Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Danh Tướng Cao Lỗ - Việt Thái

Lăng mộ Cao Lỗ ở Xã Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
Cao Lỗ là một tướng tài của Thục Phán An Dương Vương, quê quán tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
Tương truyền, ông là người đã khuyên Thục Phán An Dương Vương dời đô từ Phong Châu xuống miền đồng bằng. Địa điểm được lựa chọn làm nơi đóng đô là vùng Cổ Loa ngày nay.<!>
Ở vào thời Âu Lạc, Cổ Loa là một đỉnh của khu tam giác châu thổ sông Hồng và là giao điểm quan trọng giữa đường thủy và đường bộ. Từ nơi này có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng cao nguyên. Chính vì thế, quyết định dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của dân tộc Việt. 
Để xây dựng kinh đô mới cho nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương đã giao nhiệm vụ cho Cao Lỗ thiết kế và chỉ huy xây thành Cổ Loa để phòng thủ. Tương truyền rằng, thành xây nhiều lần nhưng đều bị sụp đổ. Sau đó nhờ có thần Kim Quy hiện ra, bò nhiều vòng dưới chân thànhAn Dương Vương liền cho xây theo dấu chân Rùa vàng và kể từ đó, thành xây xong không còn bị sụp đổ. An Dương Vương cũng chú trọng phát triển thủy binh và chế tạo thêmnhiều vũ khí, gia tăng khả năng phòng thủ của Cổ Loa thành.
Bên cạnh việc xây thành Cổ Loa, tướng quân Cao Lỗ cũng là người sáng chế ra nỏ liên châu, bắn một lần được nhiều mũi tên bịt đồng sắc nhọn có uy lực rất mạnh. Đoàn quân Triệu Đàsang xâm lược Âu Lạc đã phải rút lui vì quân sĩ bị trúng tên của nỏ liên châu, thây chết đầyđồng nội. Nỏ liên châu trở thành thứ thần khí của nước Âu Lạc, sách sử gọi nỏ này là Linh Quang Thần Cơ.
Vì Cao Lỗ là người phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn chính xác nên dân gian thường gọi ông là Ông Nỏ. Ông đã huấn luyện cho hàng ngàn binh sĩ ngày đêm luyện tập. An Dương Vương thường lên "Ngự xa đài" để xem quân sĩ biểu diễn. Dấu vết này hiện nay vẫn còn góc Đông Bắc ngoài thành nội.
Theo giáo sư Cao Thế Dung thì "Họ Cao ở Nghệ An, theo thể phả, thủy tổ là ông Cao Lỗ, gốc Ngòi Sảo, Bắc Ninh, người đã chế tạo ra nỏ liên tiễn mà Triệu Đà gọi là nỏ thần. Họ Cao didân ra Thăng Long rồi từ Thăng Long vào Nghệ An, sau đó có một hệ trở ra Sơn Nam (Nam Định) và định cư tại đây. Một truyền thuyết khác cũng nhắc đến Cao Lỗ, để phong ông là tổ sư nghề rèn. 
Khi tướng quân Cao Lỗ qua đời, tại xã Bồ Đề, huyện Gia Lâmxã Quảng An,huyện Từ Liêm, Hà Nội và  Bắc Ninh, Bình Than, Nghệ An  nhiều vùng lân cậnđều có đền thờ ông. Để tưởng nhớ công lao của ông, người dân Đại Than (nay là xã Cao Đức), huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã lấy ngày 10/3 và ngày 4/4 âm lịch hàng năm làm ngày sinh và ngày mất của ông để mở lễ hội tại đền Cao Lỗ Vương.
Chuyện xưa kể,  lần An Dương Vương hỏi tướng Cao Lỗ: 
-Mấy năm nay nhà Triệu với Âu Lạc giao hảo thuận hòa, nay họ là muốn cầu hôn Mỵ Châucho Trọng Thủy, ông nghĩ thế nào? Riêng ta muốn chấp thuận lời cầu hôn cốt để tránh nạn binh đao.
Cao Lỗ suy nghĩ hồi lâu rồi tâu: 
-Việc này hệ trọng, xin chúa thượng cho thần suy nghĩ 3 ngày. 
Sau 3 ngày, Cao Lỗ vào triều tâu: 
-Xưa nay chưa thấy kẻ bại trận lại xin cho con trai ở rể. Chẳng qua họ muốn biết cách phòng thủ Cổ Loa thành mà thôi. Việc này không nên chấp thuận.
An Dương Vương nổi giận bãi chức ông. Cao Lỗ nói: 
-Việc đúng sai có vầng nhật nguyệt soi sáng, thần không ân hận khi nói điều này.
Sau khi Trọng Thủy nắm được cách phòng thủ Cổ Loa thành liền báo cho vua cha, Triệu Đàliền mang quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua trận, quân Triệu Đà đuổi theo. Cao Lỗ hay tin, đón đường chặn đánh Triệu Đà cứu An Dương Vương, nhưng do Mỵ Châu tin lời Trọng Thủy, rải lông ngỗng trên đường rút lui nên quân Triệu Đà lần theo dấu và giết chết An Dương Vương lẫn Mỵ Châu công chúa.
* * *
Nhắc đến An Dương Vương và tướng quân Cao Lỗ, là phải nhắc đến chuyện Trọng Thủy - Mỵ Châu, một bài học máu xương về giữ nước, về hiểm họa xâm lăng của kẻ thù phương Bắc. Dù Cổ Loa thành có vững chắc đến đâu thì đất Việt cũng bị Triệu Đà thôn tính, chỉ vì "rước giặc vào nhà" dẫn đến thảm kịch "giặc ngồi sau lưng bệ hạ" mà thần Kim Quy đã phán khi An Dương Vương thua trận và bị rượt đuổi đến đường cùng.
Lịch sử Việt hiện đang lặp lại bài học đẫm máu này, vì cộng sản đang rước giặc Hán vào nhà. Không chỉ là dâng hiến lãnh thổ và lãnh hải cho Hán Cộng, tập đoàn Ba Đình còn giao nhiều vùng đất có tầm chiến lược cho các công ty Trung Cộng xây dựng hay khai thác tài nguyên. Hàng trăm khu phố Tàu mọc lên khắp nơi trên đất nước. Nền kinh tế VN gần như bị người Tàu thao túng toàn bộ. 
Gần hai ngàn năm trước, tướng quân Cao Lỗ chỉ lo sợ thành Cổ Loa bị thất thủ. Thế nhưng hai ngàn năm sau, dân tộc Việt đang có nguy cơ mất toàn bộ giang san vì lũ giặc Hán không chỉ nằm vùng mà là đang chỉ huy cả tập đoàn CSVN. 
Đất nước VN đang thật sự lâm nguy, tổ quốc đang cần những con dân có dòng máu Cao Lỗ vùng lên để thoát khỏi hiểm họa Bắc thuộc một lần nữa!
 
 Việt Thái

Không có nhận xét nào: