Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

ỚT: Càng cay càng chữa nhiều bệnh?


Ớt, cũng như Tiêu, là một thứ gia vị thông dụng nhất thế giới đã được dùng tại Âu Châu từ bao nhiêu thế kỷ trước, nhưng mãi đến khi Columbus khám phá ra Châu Mỹ và đem Ớt về triều đình Tây Ban Nha, từ đó Âu Châu mới biết dùng Ớt làm gia vị.
traiot
 TÊN KHOA HỌC:
Capsicum annuum, Capsicum Frutescens, C.pendulum và C. pubescens. Đây là 5 loại chính, còn chia ra thêm nhiều loại phụ như C. Frutescents var, saigonensis (Ớt hiểm Việt Nam) v..v..Tất cả đều thuộc họ Solanaceae.<!->
Ớt có rất nhiều tên gọi khác nhau tại Mỹ. Tên thường tùy theo loại. Loại Capsicum annuum cho các loại ớt gọi là Cayenne, Pháp gọi là Poivre rouge. Đông Y gọi là Lạt Chiếu. Trong khi đó C. frutescens cho loại Ớt Tabasco, và C. Chinense cho loại Ớt Hades Habaneros. Còn Paprika cũng từ loại C. annuum nhưng thường trồng bên Âu Châu, nhất là Hung Gia Lợi.
ĐẶC TÍNH THỰC VẬT VÀ LỊCH SỬ:
Nguời Tây Ban Nha khi đi tìm đất mới, khám phá ra Mỹ Châu với hy vọng tìm ra Tiêu, nhưng lại tìm ra một gia vị cay hơn là những quả Ớt đủ màu, vốn mọc hoang trên Lục địa Mỹ Châu. Cho đến năm 1650, Ớt được trồng khắp nơi trên thế giới, từ Á Châu, Âu Châu sang đến vùng Bắc Phi Châu. Tùy theo các điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu mà Ớt thay đổi hình dạng, mùi vị. Và nhiều khi Ớt cũng biến chủng vì do con người lai tạo, Ớt Paprika khi đem tử Mỹ sang Hung đã thay đổi hoàn toàn, bớt hẳn vị cay và trái trở thành to hơn.
Trên phương diện thương mại, C. annuum là loại được phổ biến nhất và được trồng nhiều nhất tại Hoa Kỳ và Âu Châu. Loại này gồm tất cả những thứ Ớt được xem là ngọt Sweet Pepper (Bell Pepper) cùng những Ớt cay khác. Đây là một loại cây hằng niên, mọc thành bụi, có thể cao từ 30cm đến 1m. Hoa đơn độc màu trắng. Quả đa dạng dài từ 1cm đến20cm và màu sắc thay đổi từ lúc màu xanh hay vàng khi còn non cho đến màu nâu đậm rồi đỏ gạch khi chín. Quả sốp có chứa nhiều hạt dẹp. Quả có thể hình tròn hay bầu dục. Khi trồng ở những vùng có khí hậu mát, lạnh, Ớt có vị dịu hơn như các loại Ruby King và California Wonder (Bell pepper) dùng trộn ăn salad.
Loại C, frutescens, tiêu biểu là Tabasco, thuộc loại cây lưỡng niên có thể cao đến 2m, mọc thân chia nhánh, hoa màu xanh nhạt mọc thành từng đôi. Loại này thường được trồng ở những vùng nóng ẩm Hoa Kỳ. Quả hình bầu dục dài không quá 80cm, màu từ Cam đến Đỏ.
Các loại khác ít có giá trị hơn về mặt thương mãi. Tuy nhiên loại C. chinense lại cung cấp những loại Ớt thật cay.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Tỷ lệ các hoạt chất thường thay đổi tùy loại Ớt. Những chất chính là:
Capsanthin (0.1%) là một sắc tố loại Carotenoid màu đỏ, vàng. –Capsaicin (tran-8-metyl-N-vanilly-6-nonenamide) (0,5 – 2%) đây chính là hoạt chất tạo vị cay của Ớt. – Sinh tố C, đặc biệt nhất nếu tính theo tỷ lệ trích từ trọng lượng thì Ớt có chứa nhiều sinh tố C hơn Cam, Chanh. Chính vì nhờ ly trích Vitamin C từ Ớt Paprika mà bác sĩ người Hung Szent-Gyogyi đã đoạt được giải Nobel năm 1937.
Nên chú ý đến danh từ Capsicum Oleoresin. Đây là hợp chất trích tinh từ Ớt màu đỏ nâu xậm, chứa khoảng 100 hóa chất khác nhau gồm nhiều Alcohols, carbonyls, carboxylic acid và terpenes. Hợp chất này chưa được tiêu chuẩn hoá nên đôi khi có thể chứa nhiều tạp chất chưa được xác định.
ĐẶC TÍNH DƯỢC HỌC VÀ CÔNG DỤNG:
. Khả năng giúp tiêu thực:
Ớt giúp tiêu thực bằng tác dụng kích thích sự bài tiết nước bọt và dịch vị. Nước bọt chứa phân hoá tố giúp sự phân cắt các phân tử Carbohydrate, trong khi đó dịch vị chứa acid và các phân hóa tố khác tiêu hóa thực phẩm. Trái với những ý nghĩ thông thường là ăn Ớt sẽ hại bao tử, một thí nghiệm mới đây nhất được công bố trên The Journal Of The American Medical Association cho thấy các nhà nghiên cứu đưa ra một máy Video Camera tí hon vào bao tử để xem và so sánh tình trạng bao tử sau khi ăn nhạt và ăn thực phẩm thật cay với Ớt Jalapenos. Kết quả cho thấykhông có sự khác biệt nào ở vách bao tử cả.
Khả năng trị tiêu chảy:
Do tác dụng kháng sinh, Ớt có thể giúp cầm tiêu chảy nhất là các trường hợp tiêu chảy do nhiễm độc thực phẩm.
Khả năng giúp thông tiểu:
Ớt có thể tác dụng gây sự co thắt bắp thịt nơi bọng đái và đường tiểu, do đó gây ra phản ứng buồn tiểu. Điều này cho ta thấy sự kết luận sai lầm của Đông Y là Ớt có khả năng gây kích thích tình dục. Các tu sĩ tại Tây Ban Nha thời trước đã khuyên thổ dân tránh dùng Ớt để khỏi bị cám dỗ về tình dục.
Khả năng trị nhức đầu kinh niên:
Từ hàng thế kỷ, các y sĩ đã khuyên bệnh nhân nên thoa Ớt vào các chỗ đau nhức để làm dịu bớt cơn đau.
Sự sưng khớp xương cùng với sự hủy hoại mô tế bào nơi sưng là một tiến trình phức tạp liên hệ đến một số hóa chất trung gian (mediators) như Interleukin-1 (II-1); IL-6 và IL-8, MCP-1 (Monocyte chemotactic Protein), Yếu tố ngăn chặn Leukemia (LIF) và Protaglandins (PGE-2). Các Neuropeptid, như chất P, làm trung gian chuyển vận các tác dụng thần kinh trên tiến trình sưng viêm và biến dưỡng của mô tế bào liên kết. Chất P đóng vai trò rất quan trọng trong sự đau nhức và sưng khớp xương. Chất P này hiện diện nơi các sợi thần kinh không bao bọc bởi myelin, chính các sợi thần kinh này đã phân bố cảm giác đến các sợi gân, mạch máu và mô sốp nơi khớp xương. Khi một tế bào bị hư hại, các sợi thần kinh thu nhận tín hiệu, Chất P được phóng thích gửi tín hiệu đau về óc và chúng ta cảm thấy đau nhức. Ở những người phong thấp và nhức khớp xương, số lượng chất P tại dung dịch Hoạt Dịch nơi khớp (Synovial Fluid) rất cao. Chất P cũng còn kích thích sự phóng thích PGE-2 nơi các tế bào của màng hoạt dịch gây ra sự Sưng Viêm, đưa đến tiến trình hủy hoại Sụn.
Chất Capsaicin trong Ớt có tác dụng làm phân tán, tiêu biến chất P nơi các sợi thần kinh chuyển tín hiệu đau loại C (không có myelin bao bọc) Capsaicin làm tiêu mất cảm giác đau mà không gây thay đổi trong hệ thần kinh.
Khả năng trị đau nơi bệnh Zona (Dòi ăn) – Shingles (Herpes-zoster):
Bệnh Zona, hay Dòi ăn là một căn bệnh xảy ra nơi người lớn, do siêu vi trùng gây ra bệnh Đậu Mùa nơi trẻ em. Siêu vi trùng sống tiềm ẩn nơi người và vì lý do nào đó chưa rõ đã tái xuất hiện nơi người lớn, tạo ra những nốt ngứa, rồi thành mụn nước, gây một vết lở một bên người. Ở người bình thường đủ sức đề kháng, bệnh tự nhiên biến mất sau 3 tuần, nhưng nơi người lớn tuổi, bệnh dây dưa hoài tạo thành đau nhức kinh niên mà y học đặt là Post-Herpetic, neuralgia.
Capsaicin có tác dụng rất hữu hiệu để giúp làm dịu bớt các cơn đau nhức này.
Khả năng trị bệnh đau nhức chân nơi người Tiểu Đường:
Người mang bệnh Tiểu Đường, khi đến giai đoạn biến chứng thường có cảm giác nhức mỏi, đau đớn nơi cổ chân và nhức buốt bàn chân. Trong một cuộc thử nghiệm trên 277 bệnh nhân từng bị bệnh kinh niên, Crème thoa có chứa Capsicin giúp 70% bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, bớt đau nhức về đêm, gia tang khả năng di chuyển.
Khả năng trị bệnh Nhức một bên Đầu:
Một kết quả công bố trên Environmental Nutrition cho thấy Capsaicin trong Ớt giúp giảm sự đau nhức nơi người bị nhức một bên đầu (Cluster Headache) nhất là những cảm giác đau buốt. Trong thử nghiệm này người bệnh được thoa một chế phẩm chứa Capsaicin trong mũi và trên chóp mũi. Sau 5 ngày thoa thuốc, 75% bệnh nhân thấy bớt đau và bớt các cơn nhức đầu. Tuy cảm giác khó chịu trong mũi xảy ra nhưng cảm giác này tự nhiên biến mất sau 1 tuần lễ.
Khả năng trị bệnh tim mạch:
Viện nghiên cứu American Phytotherapy tại Salt Lake city, Utah đã chứng minh được Ớt có tác dụng làm giảm Cholesterol và giúp sự đóng cục máu tránh được bệnh nghẹt Tim. (BS Mowey)
Chế phẩm Ớt và cách dùng:
Các chế phẩm thông dụng nhất từ Ớt là những thuốc dùng để thoa bóp trị đau nhức. Trước năm 1975, tại Việt Nam, dầu nóng Ấn Độ (Liniment Hindou), Liniment Sloan rất nổi tiếng đều chứa Capsicum Oleoresin, những dầu thoa này giúp máu lưu thông, tạo cảm giác nóng nơi đau và làm quên cảm giác đau nhức.
Chế phẩm quan trọng nhất tại Hoa Kỳ chứa Capsaicin là Zostrix chứa 1% Capsaicin và Zostrix HP chứa 2.5%. Sau khi dùng Zostrix nhớ phải rửa tay, thoa đều mỗi ngày từ 3 đến 4 lần vào chỗ đau nhức. Thuốc tác dụng chậm. Với bệnh đau khớp xương, đôi khi phải mất hai tuần mới cảm thấy dễ chịu. Không nên dùng cho trẻ em dưới hai tuổi. Đối với bệnh nhân Zona (Shingles) chỉ dùng thuốc sau khi các mụn đã lành.
Để giúp tiêu thực ngừa cảm có thể dùng Viên Bột Ớt (Cayenne) mỗi ngày 4 lần, mỗi lần một viên. Cũng có thể dùng ¼ muổng cà phê Bột Ớt trong 200ml nước nóng, lọc và uống sau khi ăn.

D.S Trần Việt Hưng

Không có nhận xét nào: