Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Lá Thư Úc Châu Trang Thơ Nhạc: Ký Ức Tháng 4 (part IV) - TS Nguyễn Nam Sơn

1. Một Mai Giã Từ Vũ Khí: Nhật Ngân - Thái Thanh - Gs TranNangPhung - NNS
<!->
2. Đêm Nhớ Về Sài Gòn: Trầm Tử Thiêng - Elvis Phương - Gs TranNangPhung - NNS
3. Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng: Trầm Tử Thiêng - Khánh Ly - Gs TranNangPhung - NNS
Tình thân,
NNS
Ký Ức Tháng Tư
(i) Ns Tuấn Khanh: 30/4, nói về một cuộc chiến thống nhất khác
Sau khi cá và biển chết, những con người Việt Nam đầu tiên chịu nạn bởi ánh hào quang phát triển XHCN đang bắt đầu quằn quại trên đất liền. Miền Trung giàu có biển khơi sẽ còn nhiều năm nữa nằm trong sự sợ hãi của khách du lịch toàn cầu, bởi sự chọn lựa dứt khoát giữa thép và cá tôm từ chính quyền.
41 năm sau ngày chấm dứt cuộc chiến tranh có tên gọi thống nhất Bắc Nam, vào 30/4 năm nay, nhân dân Việt Nam lại có dịp nhìn thấy một cuộc chiến “thống nhất” khác đang phủ bóng lên quê hương mình: Cuộc chiến âm thầm từ lâu mang bóng dáng của người bạn Trung Quốc.
Chưa bao giờ trên trên toàn Việt Nam, nỗi sợ hãi có tên gọi Trung Quốc đang hình thành rõ như vậy, bao gồm thực phẩm, hàng hoá, văn hoá mới, môi trường, chính trị… Khắp nơi, một cuộc chiến không tiếng súng đang diễn ra nhưng thất bại luôn thuộc về con người Việt Nam.
Mỗi lúc càng không thể chối cãi: nạn ung thư về thực phẩm tăng nhanh trong toàn dân, nền kinh tế lệ thuộc leo thang một cách ngu ngốc vào Bắc Kinh, biển và đất liền bị công khai cưỡng đoạt dần dần, người Trung Quốc di cư ồ ạt và thiếu minh bạch vào Việt Nam, biến nhiều điểm quan yếu của tổ quốc thành tô giới riêng của người Trung Quốc. Thậm chí năm 2016, đã có những nơi chỉ buôn bán, sinh hoạt cho người Trung Quốc và dùng tiền nhân dân tệ, không tiếp người Việt. Giai đoạn mới cuộc chiến “thống nhất” đã đến.
Mới đây, từ thảm hoạ môi sinh kinh hoàng xảy ra ở Vũng Áng, nhiều người Việt vẫn nghĩ rằng Formosa Hà Tĩnh chỉ là công ty Đài Loan. Thế nhưng tiết lộ trên trang web mang tên Trần Đại Quang, tên của chủ tịch nước hiện tại ở Việt Nam, cho biết hệ thống đó hoàn toàn là Trung Quốc.
Tin cho biết, theo công văn số 1407114 của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đề đạt với chính quyền Hà Tĩnh về số lượng nhà thầu làm việc cho hệ thống này, thì trong số 28 công ty thầu, đã có đến 25 công ty Trung Quốc (không phải Đài Loan), chỉ có 3 công ty Việt Nam. Số lượng công nhân Trung Quốc cũng lên đến 10.000 người.
Bài viết trên trang web Trần Đại Quang làm một phân tích ngắn về số tiền đầu tư và cổ phần mà các công ty mang mác Đài Loan đại diện ở Vũng Áng, đã chỉ ra một khoảng trống bí mật, cho thấy các công ty vỏ bọc này sau một thời gian ra mặt đã im lặng rút dần, nhường chỗ cho “ông chủ” mới, ẩn danh, chiếm gần 50% vốn. Nguyên văn của bài viết, khẳng định rằng “Formosa Hà Tĩnh không còn là doanh nghiệp nước ngoài 100% vốn Đài Loan như đã đăng ký”.
Với cái cách hết sức trịch thượng và được ưu ái kỳ lạ, hơn hẳn mọi quốc gia khác trên đất nước này, chúng ta hãy im lặng tự xét giờ đây Formosa Hà Tĩnh là ai. Với cái cách bẻ cong được mọi thứ, đủ sức đẩy được thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân bước ra đọc một thông cáo lừa dối và bệnh hoạn vào ngày 27/4, để bao che tội ác cho Formosa, chúng ta hãy im lặng tự xét giờ đây Formosa Hà Tĩnh là ai. Câu chuyện Formosa giống như là một phần, trong chương trình chiến tranh im lặng “giải phóng” Việt Nam, bắt đầu bằng cuộc tận diệt môi sinh và con người suốt hàng trăm cây số bờ biển.
Sự kiện này chỉ là một giọt nước làm tràn ly, nhắc mọi người dân nhớ rằng từ sau 30/4 của hơn 40 năm trước, về một cuộc “giải phóng” khác từ người bạn Trung Quốc. Và họ đang thống nhất dần dần đất nước Việt bằng chiếm đóng, nạo vét tài nguyên, kiểm soát các điểm trọng yếu quốc phòng, tàn phá thiên nhiêm và sức sống của một dân tộc. Dĩ nhiên, còn phải với sự tiếp tay của những kẻ buôn quê hương, bán dân tộc.
Suốt hơn 40 năm nay, người dân Việt đã “kháng chiến” âm thầm trong ý thức, kể cả với tuyệt vọng. Họ chịu đựng sự đàn áp từ những kẻ có quyền vốn muốn bắt tay, quỳ luỵ với Trung Quốc. Cuộc kháng chiến đủ hình thái, bắt đầu từ việc đặt câu hỏi thắc mắc Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan giờ ở đâu, cho đến xuống đường phản đối chống Trung Quốc giết hại ngư dân Việt, chống đồng hoá và thậm chí tự mình “kháng chiến” mỗi ngày khi bước ra ngõ, đến chợ… đều hỏi nguồn gốc món hàng có phải từ Trung Quốc hay không.
Cuộc kháng chiến để sống sót tự phát đó, nhiều lúc trở thành nghịch cảnh vì bị các quan chức, chính quyền bác bỏ, thậm chí khuyến cáo người dân hãy đầu hàng. Nhân dân bị kêu gọi hãy chấp nhận cuộc “giải phóng” mới bằng ngôn ngữ khốn nạn như thức phẩm độc nhưng ăn được, hàng lậu thối nát Trung Quốc được làm ngơ ầm ầm nhập qua biên giới, các dự án nhận đút lót luôn mời và ưu tiên cho các nhà thầu Trung Quốc xây dựng những sản phẩm tồi tệ chết người trên toàn quốc gia…
Trung Quốc, bằng cách nào đó, đã biến dân tộc Việt Nam thành một quốc gia công dân hạng hai. Bất kỳ ai khi nói về sự sai trái và tàn bạo của họ, chỉ được nói vu vơ là “người lạ”, như một sự kỵ huý. Một sự trấn áp về tinh thần hiện rõ trong truyền thông nhà nước, mỗi khi muốn đề cập nhắc đến đại quốc. Sự trấn áp hiện rõ từ bảng thông cáo vừa qua của Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc Formosa “vô can” với thảm hoạ chất thải hoá học độc hại.
Những ngày cuối tháng 4/2016, những con cá chết nằm dọc bờ biển Việt Nam như những xác người, nhắc cho hàng triệu người nhớ về một cuộc chiến từ năm 1975 đã dừng tiếng súng, nhưng rồi mở ra một cuộc chiến khác khốc liệt hơn. Cuộc chiến không có tiếng súng, chỉ có tiếng vỗ tay, hoa, hữu nghị và những mất mát lớn lao không được nhắc tên. Một cuộc chiến mà toàn dân tộc Việt, đất nước Việt đang là kẻ chiến bại.
Những con cá biển miền Trung đáng thương không có quốc hội để kêu than. Chúng chết lặng lẽ ngay trên bến bờ của hy vọng. Chúng chết ngay tại chỗ đã ngàn đời dung thân. Có khác gì những người dân nghèo ven biển, đen đủi và im lặng cầm trên tay con cá chết nhìn chúng ta như những bóng ma chết oan. Hàng triệu triệu giòi bọ đang lúc nhúc rứt rỉa các thân cá chết lúc này. Những kẻ làm ngơ thảm cảnh hay chỉ muốn cố bám víu quyền lợi Bắc Kinh, cũng đang rứt rỉa sinh lực cuối cùng của quê hương này.
Một cuộc thống nhất khác, ngay từ sau 30/4 của nhiều thập niên trước. Trên tấm bản đồ đầy những điểm đánh dấu sự có mặt của người Trung Quốc, nhân danh thịnh vượng, bạn hãy làm một đường nối tất cả, để nhận ra đó là hình thù một tấm lưới lớn. Chúng ta rồi như cá, không còn đường đến với biển khơi tự do, và chỉ còn được sống – ăn loại thức ăn nào mà họ đã chọn. Như những con cá trong lưới, nhưng chúng ta được chết trong “thống nhất” mà không được giãy giụa hay cất tiếng.
(ii) Thiêm Võ: Tản mạn Tháng Tư
Tháng Tư lại về, năm nay nơi tôi ở có vài cơn mưa nhẹ đổ về bất chợt làm tôi nhớ cơn mưa Sài Gòn ngày ấy. Những ngày cuối tháng Tư năm 1975, trời Sài Gòn u ám, mưa lất phất nhẹ trong cái xôn xao, hỗn loạn của một thành phố đang hồi vô chủ. Nỗi sợ hãi, bi thương, tiếc nuối trong lòng người lan tỏa vào không gian. Rờn rợn như cái rùng mình cuối cùng của một sinh vật trước khi đi vào cõi chết. Thành phố như một ổ kiến bị phá vỡ. Con hẻm nhỏ khu nhà tôi có đông người hơn từ cả tháng qua, đồng bào tỵ nạn từ miền Trung vào, từ Tây nguyên tràn xuống. Nhốn nháo, vội vã và nỗi âu lo hiển hiện trên khuôn mặt mỗi người. Người ta lui tới tìm nhau thì thầm, bịn rịn. Đồng thời bạn bè, chòm xóm cũng bắt đầu trao nhau ánh mắt thăm dò và cái mầm nghi kỵ đã đâm chồi.
Sáng ngày 30 tháng Tư tiếng súng nổ đì đùng. Vài người lính miền Nam chạy vào trong hẻm cởi bỏ quân phục… Ngoài đường phố, những người hơi bạo gan và hiếu kỳ đứng hai bên nhìn đoàn xe tăng Liên Xô phủ đầy lá, mang cờ đỏ sao vàng và cờ nửa xanh nửa đỏ nghiến lên những tiếng kêu đầy hăm dọa trên mặt đường. Xung quanh vài chiếc xe gắn máy chạy theo phất cờ, cánh tay họ đeo băng đỏ, nét mặt “hồ hởi, khẩn trương”. Người trên xe là bộ đội Việt cộng với vẻ mặt còn ngỡ ngàng đến ngờ nghệch và những kẻ lăn xăn chạy theo là người của thời cuộc, bọn nằm vùng và cả những kẻ mang tên ngày – bọn người “30 Tháng Tư”. Đó là lần đầu tiên tôi đối diện với Việt cộng còn sống. Việt cộng, cũng là đồng bào của tôi, mà như có cái gì rất xa lạ, bí hiểm, man man rợ rợ của rừng thiêng chết chóc.
Đó là một kết thúc và cũng là một bắt đầu. Kết thúc của một xã hội tự do dẫu từng ngày phải trải qua chiến tranh đầy máu lửa và bắt đầu những thảm kịch đầy nước mắt. Phỏng tôi có cần phải nhắc lại từng thảm cảnh đó và có đủ giấy mực để ghi lại hay không? Thảm kịch liên tục xảy ra trên đất nước chúng ta 41 năm qua và hôm nay hậu quả của nó đã trực tiếp ảnh hưởng lên mọi người. Phía này phía kia, ai cũng là nạn nhân. Nạn nhân của mất mát, ly tán, tù tội, đọa đày. Nạn nhân của sự ngu muội, sa đọa, chai mòn lương tâm…
Một chút hồi tưởng lại những ngày xa xưa. Ngày đó, cũng như hầu hết những người trẻ khác, tôi cũng mang nhiều hoài bão. Hoài bão lớn nhất là một ngày hết chiến tranh, đất nước thống nhất trong tự do, thương yêu, đoàn kết và nhân tài cả nước sẽ sánh vai nhau góp phần xây dựng tổ quốc. Tôi mơ một ngày kia nước mình sẽ văn minh, giàu mạnh như nước Nhật, nước Mỹ… Trong cảnh hừng hực của chém giết và hận thù, ước mơ của tôi chỉ là điều xa vời, nhưng đó là sự thực mà tôi nghĩ không chỉ có ở riêng tôi. Tôi tin rằng do những năm dài chiến tranh, ngày 30 tháng 4 năm 1975 trong tận cùng trong đáy lòng của mỗi người dân Việt vẫn có không gian cho một tiếng thở phào nhẹ nhõm. Với người dân Miền Nam, chiến tranh đã hết; cái đang đến dù mơ hồ, bấp bênh, đe dọa nhưng bóng ma bất ổn, chết chóc đã đi qua. Thôi thì lịch sử đã sang trang và hãy cố hy vọng cho một ngày mới, niềm hy vọng ấu trĩ, mong manh của người chờ phép lạ.
Nhưng rồi những gì đã xảy ra như mọi người đều thấy. Thay vì là ngày thống nhất, ngày 30 tháng Tư chỉ ghi thêm một dấu mốc đau lòng trong lịch sử dân tộc. Làm sao gọi là thống nhất được khi mọi thứ chưa qui về một mối. Về mặt lãnh thổ, hải đảo vẫn còn trong tay giặc, biên giới đất liền bị mất thêm và về mặt nhân tâm, lòng người vẫn còn ngăn cách. Giấc mơ về một đất nước hòa bình, hàn gắn, đoàn kết, xây dựng đã không tới. Thay vào đó là đọa đày, phân biệt, khủng bố. Dù không còn tiếng súng nhưng tiếng kêu khóc oan khuất trải dài khắp nước mỗi ngày, kéo dài cho đến tận hôm nay.
Người ta thường truyền nhau câu nói của ông Võ Văn Kiệt khi về hưu, rằng “ngày 30 tháng Tư có cả triệu người vui và cả triệu người buồn”. Cả triệu người buồn thì dĩ nhiên rồi, dẫu nay có người đã quên đi, một cách vô tình hay cố ý. Nhưng trong số những người vui, có bao nhiêu người vẫn cứ vui nếu qua năm tháng họ biết được sự thực của quá khứ? Có người nào có lòng trăn trở về thực trạng của đất nước hôm nay mà vẫn cứ vui? Tôi tin con số đó rất nhỏ nhoi, chỉ giới hạn trong những người mất nhân tính.
Hôm nay tôi là một trong số những người may mắn, sự may mắn có phần chua chát của một kẻ đã thoát được ra khỏi quê hương mình. Đời sống của tôi trên xứ người đã ổn định, dù vậy trong lòng tôi vẫn không. Tôi ray rức về thực trạng nước nhà, chỉ đơn thuần vì tôi là người Việt Nam. Đất nước tôi là một phần của cuộc đời tôi vì thế tôi không thể nào thờ ơ khi nghĩ về. Tôi tin rằng tình cảm ấy xuất phát từ nền giáo dục mà tôi hấp thụ từ tấm bé. Tôi yêu đất nước tôi một cách tự nhiên, không mưu cầu và toan tính nào cho cá nhân. Không có gì to tát hay khoa trương khi nói lên điều này.
Bây giờ là những ngày cuối tháng Tư năm 2016, niềm ray rức ấy lại về như sự tuần hoàn của máu. Những ngày này, người tỵ nạn ở hải ngoại hoài niệm về một đại tang, người trong nước tiếp tục oằn mình dưới sự áp bức của cường quyền. Chắc rằng ngày 30 tháng Tư năm nay rồi cũng sẽ như 41 năm qua. Trong nước nhà cầm quyền cộng sản lại tổ chức ăn mừng chiến thắng, ngoài nước đồng bào sẽ tổ chức tưởng niệm ngày Quốc hận… Phải làm gì để ngày 30 tháng Tư đi vào lịch sử mà không trở về hằng năm dằn vặt chúng ta? Ai là người sẽ xoa dịu vết thương này trong lòng dân tộc? Thực tế cho thấy nhà cầm quyền cộng sản không có đủ lương tri để làm điều đó. Thế thì phần còn lại là của tất cả chúng ta, những người con nước Việt trong và ngoài nước.
Nhưng làm gì, với ai, sức lực nào… là những câu hỏi mà tôi thường gặp, tuy cay đắng nhưng rất thực tế. Là một người dân không tham gia tổ chức chính trị nào, tôi cũng mơ hồ về một câu trả lời, chỉ biết chắc một điều như nhạc sĩ Việt Khang đã viết: “Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt đang ngả nghiêng”. Xin hãy đừng bàng quan, hãy làm một điều gì đó dù nhỏ nhoi cho đất nước, cho đồng bào. Xin nguyện cầu cho một ngày thống nhất đích thực. Ngày đó người dân cả nước nắm tay nhau không có phân biệt, không thù hận. Chỉ như thế mới có thể làm phai mờ ngày 30 tháng Tư trong lòng mỗi chúng ta. (San Diego, 4-22-2016 - FB Thiêm Võ)
(iii) Antoine Cuong: Vượt biên
Tháng 4 lại về trong nỗi buồn của những người Việt tỵ nạn và cả những người sống trong bầu khí của "thiên đường xã hội chủ nghĩa" hơn 40 năm nay. Những ngày này, người ta lại nhắc nhở nhau về cái ngày kinh hoàng hơn 40 năm trước. Người tháo chạy, kẻ hoang mang, Sài Gòn hỗn mang trong ngày 30/04/1975.
...sẽ ngày một thăng tiến và phát triển
Thế hệ tôi không chứng kiến những cảnh ấy nhưng nhờ có lịch sử, qua những trang sách và ngày nay nhờ có Internet nên hình dung được phần nào và thấy đau thương, ngậm ngùi cho một chế độ đã bị cưỡng bức vì nhiều nguyên do.
Cứ ngỡ rằng sau cái ngày được gọi là "giải phóng" thì đất nước thống nhất sẽ ngày một thăng tiến và phát triển. Người dân có thể sống yên vui, ấm no và hạnh phúc vì theo nguyên tắc sau chiến tranh thì hoà bình và thịnh vượng phải đến. Thế nhưng, hơn 40 năm nay, năm nào cũng vậy, người Việt Nam ngày một xấu xí, nước Việt Nam ngày càng lạc hậu và kém phát triển. Chúng ta vẫn chưa thoát ra được tình trạng nghèo nàn để tiến bước cùng các nước phát triển trong khi nhìn sang các nước láng giềng, thậm chí có nước từng bị chiến tranh tàn phá nhiều hơn thì nay họ đã tiến thật xa trên xa lộ của tiến bộ và văn minh. Nhìn trên bình diện quốc gia, tôi cho đó là một sự thất bại thảm hại và đau thương khi mà 41 năm sau ngày thống nhất không có mặt nào từ kiến trúc thượng tầng kinh tế, văn hoá, chính trị đến cơ sở hạ tầng đời sống người dân không một chút tiến bộ mà hoàn toàn thụt lùi và lạc hậu.
41 năm trước, người miền Nam tháo chạy, vượt biên trong cơn binh biến thì 41 năm sau, toàn dân Việt Nam vẫn đang tháo chạy khỏi đất nước vì nhiều lý do :
Người có nhiều tiền, tạm gọi là đại gia, đang tháo chạy công khai bằng các diện định cư như EB500, EB300, đầu tư và bảo lãnh. Các cô dâu chú rể, thế hệ thanh niên đang tháo chạy khỏi Việt Nam bằng những tờ hôn thú giả.
Các du học sinh, kho tàng và chất xám của đất nước cũng đang tìm đường tháo chạy để tìm việc nơi xứ người vì hầu như chẳng em nào muốn quay về.
Các gia đình đang râm ran bàn cách cho con cái đi học để chờ ngày không xa theo con định cư nước ngoài...
Và nếu bây giờ có một cuộc khảo sát xã hội về việc người Việt Nam muốn đi hay ở lại quê hương, tôi tin hầu hết đều sẽ trả lời là muốn ra đi.
Vì đâu nên nỗi ?
Vì đâu mà chúng ta phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để tha phương cầu thực nơi xứ người, thay vì ở lại trên quê hương mình để xây dựng một đời sống và tương lai tươi đẹp ? Vì đâu mà vẫn phải quyết định ra đi khi mà người thân của mình vẫn phải oằn lưng sống trên mảnh đất nơi mình sinh ra ?
Thưa vì chúng ta thấy cái viễn cảnh tệ hại của đất nước khi thù trong giặc ngoài bủa vây. Con người phải sống chung với chất độc hàng ngày, dân nghèo thì đói khổ lầm than. Người đấu tranh cho công lý và hoà bình thì bị áp bức. Kẻ ngông cuồng ngạo mạn thì lại được tuyên dương. Công lý không bênh vực cho kẻ nghèo hèn mà nuông chiều kẻ có quyền và tiền. Sống trong một đất nước mà người dân không được bảo vệ, luật pháp không nghiêm minh, chính sách không rõ ràng, kinh tế thì lụn bại và chính trị thì thối nát, thử hỏi có người dân nào có còn muốn sống ở đó ?
Tất cả những thứ đó đang và sẽ là lý do chính đáng để người Việt Nam một lần nữa tìm đường vượt biên bằng cách này hay cách khác. Là một con dân nước Việt, thật đau lòng khi thấy cảnh đất nước bị xâm lăng và dày xéo trên mọi phương diện để những gì gọi là tự hào quốc gia chỉ còn là những ảo tưởng nhưng người dân thì chưa bao giờ được cảm nhận hạnh phúc, tự do và tự hào. Thành quả của nước Việt hôm nay không phải là thành tựu này kia hay kỷ lục này nọ mà đó là nỗi u buồn của cả một đất nước cố tình không chịu phát triển. Hơn 40 năm hoà bình, đất nước tuy thống nhất nhưng chưa có một ngày nào chúng ta có độc lập...(Nguồn : VOA, 21/04/2016)
(iv) Trần Quang Thành & Nguyễn Gia Kiểng: Biến cố 30-4-1975 - Nhớ lại và Suy gẫm
Lời giới thiệu: "Biến cố 30/4/1975 xảy ra cách đây 41 năm. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, biến cố đó vẫn để lại nhiều nhận thức, nhiều thái độ, nhiều cách đánh giá khác nhau. Người Việt Nam vẫn chưa đạt tới đồng thuận về ý nghĩa của biến cố lịch sử này.
Chúng ta còn nhớ cách đây một năm vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày 30/4/1975 thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng còn tung hô ngày 30/4/1975 như một ngày chiến thắng huy hoàng của "toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Việt Nam" và hô to khẩu hiệu "đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào". Ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị ngay một số đảng viên cộng sản kỳ cựu phê phán là lạc điệu.
Kỷ niệm 41 năm biến cố 30/4/1975, từ Paris ông Nguyễn Gia Kiểng, thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, một nhân chứng của biến cố đó và cũng là người đã viết nhiều bài gây chú ý về biến cố lịch sử này đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành".
Trần Quang Thành: Xin chào ông Nguyễn Gia Kiểng!
Nguyễn Gia Kiểng: Chào ông Trần Quang Thành.
TQT: Biến cố 30/4/1975 diễn ra đến nay đã được 41 năm. 41 năm qua cộng sản đã đặt ách thống trị lên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam sau khi đã xâm chiếm được Việt Nam Cộng Hòa. Ngày đó ông Nguyễn Gia Kiểng mới ở tuổi ngoài 30. Ông từng làm phụ tá tổng trưởng kinh tế tức là chức thứ trưởng.
Ngày 30/4/1975 đó ông quan sát thấy điều gì, cảm nghĩ ra sao và hiện nay trong đầu óc ông còn điều gì đáng suy tư thưa ông?
NGK: Những ngày trước và sau 30/4, nhất là ngày 30/4/1975, phải nói là những kỷ niệm "sống để bụng, chết mang theo". Đó là những ngày cực kỳ đen tối mà không một ngôn từ nào có thể diễn tả nổi. Lúc đó chúng tôi bồn chồn, hốt hoảng, thất vọng, tuyệt vọng. Mỗi một ngày thêm một tin khủng khiếp sau khi Buôn Mê Thuột bị thất thủ vào tay quân cộng sản, nhất là sau cuộc tháo chạy hỗn loạn của quân và dân miền Nam trên quốc lộ 7B ; sau đó là Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang… lần lượt theo nhau rơi vào tay quân đội cộng sản hầu như không có một sự kháng cự nào, bởi vì quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã rã hàng và không còn sức kháng cự nữa. Ở miền Nam nói chung và nhất là ở Sài Gòn những người có khả năng, có phương tiện thì tìm cách chạy trốn ra nước ngoài. Cả nước sống trong một không khí tháo chạy hỗn loạn. Không có ngôn ngữ nào có thể tả được.
Cũng như nhiều anh em khác, tôi không ngủ được trong hơn một tháng. Khi nào mệt quá thì thiếp đi, rồi lại thức dậy và bồn chồn, lo lắng. Ngày 30/4/1975 Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Quân cộng sản tràn vào Sài Gòn trong những tiếng reo hò vui mừng cộng với những tiếng súng chào mừng chiến thắng. Phải nói rằng lúc đó sự hân hoan của họ chỉ có thể so sánh được với sự buồn tủi của anh em chúng tôi. Tất cả chúng tôi đều không biết những gì sẽ xảy ra cho mình trong những ngày sắp tới. Bởi vì không nên quên rằng trước đó hai tuần lễ, chiến thắng của quân Khơ-me Đỏ tại Campuchia đã khởi đầu cho một cuộc tàn sát rất dã man các viên chức của chế độ cũ. Riêng cá nhân tôi còn có một lý do đặc biệt để lo sợ hơn người khác bởi vì khi còn ở Paris, trước khi trở về Việt Nam, tôi là một người lãnh đạo phong trào chống cộng tại Pháp và Âu châu; tôi đã từng tranh luận với nhiều người cộng sản, kể cả những người sau này trở thành những viên chức cao cấp của chế độ. Nhưng có một điều rất là lạ sau 30/4/1975 tôi thấy mình ngủ được. Tôi thấy mình bình tĩnh trở lại. Có lẽ vì nghĩ rằng đã mất tất cả rồi, không còn gì để mất nữa, cái gì đến cứ đến. Tôi tự nghĩ mình đã làm tất cả những gì mình có thể làm và cũng không làm điều gì sai trái, không có gì để tự trách mình cả.
Kỷ niệm sinh động nhất mà tôi còn nhớ rất rõ là vào sáng ngày 30/4/1975, lúc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tôi đã lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ úp vào mặt khóc rất lâu. Tôi không khóc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa mà tôi chưa bao giờ đánh giá cao. Tôi đã chỉ muốn dựa vào nó để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản mà tôi cho là rất độc hại cho dân tộc Việt Nam, để rồi sau đó xây dựng một nước Việt Nam khác. Thế nhưng vào ngày 30/4/1975 tôi thấy hy vọng đó đã hoàn toàn tiêu tan. Tôi khóc cho lý tưởng của đời mình. Tôi cũng khóc cho đất nước Việt Nam vì tôi ý thức rất rõ ràng vào lúc đó rằng đất nước Việt Nam bắt đầu đi vào một thảm kịch rất lớn.
Hôm nay nhân dịp nhắc lại những kỷ niệm của ngày 30/4, tôi cũng xin nói lên một điều mà một cách kỳ lạ chưa thấy người Việt Nam nào nói đến. Đó là chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong thất bại thê thảm của nó cũng đã làm được một điều rất phi thường. Lúc đó tôi đang là chủ tịch ủy ban vật giá và tiếp tế ở bộ kinh tế. Anh em chúng tôi đã cố gắng hết sức giữ cho vật giá được ổn định và chúng tôi đã thành công. Cho đến ngày 30/4/1975 sinh hoạt kinh tế vẫn gần như bình thường, vật giá vẫn ổn định. Có thể nói đây là một điều chưa từng có trong lịch sử thế giới. Bởi vì nếu chúng ta nhìn các chế độ sắp sửa bị đánh gục vì chiến tranh trên thế giới, thì luôn luôn trước đó vật giá tăng lên gấp trăm lần, thậm chí gấp ngàn lần. Thế nhưng đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn ổn định, ổn định đến nỗi chế độ cộng sản không thay thế nó và họ còn giữ nó trong gần sáu tháng nữa, đến cuối tháng 9/1975 họ mới thay thế nó bằng một đồng tiền mới. Có thể nói tuy mặt trận quân sự tan rã nhưng mặt trận kinh tế vẫn ổn vững. Sau này tôi có gặp lại một số bạn bè người ngoại quốc có mặt ở Sài Gòn lúc đó, họ cũng nói với tôi rằng đó là một điều không thể tưởng tượng được và làm cho họ rất ngạc nhiên.
TQT: Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng. Ông vừa nói kinh tế miền Nam trong cuộc chiến khá ổn định và vật giá không bị leo thang một cách bất thường. Điều đó cũng làm cho ông rất tự hào. Bây giờ nhìn lại cuộc chiến 1945 – 1975, trong cuộc chiến 30 năm đó mỗi người có một nhận thức khác nhau. Người cộng sản họ bảo đó là cuộc kháng chiến cứu nước. Lúc thì là chống thực dân Pháp, lúc thì là chống Mỹ xâm lược. Nói chung đây là cuộc kháng chiến cứu nước. Họ tự hào đã giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bây giờ họ đặt ách thống trị cộng sản lên toàn cõi Việt Nam. Nhưng nhiều người Việt Nam lại cho đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Một cuộc chiến tranh mà những người cộng sản làm tay sai cho Quốc Tế Cộng Sản, như chính ông Lê Duẩn đã thừa nhận là "đánh cho Liên Xô và đánh cho Trung Quốc". Ông có bình luận gì về cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm, 1945 – 1975, ở Việt Nam ta?
NGK: Lập luận của Đảng Cộng Sản là môt lập luận tự đắc và tuyên truyền trắng trợn mà ta phải bác bỏ. Phải trả lời một cách rất dứt khoát đây là một cuộc nội chiến. Cả hai giai đoạn mà họ gọi là "chống Pháp" và "chống Mỹ" đều chỉ là hai giai đoạn trong một cuộc nội chiến kéo dài 30 năm, bởi vì khi người trong một nước bắn giết nhau trên một qui mô lớn và trong một thời gian dài thì đó là nội chiến dù có hay không có sự can thiệp từ bên ngoài. Vả lại trong thế kỷ 20, nhất là sau thế chiến thứ hai, làm gì có cuộc nội chiến nào không có sự tiếp tay từ bên ngoài đâu. Nếu ta nhìn lại số người Pháp và số người Mỹ thiệt mạng trong hai giai đoạn của cuộc chiến này thì chúng ta thấy đó là một tỷ lệ không đáng kể so với số tử vong của người Việt Nam. Người Pháp đã thiệt hại 33.000 người, trong đó một phần đáng kể là những người lính châu Phi và Ả Rập, người Mỹ thiệt hại 58.000 người, trong khi đó số tử vong của người Việt ở cả hai phía là trên ba triệu. Nói chung tổng số quân đội nước ngoài thiệt mạng tại Việt Nam trong cuộc nội chiến này chưa bằng 3% của phía Việt Nam.
Tôi còn nhớ trong một bài báo đăng trên tờ Học Tập chính ông Trường Chinh cũng đã nhìn nhận đây là một cuộc nội chiến. Còn ông Lê Duẩn thì đã từng tuyên bố, như ông Thành vừa nhắc lại, cuộc chiến là để phục vụ nước ngoài. Thế thì đâu có gì là chính nghĩa giải phóng dân tộc?
Khi nói về cuộc chiến này chúng ta cũng cần nhấn mạnh một điều, đó là nội chiến nằm ngay trong chính nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chính Lenin đã nói rằng nội chiến và đấu tranh giai cấp chỉ là một, nội chiến chỉ là sự tăng cường và tiếp nối của đấu tranh giai cấp, đấu tranh giai cấp chắc chắn phải đưa đến nội chiến.
Còn một lý do nữa khiến những người cộng sản chủ trương nội chiến. Đó là nội chiến gây tác hại ghê gớm cho mọi dân tộc. Nó không chỉ gây ra những tổn thất về vật chất, về sinh mạng mà nó còn phá hủy tinh thần dân tộc. Khi người ta giết nhau là người ta không còn coi nhau là đồng bào nữa. Nội chiến có tác dụng phá hoại các quốc gia và việc xóa bỏ các quốc gia nó nằm trong nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Chúng ta phải nhấn mạnh rằng không tội nào nặng hơn là tội gây ra nội chiến. Các quốc gia đều rất khó gượng dậy sau một cuộc nội chiến.
Bây giờ nếu bàn về khía cạnh chính trị và lịch sử của cuộc nội chiến này thì chúng ta cũng phải dứt khoát vất bỏ chiêu bài giải phóng của cộng sản. Bởi vì cả hai giai đoạn của cuộc nội chiến này đều là những cuộc chiến tranh không cần thiết, chỉ nhằm thiết lập chế độ cộng sản mà thôi. Nếu chỉ có nhu cầu và nguyện vọng giải phóng dân tộc và giành lại độc lâp thì cuộc chiến đó không cần có.
Chúng ta nên biết là sau Thế Chiến II khi nhân quyền -tức là sự bình quyền giữa những con người thuộc mọi chủng tộc- đã trở thành một mẫu số chung trong bang giao quốc tế thì sự phân biệt chủng tộc không còn được đặt ra nữa. Bởi thế cho nên các nước Pháp, Anh và nói chung các đế quốc thực dân phải tìm cách tháo chạy nhanh chóng khỏi các thuộc địa nếu không muốn bị chiếm đóng ngược lại. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra vào giờ này nếu Việt Nam và Pháp vẫn là một? Nếu như thế thì trong các cuộc bầu cử tự do 100 triệu người Việt Nam sẽ có tiếng nói áp đảo so với 65 triệu người Pháp và như thế chính nước Pháp bị chiếm đóng chứ không phải Việt Nam! Dĩ nhiên người Pháp phải trả độc lập cho Việt Nam, họ phải tìm cách rút khỏi Việt Nam vì chính an ninh của họ. Điều đó không có nghĩa là tất cả đều tốt đẹp, chúng ta vẫn phải cố gắng để việc chuyển giao chủ quyền diễn ra trong những điều kiện thuận lợi nhất cho Việt Nam. Thế nhưng mà chúng ta không cần có một cuộc chiến tranh.
Giai đoạn chống Mỹ lại càng lố bịch. Tôi xin nhắc lại là ngày 30/4 cũng là một ngày lịch sử rất lớn đối với nước Philippines ở gần chúng ta. Ngày 30/4/1898 quân đội Mỹ đã tiêu diệt toàn bộ quân đội Tây Ban Nha tại Philippines nhưng ngay sau đó Mỹ lại trả độc lập cho Philippines, bởi vì Mỹ là một cường quốc thương mại chứ không phải là một cường quốc thực dân, họ tìm đối tác chứ không tìm thuộc địa. Nói chung đây là một cuộc chiến do đảng cộng sản Việt Nam phát động để áp đặt chủ nghĩa Mác -Lê-nin lên toàn cõi Việt Nam và mở rộng thế lực của phong trào cộng sản thế giới, như lời ông Lê Duẩn mà ông vừa nhắc lại.
TQT: Cuộc chiến đã kết thúc hơn 40 năm, gần một nửa thế kỷ qua bên thắng cuộc, nghĩa là phe cộng sản, tự hào rằng họ đã đánh bại hai đế quốc to và thống nhất non sông Nam Bắc về một dải. Bên những người bị thôn tính là VNCH cũng đưa ra nhiều lý lẽ để cho rằng đây chỉ là một cuộc xâm lăng đối với một đất nước có chủ quyền. Ông đánh giá sao về việc Đảng Cộng Sản cho ràng họ có chính nghĩa?
NGK: Như tôi vừa nói không có cuộc nội chiến nào là có chính nghĩa cả. Không có bất cứ lý do gì có thể biện minh cho sự kiện đẩy người dân cùng một nước vào cảnh chém giết lẫn nhau. Không nên đặt vấn đề chính nghĩa ở đây. Như tôi đã nói mục tiêu của Đảng Cộng Sản là áp đặt chủ nghĩa cộng sản trên cả nước và mở rộng thêm thế lực của phong trào cộng sản. Những người lãnh đạo cộng sản đã lý luận như là những người cộng sản chứ không phải như là những người Việt Nam. Nếu quyền lợi của đất nước Việt Nam được coi là trên hết thì đã không có cuộc chiến này. Cho nên chúng ta cũng không cần phải mất thì giờ để bàn cãi thêm nữa. Ngày nay tất cả người Việt đều đã thấy cuộc chiến này là một cuộc nội chiến tai hại, và là một cuộc nội chiến mà Đảng Cộng Sản phải chịu trách nhiệm. Chúng ta không có nhu cầu phải bàn cãi thêm nữa.
TQT: Cuộc chiến đã kết thúc với biến cố 30/4/1975 và cộng sản là người đã gây nên cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn đó. Nhìn lại 41 năm qua ông thấy Việt Nam ta dưới sự cai trị độc tài của cộng sản đã được gì, mất gì. Ông bình luận gì sau biến cố đó?
NGK: Nếu nói về những cái được thì chúng ta phải nói đây là ngày mà nội chiến chấm dứt, người Việt Nam không con chém giết nhau nữa. Điều này rất quan trọng. Và đất nước đã thống nhất. Dù đã không thống nhất trong những điều kiện chúng ta mong muốn, trái lại đã thống nhất trong những điều kiện tang tóc, nhưng dù sao đất nước đã thống nhất. Đó là điều chúng ta có thể ghi nhận là tích cực. Nhưng theo tôi yếu tố tích cực nhất là điều không ai chờ đợi, không ai dự đoán. Đó là sự hình thành của cộng đồng người Việt hải ngoại, những người đã chạy trốn chế độ cộng sản đi tìm tự do ở các nước khác. Hiện nay chúng ta, với sự sinh sản nhanh chóng của người Việt, đã có được hơn năm triệu người, phần lớn định cư phần lớn ở các nước tiến tiến. Nhờ đó đã có những người Việt Nam đã được thử nghiệm mọi nếp sống, mọi văn hóa, và mọi thể chế chính trị. Đã có những người Việt Nam làm việc ở mức độ cao, trong tất cả mọi địa hạt văn hóa, chính trị, luật pháp, khoa học, kỹ thuật. Khối người Việt đó trong tương lai sẽ là những đầu cầu văn hóa, thương mại, khoa học, kỹ thuật rất quí báu cho đất nước, cho cố gắng phát triển của Việt Nam. Nhưng trước hết nó là con mắt của người Việt để nhìn thế giới. Một trong những nguyên nhân sâu xa khiến chúng ta rơi vào thảm kịch 30/4/1975 và kéo cho tới ngày hôm nay là vì chúng ta đã không hiểu biết về thế giới. Hiện nay với cộng đồng người Viêt hải ngoại này chúng ta vọng có một con mắt để quan sát những gì xẩy ra trên thế giới. Tôi nghĩ đó là một bảo đảm để chúng ta không bao giờ rơi trở lại vào cái bẫy của cố chấp và thiển cận nữa. Chúng ta sẽ trở thành một dân tộc bình thường. Chúng ta có điều kiện để trở thành một dân tộc lớn. Cộng đồng người Việt hải ngoại cũng đã chứng tỏ khả năng người Việt. Trong một thời gian rất ngắn người Việt đã hội nhập và nói chung ở các nước tiên tiến đã đạt được mức sống trung bình và có khi hơn cả mức trung bình. Điều đó chứng tỏ khả năng của người Việt Nam và cho chúng ta một lý do để hy vọng.
Thế nhưng cái mất mát cũng rất nhiều, nhiều hơn những cái chúng ta đã được. Cách mà cuộc chiến đã chấm dứt đã mở đầu cho một giai đoạn lịch sử đen tối. Đảng cộng sản Việt Nam sau chiến thắng thay vì thực hiện hòa hợp, hòa giải dân tộc họ đã thực hiện một chính sách chiếm đóng, cướp bóc, bỏ tù và hạ nhục tập thể đối với miền Nam và gây ra thù oán, khiến cho miền Nam sụp đổ hoàn toàn và khiến hận thù không bớt đi, không tiêu tan mà còn tích lũy nhiều hơn nữa.
Tôi xin kể hai trường hợp cụ thể:
Trường hợp thứ nhất là một người anh họ tôi. Anh là một kỹ sư, tổng giám đốc một công ty. Sau 30/4 công ty đó bị cái mà người ta gọi là "tiếp thu" tức là bị tịch thu. Công ty đó chẳng có gì là quân sự cả, chỉ là một công ty xây cất thôi. Công ty đó còn nợ một ngân hàng một triệu đồng và người ta bắt anh phải thanh toán với tư cách giám đốc công ty mặc dầu công ty ấy đã bị tịch thu rồi. Mặt khác anh ấy còn một tài khoản tiết kiệm gần mười triệu đồng ở trong công ty đó thì người ta nói là để giải quyết sau nhưng không bao giờ giải quyết cả. Thật phi lý, phải nói là một sự cướp bóc trắng trợn.
Trường hợp thứ hai là của một người mà tôi đặc biệt thán phục. Phải nói tôi chưa bao giờ thán phục ai hơn cụ Vũ Đình Mai. Cụ là một thanh niên nghèo ở miền Bắc một mình đi vào Nam năm 1940 ở tuổi 16 để chạy trốn sự nghèo khổ. Cụ đã phấn đấu, đã làm việc và học hỏi thêm. Năm 1975 cụ đang là chủ một công ty sản xuất đồ điện với trên 200 công nhân. Đó là một thành công hoàn toàn do mồ hôi, nước mắt, cố gắng và trí thông minh. Cụ Mai là một người mà dân tộc Việt Nam phải tự hào. Thế nhưng sau 30/4/1975 họ đã "tiếp thu" công ty của cụ Vũ Đình Mai và sau vài tháng công ty đó sụp đổ vì họ không biết quản trị, không biết phải làm gì. Sau này khi tôi gặp lại cụ Mai, cụ vẫn không hiểu cái gì đã xẩy ra. Cụ là người rất thông minh một thiên tài về kinh doanh, một người rất lương thiện nhưng cụ không thể hiểu nổi. Cụ cứ hỏi tôi "ông thử giải thích cho tôi xem cái gì đã xảy ra". Thật đau lòng. Sau này cụ Mai đã vượt biên và qua được Canada. Năm nay cụ cao tuổi lắm rồi, đã 92 tuổi. Nhưng tôi hy vọng cụ vẫn còn nghe được buổi nói chuyện này để một lần nữa tôi bày tỏ sự kính trọng đối với cụ.
Ngày hôm nay tôi có một điều muốn nhấn mạnh đó là chính sách tập trung cải tạo của đảng cộng sản sau ngày 30/4/1975. Như chúng ta đã biết tất cả thanh niên miền Nam có trình độ đại học đều bị động viên trong thời gian vài năm. Họ trở thành sĩ quan và sau đó họ giải ngũ trở về đời sống dân sự nhưng mang qui chế lý thuyết là "sĩ quan biệt phái". Sau ngày 30/4/1975 tất cả đã bị bắt đưa vào những trại tập trung. Thí dụ hư ông anh ruột tôi, sau khi tốt nghiệp đại học đã bị đi quân dịch trong vòng ba năm và giải ngũ với cấp bậc trung úy rồi trở về làm giảng viên trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn. Thế nhưng sau ngày 30/4/1975 anh tôi vẫn bị bắt đi tập trung cải tạo trong vòng 5 năm. Có nhiều người nói rằng Đảng Cộng Sản ngây thơ không biết những người đó là dân sự, họ đã giải ngũ rồi và không có liên quan gì đến quân đội cả. Tôi muốn nói chắc chắn là cộng sản biết rất rõ những người đó là dân sự không có liên quan gì đến quân đội cả. Họ không có lầm lẫn đâu bởi vì họ đã cài cắm một lớp điệp viên, một lớp cán bộ nẳm vùng trong tất cả các cơ quan của Việt Nam Cộng Hòa. Ngay cả một phụ tá của ông Nguyễn Văn Thiệu sau này cũng được phát giác là một cán bộ nằm vùng. Ông tướng Nguyễn Hữu Hạnh mà tôi có gặp sau khi ở tù ra năm 1980 là phó tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong những ngày cuối cùng. Ông ấy cũng là một trong những cán bộ nằm vùng của cộng sản. Người cộng sản biết rất rõ rằng những người gọi là "sĩ quan biệt phái" không có liên quan gì đến quân đội cả. Nhưng họ vẫn tập trung cải tạo những người đó. Chúng ta phải hiểu cho rõ: đó là vì họ muốn đánh gục khả năng và ý chí của thành phần tinh nhuệ nhất của miền Nam. Bởi vì sau ngày 30/4/1975 sự thực rõ ràng là khả năng, trình độ văn hóa và kiến thức của miền Nam hơn hẳn miền Bắc, cho nên họ thấy cần phải đánh gục miền Nam, đánh gục những thành phần tinh nhuệ của miền Nam bằng chính sách đầy đọa, hạ nhục trong một thời gian dài. Trong một bài viết cách đây 17 năm, năm 1999 -bài "Vết thương ngày 30/4"- tôi có nói đây là đổ vỡ lớn nhất, vết thương lớn nhất của đất nước Việt Nam và đây là một hành động có chủ ý của Đảng Cộng Sản. Chúng ta phải nói đảng cộng sản hoàn toàn không có quan tâm nào tới quyền lợi của đất nước cả, họ chỉ quan tâm bảo vệ quyền lực của đảng cộng sản, họ chỉ quan tâm đến thắng lợi của phong trào cộng sản.Tôi xin nhắc lại một lần nữa rằng những người lãnh đạo cộng sản đã hành động như những người cộng sản chứ không phải như những công dân Việt Nam.
TQT: Ông vừa đề cập đến những tội ác của cộng sản đối với những người dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Những điều đó là rõ ràng và khẳng định. Không chỉ thế những người dân miền Bắc, những người đã sống nhiều năm dưới chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do cộng sản cai trị cũng ngày càng bừng tỉnh thấy rằng chế độ cộng sản là một chế độ độc tài toàn trị mang lại tội ác đau thương cho cả dân tộc Việt Nam. Từ Nam chí Bắc đều chung quốc hận là cộng sản. Vậy tại sao Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên lại đề ra chủ trương bao dung hòa hợp, hòa giải và người ta nói đường hướng đó sẽ thất bại, tại sao ông vẫn kiên trì?
NGK: Tôi phải nói dứt khoát như thế này: Hòa giải là một bắt buộc đối với các dân tộc sau một cuộc nội chiến. Chúng ta đã thấy tại Hoa Kỳ sau một cuộc nội chiến chỉ kéo dài bốn năm cách đây một thế kỷ rưỡi chính quyền Mỹ đã làm tất cả để hòa giải hai miền Nam – Bắc. Tại Tây Ban Nha sau cuộc nội chiến cũng chỉ kéo dài có mấy năm thôi mà chính quyền hiện nay cũng vẫn còn phải cố gắng hết sức để hòa giải dân tộc. Bởi vì hòa giải là bắt buộc nếu chúng ta muốn động viên mọi khối óc và mọi bàn tay trong một cố gắng chung. Tôi đã đi khá nhiều nước để tìm câu trả lời cho một câu hỏi: "Tại sao theo các nhà khoa học mọi giống người sinh ra trên thế giới này đều tương đương với nhau về khả năng vậy mà có những quốc gia tiến bộ và phồn vinh trong khi đó các nước khác tụt hậu và nghèo khổ ?" Câu trả lời mà tôi tìm được cũng chỉ xác nhận kết quả của những nghiên cứu chính trị mà thôi. Đó là một quốc gia chỉ tiến lên được nếu có hòa hợp dân tộc, nếu những người trong cùng một nước chấp nhận lẫn nhau và cùng cố gắng xây dựng và chia sẻ một tương lai chung. Hòa hợp dân tộc là một yếu tố không có không được để một quốc gia có thể phát triển được. Thế nhưng làm thế nào để có hòa hợp? Đối với các dân tộc đã trải qua nội chiến như Việt Nam thì trước đó phải có hòa giải dân tộc.
Ngày hôm nay chúng ta lại có một vấn đề khác. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa. Phong trào toàn cầu hóa này đe dọa tất cả các quốc gia, nó chất vấn từ nền tảng khái niệm quốc gia, nó đặt câu hỏi "các quốc gia có cần cho con người hay không?" bởi vì phải nói rằng ngày nay con người là giá trị cao nhất, tất cả những gì không đạt được mục tiêu phục vụ con người đều không có lý do để tồn tại. Hiện nay chính đất nước Việt Nam đang bị chất vấn. Không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả các quốc gia không thành công -nghĩa là không đem lại tự do, phồn vinh và tự hào cho người dân- sẽ không có lý do tồn tại và sớm muộn gì cuối cùng sẽ tan vỡ mà thôi. Vậy thì hòa giải và hòa hợp dân tộc là điều kiện phải có để đất nước Việt Nam còn tồn tại. Hòa giải dân tộc để có thể hòa hợp dân tộc. Hòa hợp dân tộc để có thể tồn tại được. Cho nên yêu cầu hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng là một yêu cầu giữ nước.
Một lý do nữa là hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng là điều kiện để đánh bại được chế độ cộng sản, buộc chế độ cộng sản nhượng bộ và chấp nhận tiến trình dân chủ. Vì sao? Chúng ta đừng quên là các chế độ độc tài hung bạo không cần người dân yêu chúng, chúng chỉ cần người dân đừng thương yêu nhau để cho chúng dễ thống trị một xã hội bất lực vì chia rẽ. Cho nên hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng là một điều kiện phải có để giành thắng lợi cho dân chủ.
Nói chung hòa giải, hòa hợp dân tộc là một điều kiện bắt buộc trong hoàn cảnh Việt Nam. Vấn đề là nhiều người nói là người cộng sản không muốn hòa giải. Điều đó đúng. Nhưng chúng ta đâu có bắt buộc phải chỉ làm những gì người cộng sản muốn đâu. Chúng ta làm rất nhiều điều mà đảng cộng sản không muốn. Nói chung phần lớn những điều chúng ta làm là những điều Đảng Cộng Sản không muốn. Hòa hợp và hòa giải dân tộc là một bắt buộc cho tương lai đất nước. Nếu Đảng Cộng Sản không muốn hòa giải như nhiều người nghĩ thì họ sẽ bị đào thải. Vấn đề chỉ giản dị như vậy thôi.
TQT: Kinh nghiệm trong cuộc sống cho thấy là người cộng sản luôn tráo trở trong vấn đề gọi là hòa hợp, hòa giải. Năm 1945 khi giành được chính quyền họ đã bầy ra trò hòa hợp, hòa giải. Năm 1975 họ cũng đã từng đưa ra cái bánh vẽ hòa hợp, hòa giải. Những người mắc lừa họ đã phải trả bằng xương máu cả cuộc đời. Ông đã từng chứng kiến như vậy, nhưng tại sao ông vẫn giữ ý nghĩ có thể hòa hợp, hòa giải với cộng sản?
NGK: Sự gian trá, sự phản trác nẳm ngay trong bản chất của chế độ cộng sản. Tôi không cần ai dạy tôi điều đó cả. Ông Thành đã từng sống dưới chế độ cộng sản. Vào ngày 30/4/1975 hai vị trí giữa ông và tôi rất khác nhau. Ông thuộc phe chiến thắng, tôi thuộc phe chiến bại. Tôi không biết ngày hôm đó ông Thành có hân hoan hay không nhưng ngày hôm đó là tủi nhục đối với tôi. Chúng ta khác biệt nhau lắm. Thế mà hôm nay chúng ta vẫn có thể nói chuyện với nhau thân mật như thế này. Điều đó chứng tỏ thời gian đã làm nhiệm vụ của nó và hòa giải dân tộc giữa những người biết điều và yêu nước là lẽ tự nhiên. Nhưng trở lại vấn đề day dứt là nhiều người sợ là Đảng Cộng sản vẫn cứ tráo trở. Chúng ta phải biết sự tráo trở đó nằm trong bản chất của chế độ cộng sản. Ông Thành lớn lên trong chế độ cộng sản chắc phải biết Lenin định nghĩa đạo đức là như thế nào chứ gì ? Lenin định nghĩa đạo đức là những gì có lợi cho đảng cộng sản. Nghĩa là nếu sự phản trác, lật lọng, giết người mà có lợi cho đảng cộng sản thì họ vẫn làm. Như vậy không có ai lầm, không có ai ngây thơ cả. Vấn đề là đảng cộng sản có khả năng để mà lật lọng hay không. Chúng ta đều nghĩ rằng sự lật lọng của Đảng Cộng Sản là có thật, nhưng cái lỗi của những người chống cộng –nghĩa là chế độ Việt Nam Cộng Hòa và những người dân chủ nói chung- là chúng ta quá yếu nên chúng ta đã để cho đảng cộng sản có thể lật lọng. Tôi nghĩ nếu chúng ta mạnh hơn họ thì Đảng Cộng Sản sẽ không mong gì hơn là tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc được thực hiện một cách thành thực. Thí dụ như tại sao họ không lật lọng tại Ba Lan như họ đã từng lật lọng? Tại sao ở Hungary trước đây họ đã từng lật lọng nhưng bây giờ lại không lật lọng? Tại Romania ngày trước họ gian xảo bao hiêu bây giờ họ ngoan ngoãn bấy nhiêu? Đó là vì họ ở trong thế yếu. Chúng ta bị phản bội vì chúng ta yếu. Trách nhiệm ở đâu? Nếu chúng ta nhìn lại thì sau Thế chiến thứ hai có hai quốc gia ở châu Á -Cao Ly và Việt Nam- có một nền văn hóa giống nhau, có mức độ phát triển tương đương với nhau và cùng bị chia cắt bởi cùng một làn ranh ý thức hệ. Trong cả hai nước chế độ cộng sản miền Bắc đã gây chiến để thôn tính nền dân chủ non trẻ ở phía Nam. Trong cả hai trường hợp Hoa Kỳ và thế giới đã can thiệp rất mạnh mẽ để ủng hộ miền Nam. Thế nhưng kết quả đã rất khác, hai cuộc chiến đã kết thúc rất khác ở Cao Ly và ở Việt Nam, và Hàn Quốc đã có tương lai khác hẳn với Việt Nam. Vì sao? Bởi vì trí thức Việt Nam không bằng trí thức Đại Hàn, trí thức Việt Nam thua xa trí thức Đại Hàn. Như vậy thay vì lý luận quanh co là Đảng Cộng Sản lật lọng, điều ai cũng biết, chúng ta nên nhìn vào cái lý do căn bản hơn là vì chúng ta yếu cho nên Đảng Cộng Sản mới có khả năng và dám phản bội.
Đây là dịp để nhìn lại lý do tại sao chúng ta yếu. Đó là vì trí thức Việt Nam ảnh hưởng của văn hóa Khổng giáo quá nặng nề nên không có kiến thức chính trị. Chế độ Khổng Giáo xét cho cùng nó cũng tương tự như chế độ cộng sản, nó cũng bất dung và toàn trị như chế độ cộng sản thôi. Trí thức Việt Nam lớn lên theo văn hóa làm quan. Người trí thức Việt Nam có thể có bằng cấp cao, có kiến thức chuyên môn cao nhưng về chính trị cũng gần như những người vô học, cũng không khác gì người dân. Trí thức Việt Nam quan niệm chính trị như một trò chơi để tranh giành công danh chứ không phải là một trách nhiệm đối với xã hội. Đó mới là nguyên nhân đưa đến sự yếu kém của sức đề kháng của nhân dân Việt Nam. Xét cho cùng thì Wilson Churchill đã có một câu nói đúng là dân tộc nào cũng xứng đáng với chế độ mà họ có. Dân tộc nào cũng cần có một đội ngũ trí thức chính trị để lãnh đạo họ. Nhưng Việt Nam đã thiếu tầng lớp trí thức chính trị đó. Trí thức Việt Nam do đó không làm được bổn phận của mọi trí thức là lãnh đạo dân tộc. Chứ không phải là đảng cộng sản gian trá, phản trắc, điều đó ai cũng biết không cần phải nhắc lại nữa. Điều mà chúng ta phải nhắc lại nhiều lần là chúng ta phải có một sức bật mới ; phải có một cuộc cách mạng văn hóa để cho những người trí thức Việt Nam hiểu rằng chính trị không phải cứ tự nhiên là có thể làm được. Chính trị là một bộ môn rất khó, đòi hỏi những cố gắng học hỏi và trải nghiệm rất lớn. Nếu chúng ta ý thức được điều đó thì không có gì đáng lo sợ cả. Tôi nghĩ rằng ngày nay chúng ta có hy vọng. Chúng ta cần tổ chức lại thành một đội ngũ những người trí thức hiểu biết những vấn đề của đất nước; hiểu thế nào là một quốc gia, một dân tộc; làm thế nào đưa đất nước đi lên; những yếu tố nào khiến một quốc gia suy vong hoặc hưng thịnh; chúng ta đang sống trong bối cảnh thế giới bối nào đang đứng trước những thử thách nào và đang có những hy vọng nào v.v. Nếu có một tầng lớp trí thức như thế – mà tôi thấy đang có – thì chúng ta không sợ sự lật lọng của đảng cộng sản. Họ không còn khả năng để lật lọng nữa. Vấn đề là giữa người Việt Nam với nhau là trước hết chúng ta phải hòa giải với nhau, phải nhận ra những khuyết điểm của mình, chúng ta phải tha thứ cho nhau, nhận nhau là anh em trong một cố gắng chung để xây dựng một tương lai chung. Điều đó mới là điều căn bản.
TQT: Sau một giai đoạn chiến tranh khốc liệt 1945 – 1975, những người cộng sản họ tự hào rằng họ đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ để đưa non sông về một dải. Họ cũng tự hào là đánh cho cả Liên Xô và Trung Quốc, cho Quốc Tế Cộng Sản.
Còn những người Việt Nam yêu nước, những người đã từng sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản xâm chiếm, tước đi quyền tự do họ đang có, và hiện nay kể cả những người ở miền Bắc đã từng sống dưới chế độ cộng sản cũng thấy mình là nạn nhân của chế độ cộng sản, thì nghĩ đến ngày quốc hận. Còn ông Nguyễn Gia Kiểng nghĩ sao, nên đặt tên cho ngày 30/4/1975 là ngày gì?
NGK: Đây chắc chắn không phải là ngày chiến thắng như Đảng Cộng Sản đã rêu rao đâu. Phải tăm tối như ông Nguyễn Tấn Dũng trong ngày 30-4 năm ngoái mới có thể huênh hoang mà nói đó là ngày đại thắng, ngày "đánh cho Mỹ cút - đánh cho ngụy nhào" ?! Tôi nghĩ ngày nay đa số đảng viên cộng sản cũng không còn coi ngày 30/4 như một ngày chiến thắng để mà khoe khoang nữa đâu. Cùng lắm nó đã là một ngày chiến thắng cho Đảng Cộng Sản, nhưng đối với dân tộc Việt Nam nó đã là một ngày khởi đầu cho một giai đoạn đen tối, đầy những mất mát và đổ vỡ. Đối với dân tộc Việt Nam, đối với đất nước Việt Nam đó là một ngày buồn.
Nó có phải là một ngày thống nhất như họ nói hay không ? Theo nghĩa đen thì nó đúng là một ngày thống nhất. Nhưng tôi không nghĩ là ngày 30/4 xứng đáng với tên gọi này vì mới chỉ thống nhất về mặt địa lý và hành chính thôi chứ không có thống nhất trong lòng người, trong ý chí xây dựng một tương lai chung. Nhiều người, và nhất là ở hải ngoại, nói là một ngày quốc hận. Tôi nghĩ không nên gọi 30/4 là một ngày quốc hận. Đúng là chúng ta có rất nhiều điều để ân hận. Chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội và đã để đất nước rơi vào thảm kịch. Nhưng trong tiếng Việt chữ "hận" cũng có nghĩa là hận thù, mà hận thù là điều chúng ta phải xóa bỏ một cách dứt khoát và vĩnh viễn nếu muốn quốc gia Việt Nam còn có thể tồn tại và vươn lên...
Dầu sao thì ngày 30/4/1975 cũng vẫn là một ngày của một biến cố lịch sử rất lớn. Theo tôi nên coi đó là một ngày để cả nước suy nghĩ về đất nước mình và để rút ra những bài học cho tương lai.
Tôi hình dung ngày 30/4 sau này là một ngày nghỉ. Cả nước sẽ cùng hồi tưởng lại cuộc nội chiến. Sẽ có những cuộc hội thảo tại các trường đại học. Tại đảo Côn Sơn sẽ có một ngày lễ lớn dưới chân một tượng lớn của bà mẹ Việt Nam nhìn ra biển cả để tưởng nhớ những đứa con đã bỏ mình trên biển cả trong lúc đi tìm tự do. Trên khắp mọi miền đất nước người ta sẽ tới thắp hương, đặt hoa trên mộ các nạn nhân thuộc cả hai phía trong cuộc chiến này. Ở ngoài phố người ta chào hỏi nhau, bắt tay nhau trong tình anh em và bạn bè để biểu lộ một ý chí chung là xây dựng một đất nước Việt Nam có chỗ đứng, có tiếng nói và có niềm tự hào cho tất cả mọi người.
Theo tôi nên gọi ngày 30/4 là ngày hòa giải và hòa hợp dân tộc.
TQT: Xin cảm ơn ông Nguyễn Gia Kiểng!
(v) Cựu Ngoại trưởng Kissinger: Nói về 30 Tháng Tư
AUSTIN, TEXAS: (Hàng nghìn người ở Mỹ sẽ tham dự một sự kiện lớn, đánh giá lại cuộc chiến "nồi da xáo thịt" ở Việt Nam hàng chục năm trước, trước thềm chuyến công du VN sắp tới của Tổng thống Barack Obama. Hội nghị Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam sẽ diễn ra trong ba ngày tuần này tại Texas trong khuôn viên Thư viện Lyndon Baines Johnson, vị tổng thống thứ 36 của nước Mỹ bị coi là “làm leo thang sự can dự của Hoa Kỳ” vào một trong những cuộc chiến gây tranh cãi nhất nước Mỹ ở cách xa nửa vòng trái đất. Hội nghị Thượng đỉnh chiến tranh Việt Nam sẽ khai mạc ngày 26/4 và kết thúc ngay trước ngày đánh dấu 41 năm năm Sài Gòn thất thủ).
Cựu Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố “không có thỏa thuận nào” với Trung Quốc về Hoàng Sa hơn 40 năm trước, giữa cáo buộc Mỹ làm ngơ để Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng Hòa". Ông Henry Kissinger nhấn mạnh như vậy hôm 26/4 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam ở Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas.
Sau khi bị một người tham dự cáo buộc là người đã đồng ý “về mặt chiến thuật” để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, người từng làm cố vấn an ninh cho tổng thống Mỹ nói:  “Mỹ từ trước tới nay không đưa ra quan điểm ủng hộ chủ quyền của bất kỳ nước nào đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, giữa lúc xảy ra vụ Watergate và cuộc chiến ở Trung Đông, tôi có thể dám chắc với quý vị rằng Hoàng Sa không trong tâm trí của chúng tôi".
Ông nói tiếp: "Nhưng không hề có thỏa thuận nào trao cho Trung Quốc quyền chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trung Quốc chưa từng đưa ra tuyên bố nào như vậy. Không có cuộc đàm phán cụ thể nào [về vấn đề này]”. Giới quan sát cho rằng đây là lần đầu tiên cựu ngoại trưởng Mỹ 93 tuổi lên tiếng trực tiếp về vấn đề vẫn còn gây nhức nhối này. Trung Quốc đã chiếm toàn bộ Hoàng Sa sau trận hải chiến làm 74 binh sĩ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng ngày 19/1/1974.  Một số người Mỹ gốc Việt cho rằng Washington có thể đã có thỏa thuận ngầm với Bắc Kinh trong vụ này vì quyền lợi của mình.
Ban tổ chức cho biết rằng đây có thể là lần cuối cùng ông Kissinger phát biểu về Chiến tranh Việt Nam, nên ông đã yêu cầu được trao đổi với người nghe một cách thẳng thắn và “không hạn chế”.
"Phản bội đồng minh"
Sau khi một cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa kể lại câu chuyện phải ngồi tù nhiều năm sau Hiệp định Paris, và hỏi rằng nước Mỹ học được gì từ việc “phản bội” và “bỏ rơi” đồng minh Việt Nam Cộng hòa, ông Kissinger nói: “Tôi thực sự cảm thông với những người Việt Nam. Ngày phải di tản Sài Gòn là một trong những ngày đau buồn nhất cuộc đời tôi cũng như của tất cả những người đã chứng kiến sự cống hiến của người Việt Nam [Cộng Hòa] cũng như các binh sĩ Mỹ chiến đấu tại Việt Nam. Tôi thực sự cảm thông". Ông nói thêm: "Tôi hy vọng không một nhà lãnh đạo Mỹ nào trong thời đại này sẽ lại nhận được câu hỏi như vậy nữa. Thất bại lớn nhất, đó chính là sự chia rẽ tại đất nước chúng ta”.  Ông Kissinger có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại Mỹ trong những năm cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Năm 1973, ông trở thành người đầu tiên sinh ra ở nước ngoài đảm nhận cương vị ngoại trưởng Mỹ. Ông từng nắm giữ ngành ngoại giao Mỹ dưới cả thời Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford.
"Chính người Mỹ tự gây ra"
Trong một cuộc hội thảo do Bộ Ngoại giao tổ chức năm 2010 về chủ đề “Kinh nghiệm của Mỹ tại Đông Nam Á trong thời kỳ 1946 – 1975”, ông Kissinger nói rằng thất bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam là do chính người Mỹ tự gây ra, và trước hết là đã đánh giá thấp sự kiên trì của giới lãnh đạo Bắc Việt.
Vị cựu cố vấn về chính sách an ninh của Mỹ cũng lên tiếng tán dương ông Lê Đức Thọ, đối thủ của ông trong cuộc hòa đàm Paris. Ông Kissinger nói: “Ông ấy đã mổ xẻ chúng tôi như một bác sĩ giải phẫu với con dao mổ – với sự khéo léo vô cùng”. Washington và Hà Nội đã ký kết một hiệp định hòa bình vào tháng giêng năm 1973, và trong năm đó ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã được trao giải Nobel Hòa bình vì vai trò của họ trong cuộc hòa đàm. Tuy nhiên, quan chức Việt Nam từ chối không nhận giải.
Trong khi đó, cũng liên quan tới vấn đề biển Đông, khi được hỏi liệu có phải yếu tố Trung Quốc đã khiến Mỹ và Việt Nam xích lại gần nhau không, ông Tom Johnson, Cựu trợ lý điều hành cho Tổng thống Lyndon B. Johnson, một trong các diễn giả của Hội nghị Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ: “Tôi không thể nói thay cho Washington hoặc Hà Nội. Tôi biết là có người cho rằng Mỹ cần phải tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tôi cũng biết là hiện có các quan ngại về việc Trung Quốc củng cố quốc phòng và xây dựng các đảo nhân tạo [trên biển Đông]. Nhưng tôi nghĩ rằng đôi bên cũng nhận thấy tầm quan trọng của thương mại”. Ông Johnson nói ông hy vọng rằng ví dụ về sự cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ về mặt thương mại và kinh tế sẽ tốt đẹp hơn nữa cả về mặt chính trị.
(vi) Trần Mộng Tú: Tháng Tư sừng sững đứng
(Trần Mộng Tú: sinh năm 1943 tại Hà Đông, Việt Nam. Sang Mỹ tháng tư năm 1975 (thư ký cho hãng Thông Tấn The Associated Press ở Sài Gòn 1968-1975). Thường xuyên cộng tác với các tạp chí văn học ở Mỹ và các nước khác.  Viết truyện nhi đồng cho báo Los Angeles Times từ năm 2000, có thơ Anh Ngữ trong sách giáo khoa Mỹ cho chương trình trung học (American Literature- Glencoe-1999). Đoạt giải về bình luận (Commentary) của The New California Media (NCM) “Ethnic Pulitzers” năm 2003. Chủ Bút Nguyệt San Phụ Nữ Gia Đình Người Việt ở California (Oct.2002 -Oct.2005)...Trần Mộng Tú đã xuất bản trên dưới 10 tác phẩm đủ thể loại)
Tôi thức dậy trong đêm
gió đập ngoài cửa sổ
đồng hồ một giờ sáng
đêm đã bước qua ngày
con số 30 gãy
Tháng tư từ từ rơi
nốt giọt thời gian cuối
     Tôi căng mắt nhìn đêm
     đêm như những thước phim
     quay rã rời từng khúc
     kín mít căn buồng nhỏ
     đoàn người như con rối
     chạy đâm sầm vào nhau
     âm thanh của phim câm
     trùng trùng cơn phẫn nộ
     máu chảy trong bóng đêm
     bầm một màu đen tím
     lửa cháy trong bóng đêm
     lan ra từng con hẻm
     lửa ghé vào căn nhà
     thằng bé như ngọn đuốc
Tôi căng mắt nhìn đêm
bỗng nghe tiếng súng nổ
từng tiếng một lạnh lùng
như có ai đang đếm
mỗi viên đạn bay ra
có cả mẹ cả cha
ngã chồng lên con trẻ
     họ chọn chết như thế
     giữa một ngày tháng tư 
Tôi căng mắt nhìn đêm
đêm như cánh buồm đen
kéo người ta ra biển
biển nhận họ chìm lỉm
biển hắt họ lên bờ
họ tan như ốc vỡ
sóng như giải khăn sô
     Tôi căng mắt nhìn đêm
     Tháng Tư sừng sững đứng
     với tất cả oan khiên.
............................................................................................................
Kính,
NNS

Không có nhận xét nào: