Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Vài hàng về Angus Deaton – Giải Nobel kinh tế 2015 - Nguyễn Hoài Vân

Angus Deaton

Thói quen tiêu thụ của người nghèo
Ngược lại với những tin tưởng lúc ban đầu của mình, Deaton khám phá ra rằng khi có một nguồn lợi tức phụ trội, người nghèo không ưu tiên mua những món hàng mà người ta nghĩ là họ cần, thí dụ thức ăn trong trường hợp suy dinh dưỡng, mà có khuynh hướng dùng món tiền có thêm ấy cho những hàng hóa không thực dụng.<!->

Điều này kiểm chứng một phát biểu nổi tiếng của Oscar Wilde : « Hãy cho tôi những điều phụ thuộc, tôi sẽ bất cần những thứ cần yếu ».

Hệ quả của khám phá này là khi giúp đỡ người nghèo, nên trao tặng họ những hiện vật hơn là tiền mặt.

Tăng GDP không gia tăng tình trạng sức khỏe

Nói chung, tình trạng sức khỏe của người dân, được đo lường bởi những chỉ số chính xác không liên hệ đến sự tăng trưởng GDP, một yếu tố nằm trong định nghĩa của « phát triển ». Tại nhiều quốc gia, tình trạng sức khỏe của dân chúng nói chung, gia tăng nhiều năm trước khi GDP bắt đầu đi lên. Tại những quốc gia khác, người ta ghi nhận những chỉ số tương đương về tình trạng sức khỏe, mặc dù GDP của các nước này có chênh lệch một cách đáng kể.

Deaton nhận xét rằng tình trạng sức khỏe trong dân chúng gia tăng do hai yếu tố :
- sự gia tăng lợi tức của người nghèo
- và những chính sách y tế công cộng sáng suốt

Tiến bộ là động cơ của bất công

Tiến bộ trong hiểu biết hay tăng trưởng phú hữu đều ưu tiên làm lợi cho những người đã có sẵn hiểu biết và phú hữu. Điều này được nhận thấy trong lãnh vực y tế (một quan tâm của Deaton), cũng như trong các lãnh vực khác, như giáo dục.

Sự phân phối không đồng đều này còn làm hại cho các tầng lớp yếu kém khi một phần quá lớn ngân sách bị đưa vào các chi tiêu như quốc phòng, hay khi quá nhiều ưu đãi được dành cho lợi tức tư bản tài chính.

Hạnh phúc và Tiền bạc

Tiền bạc có làm cho người ta hạnh phúc hay không ? Angus Deaton cùng với Daniel Kahneman (Nobel kinh tế 2002), trả lời là có. Nhưng với một giới hạn, là mức thu nhập 75 ngàn Đô La một năm!

Đó là kết quả của một nghiên cứu được công bố ngày 7 tháng 9, 2010,  trên « Proceedings of the National Academy of Sciences », dựa trên một thống kê được thực hiện bởi viện Gallup, qua 450 ngàn câu trả lời thăm dò mức độ hạnh phúc của 1000 người Mỹ.

Phân tích kết quả này, các tác giả cho biết là vượt quá mức thu nhập 75 ngàn Đô La một năm, cảm giác hạnh phúc sẽ không gia tăng. Sự bớt lo lắng hay bớt đau khổ cũng không suy giảm.

Chúng ta cần có tiền, nhưng không cần ... giàu có!

Nguyễn Hoài Vân

Không có nhận xét nào: