Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

(Điểm báo Pháp 25.9.15) Đức Giáo Hoàng làm lu mờ Chủ tịch Trung Quốc Tú Anh

media
Giáo hoàng trên ban công điện Capitole, chào công chúng bằng tiếng Tây Ban Nha.REUTERS/Carlos Barria
Hungary, nỗi nhục của châu Âu, xã hội đen thống trị khu chòi di dân ở vùng bắc Pháp, huy động công luận cứu một thanh niên Ả Rập Xê Út sắp bị chặt đầu vì biểu tình chống vương triều, Mistral chuyển hướng về Ai Cập, chiến dịch cứu nguy Volkswagen bắt đầu, Đức Giáo Hoàng đánh thức lương tâm người Mỹ và phủ bóng Tập Cận Bình. Trên đây là những tựa lớn của báo chí Pháp ngày hôm nay 25/09/2015.<!-->
Những hứa hẹn kinh tế của Tập Cận Bình và tấm lòng nhân ái của Phanxicô, báo chí Pháp nghiên hẳn về Đức Giáo Hoàng khi so sánh hai chuyến viếng thăm diễn ra cùng một thời điểm tại Hoa Kỳ.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEielhdy5LmL_lRB761L0e-3lN-YgRlPeNtS3gI4MdUT9OfJKYeVK1g3bESCw1jvV-XuND2r6xxXg2suZU56C9C9fWpLY1QPDBWqpNpZA4S8YJvR1tp1j7q-vh3CJMEWf5rMPGdUifgJSQA/s1600/Chao+mung+Giao+Hoang.jpg
La Croix và Le Figaro đều ghi lại : tại Cuba cũng như tại Hoa Kỳ, nơi nào Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh đến yếu tố con người, bao dung với những người bất hạnh, những di dân mưu tìm đất sống. Nhật báo Công giáo khẳng định là Giáo chủ Giáo hội Hoàn vũ đã đánh thức lương tâm người Mỹ khi tại Quốc hội ngài kêu gọi các vị dân cử đừng quên và hãy xứng đáng với « giấc mơ nước Mỹ », đừng quên gốc di dân của chính họ đã góp phần xây dựng nên nước Mỹ ngày nay. Qua bốn nhân vật lịch sử, hai người Tin lành và hai người Công giáo : cố tổng thống Abraham Lincoln, biểu tượng của tự do, mục sư Martin Luther King, của quyền bình đẳng, của Dorothy Day vì công bằng xã hội và linh mục Thomas Merton, đối thoại cởi mở, Đức Giáo Hoàng nhắc lại một nguyên tắc vàng trong Kinh thánh : Những gì mình muốn người khác làm cho mình thì mình cũng phải làm cho người khác như vậy. Không cần phải đưa ra một cương lĩnh chính trị, chỉ qua 4 nhân vật lịch sử của Mỹ, Đức Giáo Hoàng kêu gọi bỏ án tử hình, cấm bán vũ khí, tôn trọng công bằng xã hội, bảo vệ gia đình. Đối với Đức Giáo Hoàng, giấc mơ nước Mỹ là cho xã hội một chân trời tươi sáng, một niềm hy vọng.
Theo La Croix tổng thống Mỹ đã cám ơn Đức Giáo Hoàng về « món quà hy vọng » mà ngài đem lại cho thế giới. Chỉ trong một thời gian ngắn, Tòa thánh đã thúc đẩy tiến trình hòa giải Mỹ -Cuba và bản thân Cuba, được sự khuyến khích của Giáo Hội giúp cho hai phe xung khắc tại Colombia, chính phủ và du kích cực tả ký kết hiệp định hòa bình, mà La Croix dành cho hai trang báo.
Cũng trong chiều hướng này, nhật báo cánh hữu Le Figaro đưa ảnh dân biểu Mỹ đứng dậy vỗ tay hoan nghênh những đoạn hay trong bài diễn văn. Khi Đức Giáo Hoàng kêu gọi các dân biểu , nghị sĩ « bảo vệ nhân dân », là ngài muốn thông điệp này đến tai, đến mắt tầng lớp trung lưu, những con người ngày ngày lao động lương thiện để mang về cho gia đình một bữa ăn, để tiết kiệm, từng bước xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình của mình ». Giáo Hoàng La Mã rất hoài nghi thành phần ưu quyền đặc lợi, do vậy ngài đến nơi nào cũng đều tìm cách tiếp xúc trực tiếp « quần chúng bình dân » .

Chủ tịch Trung Quốc bị phủ bóng nhưng Boeing nộp mạng miệng rồng
Loài rồng phương Đông (Ảnh: Internet)
Trong khi nguyên thủ của Nhà nước Vatican bé nhỏ được chú ý như một siêu sao thì chuyến đi thăm nước Mỹ của lãnh đạo cường quốc thứ hai thế giới Tập Cân Bình được mô tả là « bị phủ bóng » cho dù hai người không bao giờ gặp nhau, theo nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos.
Về thành công của chủ tịch Tập Cận Bình thu hút Boeing mở một nhà máy tại Trung Quốc, Le Monde trong bài « nộp mình vào miệng rồng »phân tích : Boeing không thể làm gì khác trước tấm ngân phiếu 38 tỷ đôla, mua 300 máy bay. Tác giả lưu ý là trong cuộc chạy đua vào Trung Quốc, trước Boeing đã có Mc Donell Douglas, nhưng bị thất bại triền miên. Boeing còn bị AirBus bỏ xa một đoạn đường dài, xây một nhà máy tại Thiên Tân từ 2008. Tuy nhiên, Le Monde cảnh cáo : mục tiêu của Trung Quốc khi mời gọi kỹ thuật tây phương từ xe hơi cho đến xe hỏa cao tốc là để phát triển sức mạnh riêng của Trung Quốc.
Do vậy, đừng hy vọng hão huyền chiếm được thị trường hàng không Hoa lục với viễn ảnh 950 tỷ đôla trong tương lai. Nói cách khác, là các tập đoàn công nghiệp hàng không tây phương khi vào Trung Quốc là « nộp mạng vào hàm rồng ».

84% dân Trung Quốc : Bắc Kinh là chế độ tham nhũng
alt
Le Figaro, trong trang tranh luận, có vẻ hoài nghi khả năng vững mạnh của Trung Quốc. Marc Ladreit de la Charrière, chủ nhân tập đoàn tài chính và địa ốc Fimalac của Pháp lý giải trong bài « Tập Cận Bình đi tìm luồng gió mới » : Trong khi khẩu hiệu từ nhiều năm nay của chế độ Bắc Kinh là « ổn định » thì chỉ cần tăng trưởng trong tương lai chậm lại thì mọi thành quả tan thành mây khói. Con đường cải cách sẽ rất dài và không là một dòng sông êm ả như Bắc Kinh hy vọng. Liệu Tập Cận Bình có đủ khả năng duy trì được thỏa hiệp bất thành văn với thành phần trung lưu, càng ngày càng đông, tạm thời chấp nhận bị giới hạn tự do chính trị đổi lấy bảo đảm về công ăn việc làm và tăng thu nhập. Tương lai Trung Quốc, theo tác giả, tùy thuộc vào khả năng Tập Cận Bình tái chinh phục được niềm tin. Tính chính đáng của họ Tập sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hiện đang xuống thấp và cần một xung lực mới từ nước Mỹ.
Thế nhưng, theo nhật báo Les Echos, chuyến công du của ông Tập Cận Bình bị Đức Giáo Hoàng làm lu mờ. Hầu hết ống kính truyền hình chạy theo Giáo chủ Tòa thánh. Trong khi đó, một kết quả thăm dò ý kiến người dân Trung Hoa do Pew Research thực hiện với 3.649 công dân Trung Quốc , công bố chiều thứ tư càng làm xấu đi hình ảnh của nhà lãnh đạo. 84% người dân được hỏi ý kiến cho rằng chính quyền Trung Quốc là một chính quyền tham nhũng. 75% bất bình nạn ô nhiểm môi trường và hố sâu phân cách giàu nghèo.

Số phận của một thanh niên Ả Rập Xê Út gây phẫn nộ

Ali Mohammed al-Nimr, who has been sentenced to death in Saudi Arabia, faces imminent execution.
Ali Mohammed al-Nimr, who has been sentenced to death in Saudi Arabia, faces imminent execution. Photo: Supplied
Số phận của một thanh niên Hồi giáo 21 tuổi thuộc hệ phái Shi-a ở Ả Rập Xê Út sắp bị chặt đầu, phơi thây gây bất bình trong công luận.
Trên trang nhất, Le Monde kêu gọi thế giới và giới lãnh đạo tây phương cứu người thanh niên có nụ cười hiền và đôi mắt ranh mảnh , bị kết án tử hình chặt đầu phơi thây vì « tội » biểu tình chống chế độ năm 2012. Le Figaro cho biết, trước ngày thủ tướng Pháp công du Ả Rập Xê Út, Paris đã lên tiếng xin quốc vương Salman ân xá cho Ali Al-Nimr. Tất cả các đảng chính trị tại Pháp từ tả đến hữu đều thúc giục chính phủ Pháp lên tiếng. Liệu quốc vương Salman có lắng nghe áp lực trong và ngoài nước nhất là từ Paris hay không ? Theo Le Figaro, Ryad hứa đầu tư vào nước Pháp 50 tỷ euro để cám ơn đồng minh tây Âu này ủng hộ Ả Rập Xê Út trong các cuộc khủng hoảng từ Syria, Yemen cho đến hồ sơ hạt nhân Iran. Đó là chưa kể 2 tỷ đô la tài trợ cho Ai Cập mua hai chiến hạm đa năng Mistral của Pháp sau khi hủy hợp đồng với Matxcơva. Paris không muốn gây « bất hòa »với Ryad nhưng hy vọng quốc vương Salman nhân lễ Hồi giáo Aid El Adha tha mạng cho cậu bé. Thân phụ của Ali đã cảnh báo, nếu con trai bị hành quyết thì hệ phái Shi-a sẽ nổi dậy. Một người chú bác của Ali Al-Nimr, lãnh đạo phong trào phản kháng, cũng bị lãnh án tử hình. Gia tộc của Ali thuộc hàng có thế lực, nếu Ali bị hành quyết, toàn thể các tỉnh có hệ phái Shi-a sẽ bốc lửa.

Vận tải hạm đa năng Mistral về Ai Cập
tau2-3531-1443019411.jpg
Về tương lai của hai chiến hạm đa năng bán cho Ai Cập, Le Monde dự báo là Cairo, một khi nhận hàng vào giữa năm tới sẽ sử dụng để giúp Ryad hành quân tại Yemen. Chính phủ nước này đã trở về cố đô cũ Aden ở miền nam nhờ có sự trợ giúp của không lực liên quân Ả Rập do Ả Rập Xê Út dẫn đầu. Thủ đô Saana vẫn còn do phe Houtu thân Iran nổi dậy kiểm soát.
Cuối cùng, hồ sơ di dân vẫn nóng bỏng tại Châu Âu. Libération lên án chính quyền cánh hữu Hungary và đòi trục xuất Budapest ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu vì thiếu nhân đạo với đoàn người tị nạn. Le Monde, hôm nay dành nhiều trang báo để tìm hiểu vì sao 5 triệu dân Syria bỏ nước ra đi. Le Figaro trở lại vùng Calais, sát biển Manche hướng qua Anh Quốc nơi mà từ 10 năm nay hàng ngàn di dân Afghanistan, Irak, châu Phi rình rập cơ hội leo lên xe tải sang Anh. Theo Le Figaro, khu vực này đang nằm trong tay của một số băng đảng người Albani, Congo và Irak kiểm soát. Ngay thị trưởng thành phố Téteghem than phiền là bản thân ông đã bị dọa giết.

Không có nhận xét nào: