Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Ăn regime vegetarian tôt hay có hại cho sức khoẻ ? - BS Phạm Hiếu Liêm


Xin chuyển lại các anh chị 1 link – đính kèm dưới đây - do anh BS Pham Hiếu Liêm gửi cho tôi về 1 công trình khảo cứu  của University of Graz bên Austria/Áo về vần đề ăn regime Vegetarian có tốt hay hại cho sức khoẻ của chúng ta. Anh BS Phạm Hiếu Liêm cũng là Giáo Sư Y Khoa về Geriatrics /bệnh lý người già.
<!>
          University Of Graz có thể xa lạ với  1 số chúng ta nhưng Đại Học này đã có từ nhiều thế kỷ nay bên Âu Châu. Trong các giáo sư dậy học tại Đại Học này thì ta phải nhớ tới các tên như Wegener  nhà astrophysicist đạ kiếm ra sự kiện là các lục địa trong nhiều triệu năm trước ở vị trí khác và  di chuyển liên tục , nay mới có ở vị trí chúng ta biết sau này.
Sự kiên này, các khoa học gia gọi là Continental Drift .
Chúng ta phải kể đến nhà bác học Kepler, tác giả của nhiều  luật / laws về Toán Học và Astrophysics như Mathematics of the motion of satellites, circular motion principles of Satellites etc. .Kepler cũng là người sáng tạo ra các kính viễn thị giúp đỡ các người có tuổi – như tôi - đọc sách.
Và chúng ta phải kể đến nhà bác học Nikola Testla mà bây giờ tên tuổi được người ta dùng và  dinh liền với chiếc xe hơi Testla chạy điện chứ không chạy săng , rất đắt tiền bên Mỹ bây giờ.

Tôi phải dài giòng giới thiệu với các anh chị không quen thuộc với University Of Graz là vì kết quả của công trình khào cứu Y Học của Trường Đại Học này – mà anh BS Phạm Hiếu Liêm gửi cho tôi – vô cùng khác lạ với quan niệm chúng ta sẵn có về ăn  theo regime vegetarian hay vegan (có trứng và sữa) .
Công trình khảo cứa trên 1320 người Áo cho ta thấy, khác với những điều chúng ta vẫn nghĩ, ăn regime vegetarian không làm cho sức khoẻ của chúng ta tốt hơn.
Những người theo cách ăn vegetarian hay bị đau yếu hơn, không sống và yêu đời một cách thoải mái hơn, có risk bị Cancer cao hơn, hay bi đau tim hơn và hay bị mắc bệnh tâm thần nhiều hơn.

Các người này cũng hay bị bệnh Tiểu Đường, bệnh nhức đầu và bệnh mục/sốp  xương (osteoporosis) hơn các người cùng lứa tuổi, cùng tinh trạng xã hôi nhưng ăn có thịt.
Bệnh Dị Ứng /allergy xẩy ra gấp đôi với các người ăn Vegetarian.
Họ cũng hay bị bệnh buồn thảm/depression. Bệnh lo âu /anxiety và hay phải đi khám bệnh hơn các người ăn uống thường lệ.
Đây là một khía cạnh về Y Khoa mà nhiều đồng nghiệp chúng ta không để ý hay không biết đến.
Tôi nghĩ đây là một vấn đề quan trọng mà bất cứ ai cũng phải lưu tâm

Cám ơn Giáo Sư Phạm Hiếu Liêm rất nhiều.

Rất thân mến
Nguyen Thuong Vu

http://thetab.com/uk/2017/02/16/vegetarians-unhealthy-mentally-disturbed-says-new-research-33067
HCD: Cám ơn Bác Sĩ Nguyễn Thượng Vũ.
-------


Vì bài dưới đây dài, tôi để chữ màu đen cho dễ đọc:
From: nguyenthuongvu [mailto:sham ongvu@ ahoo.com]
Sent: Friday, February 17, 2017 8:54 AM
To: nguyenthuongvu
Subject: binh luận giá trị của BS Huynh Kim Giam Ăn regime vegetarian tôt hay có hại cho sức khoẻ ?

Thưa các anh chị
Hôm qua tôi có gửi tới anh chị abstract về 1 công trình Y Tế do anh BS  Phạm Hiếu Liêm, giáo sư Y Khoa về bệnh lý Geriatrics gửi lại cho tôi.
Kết quả cũa công trình khảo cứu này khác với những quan niêm tôi có xưa nay về Vegetarian diet.
Tôi chuyển lại các anh chị cái link về công trình khảo cứu này của Đai Học Graz của Áo để các anh lưu tâm vì vấn đề ăn uống là vấn đề quan trọng cho chính chúng ta và cho các bệnh nhận của chúng ta.
Gửi cho các anh chị xong nhưng tôi vẫn phân vân, thắc mắc là tại sao mà mình không biết các tai hại của Vegetarian diet như vậy?

Tôi mới nhận được email cùa anh BS Huỳnh Kim Giám với bản tường trình nhiều chi tiết hơn về công trình khảo cứu y học này bên Áo. (link đính kèm)
Có một khía cạnh các anh chi cần biết là công trình này là computer interview các người trong cohort khảo cứu bên Áo năm 2014.
Các câu hỏi do các người Áo được huấn luyện trong 1 ngày để hỏi và ghi vào laptop các câu trả lời nhận được.
Một khía cạnh khác là các người ăn vegetarian regime có khai thực sự với các nhân viên đi interview về tinh trạng sức khoẻ của họ, về bao nhiêu lần họ đi khám các bác sĩ trong năm, vì họ hay lo âu và buồn bã (depression) , khó ngủ , cũng như họ có bị đau tim , tiểu đường…trong khi họ ăn uống theo regime vegetarian này.
Những lời khai này có ghi vào Laptop của các nhân viên làm interview
Về những bệnh kể trên và một số các bệnh khác thì các người Áo vegetarian quả là có nhiều bệnh hơn và ở tinh trạng sức khoẻ kém hơn các nười khác.
Về quality of life thì đây là một vấn đề nan giải hơn vì quan niêm chúng ta về Quality of Life nó rất subjective và có thể thay đổi với từng cá nhân.
Tuy nhiên ta cũng có thể hinh dung là nếu 1 người hay lo âu (anxious) hay buồn bã (depressed) với corollary là mất ngủ , kém appetite thì ta cũng dễ hiểu là quality of Life của họ có kém đi.

Theo như tôi hiểu thì số người 1320 người dùng trong công trình khào cứu được chia ra làm 4 group , mỗi group 330 người:
1)     pure vegetarian (không thịt không cá, không sữa & trứng..)
2)     vegan (ăn vegetarian công với trứng và sữa)
3)       Mediterranean diet  ( ăn cá, rất ít ăn thịt, nhiều olive oil, có whole grain..)
4)     carnivorous (ăn thịt steak, thịt heo , thịt cừu tha hồ).

Con số 1320  không phải là con số lớn, nhưng nó cũng không phải là con số nhỏ.
Chia 1320 người này thành 4 group , mỗi group 330 người thì tôi cũng đồng ý với modality này.

Có một câu hỏi mà người ta nêu lên mà công trình khảo cứu này không nói rõ là group số 1 và số 2 : 660 người ăn chay toàn diện hay ăn chay cộng thêm trứng.
Tại sao họ lại ăn như vậy ?
Đây là một là lựa  chọn của chính họ vì sở thích & lý do tín ngưởng hay là vì bác sĩ của họ đòi hỏi phải ăn như vậy vì các bệnh tật họ sẵn có (existing medical conditions).
Nếu họ là các nhà sư Phật Giáo, quen ăn chay từ thủa nhỏ thì vấn đề này không đặt ra. Nhưng nếu họ đang ăn thịt, ăn cá thì ta cần biết tại sao họ thay đổi cách ăn.
Nếu là vị các bệnh tật họ sẵn có thì công trình khảo cứu y học này mất đi rất nhiều cái giá trị của nó.

Xin cám anh BS Giám đã gửi link và cho những lời bàn rất giá trị
Tôi ước mong nhận được các lời bàn của các anh chị khác.
Rất thân mến
Nguyen Thuong Vu

Huynh Kim Giám :  Đây là link tới bài nghiên cứu nguyên thủy đăng tr.ong PLoS one năm 2014::
Nutrition and health–the association between eating behavior and various health parameters: a matched sample study
trong số 1320 người đó, chỉ có 02% là hoàn toàn vegetarian. Cọng thêm 0.8% những người ăn trứng và uống sữa thì ta có 1%, hay 13.2 người.
Con  số này nhỏ quá để kết quả của nghiên cứu làm theo pháp thống kê và căn cứ trên phỏng vấn có giá trị.
Tác giả nói về "health care" practice nhưng không nói dịnh nghĩa hay định vị các practices đó như thế nào; Những giòng này cũng hơi tối nghĩa:
Our multivariate analysis regarding health care has shown a significant main effect for dietary habits (p = .000) and confirmed that, overall, subjects with a lower animal fat intake demonstrate worse health care practices. Vegetarians and subjects eating a carnivorous diet rich in fruits and vegetables consult doctors more often than those eating a carnivorous diet less rich in meat.
khám bác sĩ thường xuyên là low hay high health care practice. Có gì khác nhau giữa lối ăn rau cỏ và lối ăn không có mỡ động vật? Không có mỡ động vật có nghĩa là không uống sữa, ăn trứng hay thịt thì cũng là ăn ... chay!
Tác giả cũng không định nghĩa quality of life là gì nên đoạn này cũng tối nghĩa:
Regarding quality of life, the main effect of the multivariate analysis of variance showed no significant difference between the dietary habit groups (p = .291). The results obtained in the univariate analyses of variance, however, revealed that vegetarians have a lower quality of life in the domains of “physical health” (p = .026) and “environment” (p = .037) than subjects consuming a carnivorous diet less rich in meat.

Tôi là người thích nhậu và đã nhậu thì hầu như chỉ ăn thịt và đồ béo nên ý kiến của tôi không thể xem là thiên vị cho người ăn chay. Các bạn trả lời tôi câu hỏi này: có nhiều nhà sư sống mạnh khỏe và thọ cho dù ăn chay từ bé: cơm, muối mè, rau đậu, tương, chao. Và cho dù tôi không "trọng" các thấy tu cho lắm, chúng ta biết là có những lão sư chân thiện và dức hạnh, và có thể tin được rằng những người đó, ăn trường chay. Thế thì nhận xét của tôi sai hay kết quả của "nghiên cứu" từ Áo nên xét lại?
mirordor

Không có nhận xét nào: