Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

MỘT PHƯƠNG PHÁP LỪA GẠT MỚI - Chu Tất Tiến

Cali Today News – Mấy ngày trước đây, nếu không lanh trí, người viết bài này đã bị lừa gạt mất tiền. Khoảng 9 giờ sáng, khi người viết cầm Cell Phone (của T-Mobile) lên để bấm một số điện thoại của người quen, chợt một giọng nói (của máy, không phải giọng người), ngăn lại ngay và nói:
<!>“Phone của bạn đã bị tạm thời cúp (suspended), vì bạn không trả tiền bill đúng hẹn. Bạn phải trả ngay số tiền bạn đang thiếu, nếu không phone bạn sẽ bi đóng vĩnh viễn và bạn phải trả tiền khởi động lại (reactivation). Bạn có muốn trả số tiền hàng tháng bạn đang thiếu không? Nếu muốn thì trả lời “Yes”, nếu không, thì trả lời “No!”. Nghe giọng nói của máy giống hêt như giọng của T-Mobile trước đây, người viết vẫn thường nghe, nên ngần ngừ môt lúc rồi nói “No”, vì thắc mắc rằng hình như chưa tới hạn kỳ mà! Rồi tắt máy, nghĩ rằng cho dù tới hạn mà chưa trả, nhưng bao giờ hãng điện thoại cũng cho một thời gian ân huệ (grace period), và mình cứ tiếp tục được vài ngày nữa. Môt lúc sau, chợt muốn gọi lại người bạn vừa rồi mà mình chưa nối đường dây được, người viết lại bấm số lúc nãy. Nhưng cũng y như trường hợp vừa rồi, mới bấm số xong, thì máy nói liền: “Phone của bạn đã tạm thời bị cúp…” Người viết bực mình quá, vì vẫn thắc mắc là hình như chưa tới hạn trả tiền, nhưng chỉ vài giây sau, nghĩ lại “có thể mình quên trả tháng trước chăng? Hồi này hay quên quá!”, nên đành quyết định trả tiền cho xong, rồi khiếu nại sau. Thế là người viết trả lời “Yes!” sau câu hỏi của máy. Liền đó, máy nói: “Để chắc chắn rằng bạn là người đứng tên account này, xin bạn cho biết tên họ của bạn!” Người viết đành trả lời câu hỏi này. Máy lại hỏi tiếp đến địa chỉ, và năm sinh, và 4 số an sinh cưới, cũng theo thứ tự giống y hệt như Operator của T-Mobile vẫn thường áp dụng trước đây. Không hề nghi ngờ gì, người viết bèn móc Credit Card ra và đọc từng số Card cho máy nghe, và 3 số “secured” phía sau card. Máy lại hỏi: Bạn muốn trả balance này là $435.00 hay muốn trả bill đã quá hạn là $217.00?” Mới đầu nghe con số $217.30, người viết hơi giật mình? Tại sao lại tới số tiền này? Thường hàng tháng chỉ có hơn $100.00 thôi mà? Hay là mình quên cả hai tháng? Thôi, thì trả cho xong để có điện thoại xài, nếu không thì kẹt trong lúc mình đang cần điện thoại. Thế là nhắm mắt trả $217.30 với ý nghĩ là trả trước để cho có điện thoại đã rồi khiếu nại sau. Máy nhận và cho số Confirmation đàng hoàng: “Số confirmation của bạn là XXXX. Máy của bạn sẽ được khởi động sau 2 tiếng đồng hồ nữa! Cám ơn bạn và chúc bạn một ngày tốt đẹp. Bạn có thể cúp máy hay muốn hỏi thêm điều gì nữa thì bấm số tổng đài là 0!” Đã trả xong rồi thì còn hỏi chi, người viết bèn cúp máy, thẫn thờ vì 2 tiếng đồng hồ chờ đợi.
Nhưng như một phép lạ, vừa lúc đó, một người bạn gọi tới tức thì. Chuông reo vang, và hai người nói chuyện đủ thứ, không có vẻ gì là mới “reactivate” cả! Đột nhiên, người viết tỉnh ngộ ra và than thầm: “Chết cha rồi! Bị lừa rồi! Nếu máy nói 2 giờ thì phải là 2 giờ, sao vừa mới mấy phút mà máy đã khởi động lại? Vội vàng nhấc máy, bấm số 611 là số tổng đài của T-Mobile. Tổng đài đang bận, hứa sẽ gọi lại. Người viết chờ một lúc, lại bấm 611 một lần nữa. Lần này thì gặp người nhân viên đại diện T-Mobile, người viết hỏi ngay: “Vừa rồi, bạn có đòi tôi trả $214.30 không?” Người nhân viên xem lại hồ sơ và nói: “Không! Không thấy ghi Note ở đây! Ông còn 2 ngày nữa mới tới hạn!” Giật mình than thầm: “Thôi rồi! Bị lừa thật rồi! Thằng này đúng là ma quỷ, nó “set up” hệ thống “cóp dê” T-Mobile như thật!” Không chần chừ một phút, người viết gọi ngay Credit Card vừa mới sử dụng, kể chuyện bị lừa và xin hủy thẻ này, làm thẻ khác và tuyên bố không chịu trách nhiệm những “transaction” xẩy ra từ lúc 9 giờ sáng đển sau này! Hãng Credit vội vàng xóa ngay tấm thẻ trên hệ thống và báo người viết biết là đã hủy cái “credit card” này và sẽ gửi thẻ mới trong vòng 7 ngày làm việc (không kể cuối tuần!).
Nghĩ lại mình thấy may là có người bạn gọi ngay lúc vừa chuyển tiền trả nợ xong, nếu không có ai gọi lúc ấy để mà chờ thêm vài tiếng đồng hồ nữa là “tiêu táng đường”! Những tên “hacker” ma quỷ này, toàn là “superman” có thể chôm được 1 người 200-300 đô la, thì với khoảng 1 triệu trường hợp bị lừa, chúng sẽ ẵm được 200 triệu đồng! Kinh khủng thật. Mới hai ngày trước đây, báo đăng tin FBI đã điều tra và bắt được 17 tên lừa gạt như thế qua điện thoại, mỗi tên chỉ cần lừa $50.00 thôi, nhân với 1 triệu người là 50 triệu! Có thể những cú lừa này đã nhập tới số điện thoại nhà của người viết rồi nên khoảng 2 tháng trở lại đây, người viết thỉnh thoảng nhận được những cú gọi lạ bằng tiếng Anh, mở đầu bằng câu đại loại như: “FBI đang điều tra một số hãng bảo hiểm sức khỏe, nhân thọ, xe hơi, đã đưa giá quá luật ấn định. Nếu bạn muốn hỏi về bảo hiểm xe, thì nhấn số 1, bảo hiểm nhà: bấm số 2, bảo hiểm y tế: Bấm số 3! Chúng tôi sẽ có chuyên viên giúp bạn.” Người nào ham rẻ mà bấm số… thì máy sẽ cho người gọi biết là họ đã gọi được đúng số Trời cho và tiếp theo là “tiền đặt cọc cho dịch vụ này chỉ có 20 đô thôi. Vâng, chỉ có 20 đô thôi, nhưng nếu lừa được 1 triệu người, thì số tiền này sẽ lên đến 20 triệu!
Lại có trường hợp nữa, bọn xấu gọi bạn (hay là để message) cho biết là “bạn đã ngẫu nhiên trúng số may mắn nên được hưởng một chầu du lịch Á châu hoàn toàn miễn phí cho 2 vợ chồng.” Người nào tham tiền thì trả lời.. tới.. tới.. tới, xong rồi là “mất mẹ” nó một số tiền $49.00 giữ chỗ tại Singapore, Nhật, Đại Hàn, Đài loan. Số tiền giữ chỗ này được bồi hoàn lại cho bạn môt khi bạn tới Singapore.. vân vân…”
Đó là những cái máy lừa gạt tiền dân Mỹ. Do đó phải cẩn thận: Không bao giờ nghe quảng cáo qua phôn nhà hay phôn tay. Không bao giờ ham rẻ mà mua đồ theo quảng cáo qua điện thoại. Không bao giờ nghe lời nhắn trên phôn nhà hay phôn tay mà có số 800, 888, 867…Ngay cả có người xưng đúng tên hãng bảo hiểm y tế của mình nữa. Vì nước Mỹ văn minh có lệ muốn thông báo điều gì cũng gửi thư qua Bưu Điện!
Các cụ xưa nói: “Cẩn tắc vô áy náy!” Thật, các cụ khôn quá! Nên chẳng có ai bị lừa!

Chu Tất Tiến.

Không có nhận xét nào: