình thức thực hiện quyền biểu đạt ý kiến của mình. Tôi chỉ muốn nhắn tới các bậc cha mẹ và các em học sinh, thậm chí là những người không có liên quan nhiều đến cuộc thi lần này, rằng: Hãy thể hiện quan điểm của mình trước các vấn đề xã hội, thay vì chỉ biết kêu than, vì đó không những là quyền của chúng ta, mà còn là cách chúng ta giúp chính quyền hiểu được nhu cầu của dân chúng và hoàn thiện chính sách sao cho hợp lý nhất.
    Lần này cũng thế, tôi rất mong muốn có thật nhiều người ý thức được quyền và trách nhiệm của mình trước các vấn đề xã hội để cùng lên tiếng, cùng biểu đạt ý kiến để thay đổi xã hội theo hướng tốt hơn.
  • Kỳ tuyển sinh 2015 (RFA) - Vừa qua sự kiện kỳ tuyển sinh 2015 được toàn nước nhắc đến vì đây là kỳ thi đầu tiên của Việt Nam được ghép hai kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học vào thành một. Theo bộ giáo dục và đào tạo là nhằm làm giảm áp lực thi cử và tránh gây lãng phí cho xã hội.
  • Bài viết bổ túc cho bài “Giáo dục với học phí và nhà nước với ngân sách, thế nào cho phải lẽ?” (BoxitVN) - Theo bảng thống kê cùa Worldbank [2] thì 2011 Mỹ chi cho giáo dục là 5,4% GDP tính ra là 814.086 triệu US$ hàng năm, và VN chi cho giáo dục là 6,3% GDP tính ra là 7731,5 triệu US$. Và nếu tính theo đầu người thì Mỹ chi 2553US$/người riêng cho giáo dục, còn VN cũng tính theo đầu người thì con số chi cho giáo dục xấp xỉ là 83US$ hàng năm. Nếu đem so sánh số tiền bằng US$ này của hai nước thì Mỹ đầu tư cho giáo dục tính theo đầu người gấp 31 lần số tiền VN đầu tư cho giáo dục. Tính ra, VN đầu tư cho giáo dục chỉ bằng 3% của Mỹ cho mỗi đầu người. Điều này có tác động gì đến đời sống dân nghèo mà đặc biệt là ở cấp 1, cấp 2, cấp 3? (Việc này người viết trong khuôn khổ sẽ bàn ngắn ở dưới). Một tỷ lệ rất đau lòng.
  • Thư gửi Quách Tiên sinh IT – Bộ GD&ĐT (BoxitVN) - Là Cục trưởng Cục IT, Tiên sinh thừa biết thế nào là tính toán phân tán, đặt máy chủ ở nhiều nơi, học sinh truy nhập vào nơi gần nhất, thay vì hỏi máy chủ ở phố Đại Cồ Việt (Hà Nội), nơi có văn phòng của Tiên sinh và Cục Khảo thí. Hiện nay Cloud Computing ứng dụng cũng đơn giản, phần an ninh mạng được đảm bảo bởi Tiên sinh có đệ tử là anh Quảng Bphone.
    Hạ tầng CNTT của Việt Nam thuộc vào mạnh nhất khu vực, nhưng để xử lý một lúc cho hàng trăm ngàn người vào đồng thời thì chưa có giải pháp nếu như không phân tán các máy chủ. Nếu tính trước những khó khăn thì hệ IT của Bộ Giáo dục không đến nỗi dặt dẹo như từng xảy ra. Xem website của Bộ GD cũng thấy thiết kế đã cổ lỗ lắm rồi.

    Không tin là ngành IT của Bộ được đầu tư nhỏ giọt vì tòa nhà IT cạnh Bộ GD đứng từ xa vẫn thấy lừng lững trên đường Tạ Quang Bửu. Dùng tiền thuế của dân mà không phục vụ dân sẽ phải nghe lời oán thán thấu trời xanh.
  • Mùa tuyển sinh 2015, vì sao vỡ trận ngay từ đầu? (RFA) - Mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2015 vừa qua gây nên rất nhiều hoang mang không những cho cả thí sinh và người nhà của các cô cậu cử nhân tương lai, mà còn là sự bức xúc của rất nhiều những người quan tâm đến nền giáo dục nước nhà. Đài Á Châu Tự do chúng tôi có loạt bài phóng sự nói về sự kiện này
  • Việt Nam ứng phó tốt với biến động kinh tế, nhưng không chủ quan (RFA) - Thú Tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, nói rằng chính phủ đã đưa ra những phản ứng tốt và kịp thời để đối phó với biến động kinh tế toàn cầu, nhưng đồng thời cũng cảnh báo cần phải có những phương án khác nhau, kể cả phương án xấu nhất để đương đầu với mọi tình huống.
  • Dừng thu tiền bản quyền quốc ca (BBC) - Trước áp lực dư luận, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch gửi công văn về việc dừng thu tiền bản quyền tác phẩm “Tiến quân ca”.
  • Ngành chăn nuôi còn phải đối mặt với nhiều khó khăn (RFA) - Ngành chăn nuôi VN gần đây được nhắc đến nhiều qua vụ sản phẩm thịt gà Mỹ nhập vào VN bán với giá rẻ đến mức Hiệp hội Chăn muôi Gia cầm Đông Nam Bộ đòi kiện Hoa Kỳ về chuyện bán phá giá; tiếp đến là thách thức mà ngành này phải đối diện khi VN tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương-TPP
  • CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 48) (BoxitVN) - TRONG KHI THẾ GIỚI ĐANG CHÚ Ý theo dõi tình hình Berlin thì có tin nhà độc tài cai trị Bulgaria 30 năm bị lật đổ trong một cuộc đảo chính gọn gàng, có kế hoạch.
    Nhà độc tài Todor Zhivkov không bị lật đổ vì quyền lực nhân dân trên đường phố như ở Berlin. Ông cũng không thương lượng để thoái vị như người cộng sản đã làm ở Ba Lan và Hungary. Ông mất ngôi trong một cuộc cách mạng cung đình do một nhóm nhỏ những tay chân cao cấp nhất của ông tiến hành.

    Một trong những kẻ bợ đỡ ông trước đây, giờ tham gia nhóm đảo chính, nói Zhivkov có “bản năng ‘đánh hơi nguy hiểm' như một con lợn rừng”. Nhưng nhà độc tài thối nát ở thủ đô Sofia này lại xem thường những âm mưu chống lại mình, vì nếu không, ông đã tìm cách ngăn cản. Tuy vậy, cuối cùng ông đã phải ngoan ngoãn ra đi, vì sợ bị giết.
    Có một trùng hợp thích đáng là biểu tượng của chế độ cộng sản già nua rệu rã ở Sofia đã bị lật đổ hai tiếng trước khi Bức tường Berlin sụp đổ. Cả hai đều yếu hơn người ta tưởng nhiều.
  • Ngôi làng Việt Nam giữa lòng nước Pháp (RFI) - Cách đây 60 năm, 1.500 người xứ Đông Dương là những quân nhân hay công chức phục vụ cho chính quyền thuộc địa Pháp đã được « hồi hương » về sinh sống trong một khu làng nhỏ Noyant-d’Allier nằm giữa miền trung nước Pháp. Những người Pháp gốc Việt đó đã dựng nên một khu làng Việt độc đáo, nay trở thành điểm thu hút du khách đến thăm.
  • Dân chúng yêu cầu TT Malaysia giải trình 700 triệu dollars trong tài khoản (RFA) - Tin từ Malaysia cho hay một cuộc biểu tình quy mô với cả chục ngàn người tham dự sẽ diễn ra tại thù đô Kuala Lumpur trong 2 ngày cuối tuần này, đòi Thủ Tướng Najib Razak phải trả lời câu hỏi tại sao số tiền 700 triệu dollars lại được chuyển vào chương mục cá nhân của ông.

Không có nhận xét nào: