Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Cảm phục bé 9 tuổi chăm mẹ nằm liệt đã 9 năm trời

Chị Hường gầy trơ xương, đôi tay teo tóp nằm một chỗ suốt 9 năm nay.
Chị Hường gầy trơ xương, đôi tay teo tóp nằm một chỗ suốt 9 năm nay.

Dân trí Mẹ bị bệnh tật hành hạ đến khủng khiếp, bà nội cũng vừa đổ bệnh nằm một chỗ, khiến tình cảnh gia đình bé Trà My ở xóm nghèo Yến Giang, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đang ở tận cùng của nỗi bất hạnh. Nhìn bé tròn 9 tuổi, xinh như đóa hoa, chăm ngoan đói khát, sắp không thể đến trường ai cũng rớt nước mắt, tiếc nuối…<!>

Nhìn hình ảnh thương tâm, tội nghiệp bé Trà My (9 tuổi) ngồi thẩn thờ, bất lực bên người mẹ liệt giường- chị Hồ Thị Hường, 33 tuổi- gầy trơ xương, lở loét kẹp trong lá đơn cầu cứu đẫm nước mắt của ông ngoại Hồ Sỹ Hừng, xóm Yến Giang, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã thúc tôi tìm đến ngay với những con người bất hạnh.
Ngay những giây phút đầu tiên tôi thực sự đã không tin vào mắt mình một người phụ nữ bị bệnh tật đọa đày đến tội nghiệp, đến tận cùng của nổi khổ trần ai vẫn có thể sống lay lắt suốt 9 năm trời
Đôi chân của chị cũng gầy khô và đang hoại tử.
Đôi chân của chị cũng gầy khô và đang hoại tử.
Thành thật, phải can đảm lắm, vì cố sức cứu những mảnh đời trước mặt, tôi mới dám nhìn vào những vết thương, những mảng da lở loét, rỉ máu tươi tanh ở khắp lưng, mông, ven đùi và khớp gối trên tấm thân chẳng khác nào một thây ma của người phụ nữ bất hạnh. Nhiều chỗ, như ở khớp gối, da thịt lở loét, ăn sâu lộ rõ cả ống xương. Chỉ cần nhìn như thế, chỉ cần nhìn khuôn mặt nhăn nhó đến chai sạn, cũng đã hiểu người phụ nữ mới bước qua tuổi 30 đã phải chịu đựng những bệnh tật hành hạ, đau đớn đến nhường nào.
Nhiều chỗ, như ở khớp gối, da thịt lở loét, ăn sâu lộ rõ cả ống xương.
Nhiều chỗ, như ở khớp gối, da thịt lở loét, ăn sâu lộ rõ cả ống xương.
Khổ thân chị Hường, như lời ông Hừng (bố đẻ chị) đau đớn nói rằng, giá như trời thương đã đưa chị về thế giới bên kia, hay như để chị sống cảnh đời thực vật để chị không biết đến những cơn đau thấu xương tủy, không phải nhìn thấy thân hình lở loét, rỉ máu tươi tanh. Đằng này, trời lại độ cho chị cái đầu minh mẫn như một người bình thường, bắt chị phải sống để chịu đựng những cơn đau, nỗi khổ tận cùng của trần thế suốt 9 năm ròng.
“Có lẽ không có nỗi đau xương thịt nào như con gái tui đã phải chịu đựng. Có khi một vết thương sứt da chảy máu đã đau lắm rồi, đây em nó lở loét khắp người, đau đến phát ốm phát rét. Nhiều hôm em nó rên la khiến vợ chồng tui đau không thể chịu được. Có đêm hai vợ chồng không ngủ được, cùng cầu nguyện ông trời thương thì cho cháu lành bệnh để chăm con, còn không ông cho cháu nó đi cho đỡ khổ, chứ cháu nó sống thế nào như thế được”- ông Hừng hốc hác nhìn con nói với tôi.
Nhưng với chị Hường, đau đớn vì thể xác hẳn chưa đau, chưa tủi hờn bằng cảnh chị từng phút, từng giây phải chứng kiến bé Trà My- đứa con gái bé thơ, đáng yêu, là mầm sống duy nhất để chị hi vọng vào một phép màu – sống cảnh thiếu thốn tình thương, vật chất vì bố mẹ.
Một ngày không biết bao lần chị Hường phải rơi nước mắt vì bé Trà My yêu dấu của chị. Với chị, Trà My là đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi nhất nơi mảnh đất nghèo Hồng Lộc.
Bố bận đi làm thuê để có tiền chăm nuôi bà nội và mẹ, bé Trà My dẫu mới 9 tuổi đã tự tay chăm sóc mẹ như một người lớn. Trà My rửa ráy vết thương cho mẹ.
Bố bận đi làm thuê để có tiền chăm nuôi bà nội và mẹ, bé Trà My dẫu mới 9 tuổi đã tự tay chăm sóc mẹ như một người lớn. Trà My rửa ráy vết thương cho mẹ.
Rồi nắn xoa bóp, nắn nót từng cánh tay, ngón tay cho mẹ của mình.
Rồi nắn xoa bóp, nắn nót từng cánh tay, ngón tay cho mẹ của mình.
“Lúc mang thai cháu được 7 tháng, em bị phát hiện chứng bệnh “bầm dập tủy sống”. Mẹ mắc chứng bệnh nan y, nên các bác sĩ đã phải can thiệp bằng y khoa, cho mổ đẻ để cứu con gái. Từ ngày con gái chào đời em nằm liệt giường. Bao tiền bạc dành chạy chữa bệnh tật cho em, nên con gái em nó thiếu thốn đủ đường, phải ăn nước cháo để sống. Giờ mới lớn lên, con gái đã phải ở nhà lo cho mẹ. Nhìn con gái, em đứt ruột muốn chết đi cho cháu đỡ khổ phần nào”- chị Hường nhìn con gái ngây thơ đang rửa vết thương lở loét ở chân nước mắt rưng rưng.
Mới chỉ ở bên bé Trà My vài tiếng đồng hồ thôi mà tôi cũng đã quá xúc động trước tấm lòng của Trà My dành cho người mẹ tội nghiệp đang nằm chờ chết. 9 tuổi, mới chuẩn bị lên lớp 3, bố đi làm thuê chưa kịp về thăm mẹ, Trà My đã thoăn thoắt làm việc như một người lớn. Cô bé có khuôn mặt xinh xắn, đôi mắt trong veo gọn ghẽ rửa vết thương, chuẩn bị cơm nước cho mẹ.
Vừa khẽ nhẹ để đôi tay khi rửa vết thương để không làm mẹ đau, Trà My cưng nựng mẹ: “Mẹ à, mẹ đừng khóc nữa. Mẹ cố gắng lên nhé! Vết thương sắp lành rồi, không còn rỉ máu nữa mẹ à. Mẹ sẽ chóng khỏi bệnh thôi”.
Vừa dứt vệ sinh vết thương lở loét của mẹ, Trà My lại lao vào chuẩn bị bữa cơm tối cho mẹ. Bữa cơm tối dành cho mẹ tối nay có khá hơn, khi sau cơn bão một người dân trong xóm đánh được cá đồng, cho Trà My và mẹ em mấy con.
Vừa dứt vệ sinh vết thương lở loét của mẹ, Trà My lại lao vào chuẩn bị bữa cơm tối cho mẹ. Bữa cơm tối dành cho mẹ tối nay có khá hơn, khi sau cơn bão một người dân trong xóm đánh được cá đồng, cho Trà My và mẹ em mấy con.
Trà My vừa đút cơm vừa cưng nựng mẹ: “Mẹ à, mẹ cố ăn đi nhé! Rồi mẹ sẽ chóng khỏi bệnh thôi”. Chị Hường nuốt từng miếng cơm mà thương con đứt ruột.
Trà My vừa đút cơm vừa cưng nựng mẹ: “Mẹ à, mẹ cố ăn đi nhé! Rồi mẹ sẽ chóng khỏi bệnh thôi”. Chị Hường nuốt từng miếng cơm mà thương con đứt ruột.
Rồi Trà My không quên lấy cuốn sách truyện của một thầy giáo vốn là bạn của mẹ vừa mua tặng em sau một lần đến thăm mẹ bị bệnh. Câu chuyện về nghị lực, không đầu hàng, không gục ngã trước số phận bất hạnh của nhân vật trong cuốn sách được Trà My truyền tải tới mẹ đầy ấm áp, truyền cảm. Trà My đã khiến mẹ rưng rưng, rồi người mẹ bệnh tật của mình quên đi những cơn đau nhức đang hành hạ, ngủ thiếp đi…
Cô bé luôn dành thời gian để đọc sách cho mẹ nghe. Trà My hi vọng, những tấm gương không đầu hàng số phận sẽ cho mẹ em thêm nghị lực.
Cô bé luôn dành thời gian để đọc sách cho mẹ nghe. Trà My hi vọng, những tấm gương không đầu hàng số phận sẽ cho mẹ em thêm nghị lực.
Tôi ra sân ngồi với ông bà ngoại và mấy người hàng xóm tới nhà chơi, nghe kể thêm tình cảnh của gia đình cô bé mà thật sự ái ngại cho chuỗi ngày sắp tới của Trà My. Bình thường Trà My và bố mẹ sống bên nhà bà nội chỉ cách chưa đầy 15 phút đạp xe. Nhưng 2 năm trước bà nội của em cũng bị bệnh nặng, liệt phải ăn nằm một chỗ, một mình anh Cù Huy Thức (bố Trà My) vốn chỉ là làm nghề phụ hồ, không đủ sức chăm cả mẹ và vợ liệt giường, đã phải đưa vợ và con gái về nhờ ông bà ngoại săn sóc.
“Bố nó cũng khổ đủ đường, nợ nần hàng chục triệu, khánh kiệt, bất đắc dĩ phải gửi vợ con về cho ông bà ngoại. Vợ chồng tui thì già cả, đau yếu, đến cái nhà sắp sập đây cũng không có tiền sửa. Có lẽ sắp tới cháu Trà My phải nghỉ học thôi chú ạ”, câu nói của ông Hừng khiến chúng tôi ai cũng đau lòng, xót thương cho tình cảnh của Trà My.
Với tình cảnh quá bi đát của gia đình, Trà Mỹ có thể phải bỏ học. Không biết những tấm giấy khen này liệu Trà Mỹ có còn cơ hội để dành nó hay không?
Với tình cảnh quá bi đát của gia đình, Trà Mỹ có thể phải bỏ học. Không biết những tấm giấy khen này liệu Trà Mỹ có còn cơ hội để dành nó hay không?
Trà My trầm ngâm trước bệnh tình của mẹ và tình cảnh éo le, không biết về đâu của gia đình.
Trà My trầm ngâm trước bệnh tình của mẹ và tình cảnh éo le, không biết về đâu của gia đình.
Thật tiếc nuối nếu một ngày cô bé xinh xắn, lễ phép sẽ không còn đến trường nữa. Khi đó “ngọn nến” đầy hi vọng của người mẹ bệnh tật cũng sẽ tắt, bức tường bé nhỏ nơi căn nhà nhỏ của ông Hừng cũng sẽ không còn thêm những tấm giấy khen của đứa cháu thân thương. Nếu điều đó xẩy ra thì thương con quá đi, Trà My ơi…!!!
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 2622: Ông Hồ Sỹ Hừng (Ông ngoại cháu Trà My), xóm Yến Giang, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Số ĐT: 01666. 395.612

Không có nhận xét nào: