Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Tin Cập Nhật Thứ Sáu 14/7 - Lê Minh Nguyên

Pháp mừng Quốc khánh 2017 với Mỹ là khách mời danh dự --- Tại Paris, Trump và Macron tỏ thái độ đồng thuận trên nhiều hồ sơ --- Vở kịch ngoại giao Trump-Macron: Ai thắng ai? --- TT Trump cho nhà báo Trung Quốc thay vì Mỹ đặt câu hỏi
<!>
Paris hôm nay, 14/07/2017 đã tưng bừng cử hành lễ Quốc khánh với buổi duyệt binh truyền thống trên đại lộ Champs-Elysées. Đúng 100 năm sau ngày sang châu Âu tham chiến bên cạnh đồng minh trong cuộc Thế Chiến Thứ I, Mỹ đã trở thành khách mời danh dự của Pháp trong lễ kỷ niệm năm nay.
Trên khán đài danh dự ở quảng trường Concorde, Paris, tổng thống Mỹ Donald Trump hiện diện bên cạnh đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron để xem duyệt binh, trong lúc một đơn vị lính Mỹ có vinh dự mở đầu đoàn quân đi xuôi từ Khải Hoàn Môn xuống Concorde, và trên bầu trời Paris, phi đội biểu diễn F-16 của Không Quân Mỹ khoe tài cùng đội Patrouille de France của Pháp.

Cuộc diễn binh năm nay quy tụ hơn 3.700 quân nhân, 211 chiếc xe đủ loại trong đó có 62 chiếc môtô, 241 con ngựa, 63 phi cơ và 29 chiếc trực thăng.

Để vinh danh nước Mỹ, một đơn vị được mệnh danh là « Sammies », tên đặt cho lính Mỹ tham gia Thế Chiến Thứ Nhất, đã đi đầu đoàn diễn binh. Trước đó, cũng xẻ dọc đại lộ Champs-Elysées là phi đội 6 chiến đấu cơ F-16 Thunderbirds của Mỹ, cùng 2 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor đã bay tiếp, theo sau đội bay biểu diễn Patrouille de France của Pháp.
Lần sau cùng mà một tổng thống Mỹ tham dự lễ Quốc khánh Pháp là vào năm 1989, với tổng thống Mỹ thời ấy là George H. Bush được mời đến Paris nhân kỷ niệm 200 năm Cách Mạng Pháp. - RFI

***
Trong cuộc họp báo ngày hôm qua 13/07/2017, tại Paris, tổng thống Mỹ Donald Trump và nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron đã không tiếc lời ca ngợi quan hệ song phương. Tổng thống Mỹ khẳng định mối quan hệ vững chắc với nước Pháp. Còn tổng thống Pháp thì nói đến quyết tâm của hai nước cùng làm việc với nhau và gọi Donald Trump là một người bạn.

Trước đó, nguyên thủ hai nước đã gặp riêng, rồi sau đó hai phái đoàn Mỹ-Pháp tiến hành đàm phán. Hai bên nhấn mạnh đến sự đồng thuận song phương trên nhiều vấn đề được coi là ưu tiên, nhưng tránh đề cập đến bất đồng trong hồ sơ biến đổi khí hậu.

Tổng thống Pháp tuyên bố là hai nước hoàn toàn đồng thuận nhằm diệt trừ khủng bố. Nguyên thủ Mỹ khẳng định nước Pháp có khả năng tuyệt vời trong cuộc chiến này.

Về hồ sơ Irak và Syria, Emmanuel Macron cho biết là ngoài việc chống khủng bố, hai nước mong muốn tìm kiếm một giải pháp chính trị và để làm việc này, một « nhóm tiếp xúc» về Syria sẽ được thành lập, bao gồm đại diện 5 thành viên Hội Đồng Bảo An và các nước trong khu vực.

Về phần mình, Donald Trump hoanh nghênh thỏa thuận hưu chiến ở miền nam Syria và nhấn mạnh sự cần thiết phải đối thoại với Nga.

Liên quan đến những bất đồng, tổng thống Pháp khẳng định tôn trọng quyết định của Donald Trump rút nước Mỹ ra khỏi hiệp định khí hậu Paris 2015. Đáp lại, tổng thống Mỹ nói sẽ xem xét mọi việc sắp tới ra sao và có thể sẽ nói chuyện về hồ sơ này trong thời gian tới.

Khi được hỏi về lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, cả hai tổng thống Mỹ và Pháp đều có những lời lẽ ca ngợi nguyên thủ Trung Quốc nhưng tránh đề cập đến việc nhà ly khai, giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba qua đời. - RFI***
Donald Trump tại Paris, Nobel Hoà Bình Trung Quốc Lưu Hữu Ba từ trần trong lúc bị giam cầm, hải quân Trung Quốc vươn đến châu Phi, giới bảo vệ môi trường bị ám sát mỗi năm mỗi nhiều là những chủ đề trên các nhật báo Pháp phát hành trong ngày lễ quốc khánh 14/07.

Trang nhất của Le Monde đăng tấm ảnh lớn tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân từ Air Force One bước xuống cầu thang kèm với tựa : Đánh cược ngoại giao của Macron. Tổng thống Pháp muốn giúp khách mời thóat khỏi thế cô lập trên trường quốc tế. Bằng cách nào ? Le Figaro trả lời : như hai người bạn, trích nguyên văn tuyên bố của tổng thống Macron trong cuộc họp báo chung từ Điện Elysée. Một cách sát thực tế hơn, Libération đặt câu hỏi : liệu Macron sẽ thành công « dỗ ngọt » nhân vật bị xem là « kẻ bị quốc tế ruồng bỏ » từ bỏ xu hướng « nước Mỹ co cụm » hay không ? 

"Một người Mỹ tại Paris".

Câu trả lời trải rộng trên hai trang của nhật báo cánh tả kèm theo hai bài xã luận trình bày các quan điểm đối chọi nhau : ai có lợi trong vở kịch « một người Mỹ tại Paris ». 
Về phía Mỹ, theo nhà báo Isabelle Hanne từ New York, khi đồng ý đến Paris theo lời mời của tổng thống Pháp, ông Donald Trump, một người từng lên giọng chê Paris « là thành phố nguy hiểm mất hết ánh sáng quyến rũ » sẽ có cơ hội điều chỉnh lại thái độ chống Pháp. Thứ hai, đây là dịp để chủ nhân Nhà Trắng tạm tránh né tai tiếng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử 2016 mà nhiều chi tiết mới vừa rộ lên. Làm sao mà Donald Trump, một người hâm mộ xem diễn binh có xe tăng, kỵ binh, máy bay quân sự, có thể từ chối tham dự lễ quốc khánh Pháp. Nhưng quan trọng hơn hết, hai nước Mỹ-Pháp có quan hệ chặt chẽ và lâu đời, từ tình báo, an ninh đến thương mại. Tổng thống Trump và Macron, tuy quan điểm khác biệt nhau trên nhiều lãnh vực nhưng quyền lợi chung của hai nước vượt lên trên những dị biệt cá nhân. Cả hai cùng lập trường trên hồ sơ Syria và chống khủng bố. Những cú bắt tay trên khán đài danh dự trong buổi lễ diễn binh sẽ « xác định phục hồi sự vĩ đại cho nước Mỹ ». Trump thắng 0-1.

Về phía Pháp, Guillaume Gendron ở Paris cho rằng mỗi khi đón các con ngáo ộp quốc tế, từ Putin cho đến Trump, tổng thống Macron không ngại tốn thời gian và phương tiện. Mời tổng thống Trump sang Paris là để bàn thảo về những cuộc can thiệp viễn chinh. Điện Elysée gần như là tìm cách « tác động tâm lý, giựt dây » tổng thống Trump. Sau hai động thái, « bóp nát » máy ngón tay tổng thống Mỹ ở thượng đỉnh NATO và tuyên bố theo kiểu trên cơ « làm cho địa cầu vĩ đại hơn » đáp lại « nước Mỹ vĩ đại », khiến Nhà Trắng nhức nhối, chủ nhân Điện Elysée thay đổi cung cách. 

Tại G20, Macron bày tỏ ân cần với Trump nhiều lần trước ống kính truyền thông và ngày thứ Năm (13/07), khi bước xuống chiếc xe limousine trong sân viện bảo tàng quân đội Invalides, tổng thống Mỹ được tổng thống Macron đón tiếp bằng cú bắt tay thân ái và được phu nhân Brigitte hôn má hai lần. Đối với tổng thống Trump, đồng nhiệm nhỏ tuổi của ông « là một tay cừ khôi không dễ ăn hiếp ». Hoà 1-1.

Trump vẫn hơn Tập và Putin

Sự kiện tổng thống Pháp mời Donald Trump dự lễ quốc khánh nhân kỷ niệm 100 năm Hoa Kỳ gửi quân tham gia Thế Chiến Thứ Nhất bên cạnh quân đội Pháp, cũng tạo ra một số phản ứng chống đối, tuy thiểu số. (60% dân Pháp ủng hộ, theo môt kết quả thăm dò).

Xu hướng trách Macron thể hiện qua bài xã luận « Sai lầm » : Lẽ ra tổng thống Pháp chỉ nên mời Donald Trump là đủ rồi cần gì phải tiếp đón với lễ nghi trọng thị. Cố lôi kéo một người như Trump vào Hiệp Định Khí Hậu COP21 chỉ gây ô nhiễm thêm ở bên trong. Công luận Mỹ ủng hộ Trump không hiểu được thông điệp mà Pháp dành cho tổng thống của họ qua các nghi thức trọng thị này.

Đương nhiên, đây không phải là ý kiến của phe ủng hộ. Bài « Lãnh đạo » của Libération nhận định : Người ta có thể nói rằng đón tiếp ông Trump bằng nghi thức huy hoàng là chướng mắt. Tuy nhiên, ý muốn kéo tổng thống Mỹ ra khỏi xu hướng co cụm là ý hay. Đón tiếp ông ấy trong khi mọi người ghét bỏ là một cách thu phục nhân tâm. Nói thì có vẻ phóng đại nhưng đối với những người « đầu có sạn » như Trump thì biện pháp này sẽ thành công. 

Trên những vấn đề quốc tế như Syria, khí hậu, phòng thủ , thương mại quốc tế thì thế giới cũng như nước Pháp và châu Âu cần có Hoa Kỳ. Lẽ nào lại trao vận mệnh thế giới cho Putin và Tập Cận Bình mà chúng ta đã thấy họ cư xử như thế nào với những tiếng nói phản biện. Donald Trump cao giá hơn những định kiến về ông ấy. - RFI

***
Trong một cuộc họp báo chung với Tổng Thống Pháp hôm thứ Năm, ông Trump đã cho một nhà báo không phải là người Mỹ đặt câu hỏi và khước từ các phóng viên Mỹ một cơ hội hiếm hoi để đặt câu hỏi với vị tổng thống của họ.

Sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón nhận một câu hỏi cuối cùng từ một “nhà báo Mỹ”, ông Trump đã gọi một người tự giới thiệu mình là phóng viên của “Phoenix TV of China”.

Theo truyền thống, các cuộc họp báo chung do Tổng thống Hoa Kỳ tổ chức với các nhà lãnh đạo nước ngoài bao gồm hai câu hỏi từ các nhà báo của nước chủ nhà (trong trường hợp này là Pháp) và hai câu hỏi từ các nhà báo của nước thăm viếng (trong trường hợp này là Hoa Kỳ).

“Việc không dành câu hỏi cho nhà báo Mỹ có vẻ là một sự vi phạm quy ước rất rõ ràng.” Ông Jonathan Lemire, phóng viên đặc trách Tòa Bạch Ốc cho tờ Associated Press phát biểu trong một tweet.

Khi được yêu cầu bình luận về việc tổng thống quyết định gọi một phóng viên không phải là người Mỹ, Phó Tham Vụ Báo Chí của Tòa Bạch Ốc Sarah Huckabee Sanders nói với CNNMoney: “Giống như các thành viên trong ban truyền thông của Tòa Bạch Ốc, tổng thống muốn tự do báo chí và ông có thể gọi bất kỳ phóng viên nào ông chọn.”

Cho đến giờ, Hiệp Hội Thông Tin Viên Tòa Bạch Ốc (White House Correspondents Association – WHCA), đại diện cho các nhà báo có trách nhiệm tường trình tin tức liên quan đến nội các của Donald Trump, chưa tỏ thái độ gì về sự kiện này. Chủ tịch của WHCA, ông Jeff Mason, phóng viên Reuters, chưa đáp ứng yêu cầu bình luận.

Ông Trump, người nhiều lần cố gắng hạ uy tín các cơ quan truyền thông chính thống trong các cuộc vận động tranh cử, và trên Twitter, đã nhậm chức gần năm tháng mà không hề tổ chức một cuộc họp báo riêng nào.

Tuy nhiên, được biết, tổng thống đã tốn hơn một giờ đồng hồ nói chuyện không chính thức (off the record) trong chuyến bay đến Paris. Sau đó, ông đã yêu cầu một số câu phát biểu của mình được chính thức ghi nhận.

Nhà báo Trung Quốc được Trump chọn đặt câu hỏi với cả hai vị tổng thống, trước tiên nói chuyện với ông Macron bằng tiếng Pháp và sau đó nói chuyện với ông Trump bằng tiếng Anh. Với Tổng Thống Trump, nhà báo này hỏi: “Ông vừa gặp Chủ Tịch Trung Quốc trong Hội Nghị Thượng Đỉnh G20. Ông muốn tiếp tục làm việc với Trung Quốc như thế nào và ông nghĩ gì về ông Tập Cận Bình?”

Nhà báo Mỹ đầu tiên mà ông Trump cho đặt câu hỏi trong buổi họp báo là Cecilia Vega của ABC News, và câu hỏi được đặt ra là vấn đề nóng bỏng trong tuần này, việc một loạt email cố gắng dàn xếp cuộc gặp gỡ với một luật sư người Nga của Donald Trump Jr. - nguoiviet

2.
Indonesia đổi tên một phần Biển Đông, TQ phản đối

Trung Quốc hôm thứ Sáu tuyên bố việc đổi tên Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) là hành động vô nghĩa, sau khi Indonesia đổi tên khu vực phía bắc của vùng đặc quyền kinh tế của mình ở nơi này thành Biển Bắc Natuna.
Đây là hành động mới nhất nhằm tỏ ý phản kháng của các quốc gia vùng Đông Nam Á trước tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Được các nhà phân tích coi là hành động nhằm xác quyết chủ quyền lãnh thổ của Indonesia, phần biển mà Indonesia đặt lại tên là nơi Trung Quốc đang tuyên bố nằm bên trong đường chín đoạn, tức vùng biển mà Bắc Kinh coi là thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Hôm thứ Sáu, khi công bố bản đồ chính thức mới, Thứ trưởng Hàng hải phụ trách vấn đề chủ quyền trên biển của Indonesia, Arif Havas Oegroseno nói rằng vùng biển được đặt lại tên là nơi có các hoạt động dầu khí.
Tại Bắc Kinh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói ông không biết chi tiết về chuyện này, nhưng nói cái tên biển Nam Trung Hoa đã được quốc tế thừa nhận.

"Tôi thấy rằng việc một số quốc gia làm cái việc được gọi là 'đặt lại tên' là chuyện hoàn toàn vô nghĩa, không có ích cho các nỗ lực chuẩn hóa các địa danh," ông Cảnh Sảng nói trong cuộc họp báo thường lệ.

"Chúng tôi hy vọng là quốc gia có liên quan sẽ nhìn về cùng hướng với Trung Quốc và tiếp tục duy trì thích hợp tình thế thuận lợi hiện nay tại vùng biển Nam Trung Hoa, điều không dễ gì đạt được."

Indonesia nói rằng họ không phải là một quốc gia tranh chấp tại Biển Đông, nhưng đã có các cuộc đụng độ với Trung Quốc về quyền đánh bắt cá quanh khu vực Quần đảo Natuna.

Nước này đã bắt giữ các ngư dân Trung Quốc, đồng thời tăng hiện diện quân sự tại khu vực này trong thời gian 18 tháng qua, Reuters tường thuật.

Nên dùng tên gọi nào cho Biển Đông?

Đây không phải là lần đầu tiên Indonesia tiến hành đổi tên một phần vùng biển thuộc Biển Đông.

Hồi tháng Tám 2016, Jakarta đã lên kế hoạch đổi tên vùng biển quanh Quần đảo Natuna, khu vực ở phía tây bắc Borneo của Indonesia và vẫn nằm trong phạm vi 200 hải lí đặc quyền kinh tế của Jakarta.

Khi đó, báo South China Morning Post dẫn lời một quan chức chống đánh bắt cá lậu của indonesia nói rằng nước này sẽ "nộp đề xuất lên Liên hợp quốc" và nói "nếu không ai phản đối... khu vực đó sẽ có tên chính thức là Biển Natuna".

Việc đổi tên cũng không phải là hành động tiên phong của Indonesia.

Việt Nam từ lâu nay đã gọi vùng biển có tên quốc tế là South China Sea (tức biển Nam Trung Hoa) là Biển Đông, còn Philippines gọi là Biển Tây Philipines.
Trong những năm gần đây, một số học giả ASEAN đề xuất việc đổi tên thành Biển ASEAN.
Một số quốc gia Đông Nam Á đang có tranh chấp với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, và đang cạnh tranh với Trung Quốc trong việc khai thác dầu khí và nguồn hải sản ở Biển Đông.

Trung Quốc đã tỏ rõ quyết tâm ở đây với việc triển khai sức mạnh quân sự trên các đảo mà Bắc Kinh đã cho bồi đắp nhân tạo trên các bãi cạn và các bãi đá có tranh chấp.

Hồi tuần trước, Việt Nam đã gia hạn hợp đồng hoạt động khai thác dầu khí cho liên doanh hợp tác giữa Ấn Độ và hãng dầu khí quốc gia PetroVietnam trên thềm lục địa của Việt Nam, nơi Trung Quốc cũng tuyên bố là nằm trong đường chín đoạn.

Hôm thứ Tư, Philippines tuyên bố sẽ khởi động trở lại hoạt động khai thác dầu khí ở Bãi Cỏ rong vào tháng Mười Hai, địa điểm nằm cách bờ biển Philippines 85 hải lý và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. - BBC

3.
Báo Nhật: Trung Quốc yêu cầu gia đình Lưu Hiểu Ba hỏa táng thi hài --- Trung Quốc xóa sạch mọi hình thức tỏ lòng thương tiếc đối với Lưu Hiểu Ba

Nhà chức trách Trung Quốc đã yêu cầu gia đình của người đoạt giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba phải hỏa táng thi hài của ông và rải tro ngoài biển vì họ không muốn ông được chôn ở nơi mà những ta có thể tới tụ tập tưởng niệm, theo báo Asahi Shimbun của Nhật Bản.
Tờ báo này dẫn lời những người ủng hộ gia đình ông Lưu cho biết nhà chức trách đã liên lạc với tang gia vào ngày 13 tháng 7 và đưa ra yêu cầu này.

Tuy nhiên, gia đình đã từ chối và yêu cầu hoàn trả thi hài của ông Lưu, Asahi cho biết.
Bất kỳ huyệt mộ hay tượng đài nào dành cho nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng này được dựng lên ở Trung Quốc có thể trở thành điểm tụ tập của những người tiếc thương.

Bắc Kinh lo ngại rằng các cuộc tụ tập như vậy có thể đưa tới những lời chỉ trích chính phủ.

Do đó Bắc Kinh có phần chắc sẽ tìm cách kiểm soát cả đám tang của ông Lưu.
Nhà hoạt động Hồ Gia cũng nói với báo The Guardian của Anh rằng nhà chức trách đang làm áp lực đòi gia đình ông Lưu nhanh chóng hỏa táng thi hài của ông. Người thân chỉ được phép tổ chức “một buổi lễ tiễn biệt đơn giản, dưới sự giám sát nghiêm ngặt,“ ông Hồ nói.

Trong khi đó hãng tin Kyodo của Nhật Bản cho biết giới chức an ninh Trung Quốc đã quản thúc tại gia những người ủng hộ ông Lưu hôm thứ Sáu.
Nhà hoạt động Hồ Gia nói với Kyodo rằng cảnh sát Trung Quốc đã tăng cường an ninh ở nhiều nơi trong nước mà có thể nổ ra hoạt động biểu tình và quản thúc những người ủng hộ của nhà bất đồng chính kiến 61 tuổi này qua đời hôm thứ Năm. - VOA

***
Những người làm công tác kiểm duyệt của Trung Quốc ra sức xóa bỏ hình ảnh những ngọn nến, thông điệp ‘hãy an nghỉ’ và những lời thương tiếc khác dành cho ông Lưu Hiểu Ba khỏi mạng xã hội trong khi họ tìm cách dập tắt thảo luận về cái chết của nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng này.

Nhà hoạt động dân chủ 61 tuổi qua đời hôm thứ Năm vì ung thư gan dưới sự canh gác dày đặc của công an tại một bệnh viện ở thành phố Thẩm Dương, đông bắc Trung Quốc -- nhưng phần lớn người Trung Quốc vẫn không hay biết gì về cái chết của ông hoặc thậm chí không biết ông là ai.
Tìm kiếm tin tức về cái chết của ông trên công cụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc không cho kết quả nào. Mạng xã hội Weibo, một dạng Twitter của Trung Quốc, chặn việc sử dụng tên ông và chữ viết tắt "LXB" của tên ông (Liu Xiaobo).

Thậm chí cả những hình thức bày tỏ sự tiếc thương ít gây chú ý nhất trên Weibo cũng bị xóa bỏ.

Một người dùng đăng dòng chữ "RIP" (viết tắt của ‘Rest In Peace’ nghĩa là ‘hãy an nghỉ’) được khuyến cáo rằng nó đã bị xóa "vì vi phạm những quy định và luật pháp có liên quan" dù không hề nhắc tên Lưu Hiểu Ba.

RIP giờ là một trong số những cụm từ tìm kiếm bị chặn trên mạng truyền thông xã hội của Trung Quốc.

Người dùng đăng những emoji (biểu tượng thể hiện cảm xúc) hình ngọn nến lên Weibo cũng bị xóa. Khi truy cập vào mạng Weibo trên máy tính cá nhân, biểu tượng này không còn nằm trong số những lựa chọn biểu tượng cảm xúc nữa.

Tuy nhiên, với ứng dụng di động Weibo, biểu tượng ngọn nến vẫn còn nhưng những nỗ lực đăng nó lên đều bị chặn và kích hoạt một thông báo nói rằng "nội dung bất hợp pháp!".

Từ "cây nến" trong tiếng Trung Quốc cũng bị cấm.
Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ Internet thông qua một hệ thống kiểm duyệt được gọi là "Phòng Hòa Trường Thành" (Bức tường lửa dài) và theo dõi chặt chẽ nội dung nhạy cảm trên mạng truyền thông xã hội.

Những bình luận ca ngợi nhà bất đồng chính kiến này đã bị dọn sạch khỏi các trang mạng xã hội.

"Ông ấy là người dũng cảm trong thời đại này, lịch sử sẽ nhớ tới ông ấy dù sống hay chết," một người sử dụng đăng lên Weibo nhưng sau đó bị xóa.
Một người khác nói: "Ông, người vừa giải phóng, đã làm cho thế giới khác biệt, chúng tôi, những người vẫn còn trong tù, kính cẩn chào ông." - VOA

4.
Peru ra lệnh tạm giam cựu tổng thống Humala để điều tra tham nhũng

Một quan tòa Peru ra lệnh bắt giữ cựu tổng thống Ollanta Humala, 55 tuổi, và vợ ông ta hôm thứ 5 (13/7) trong khi họ đang bị điều tra về tội rửa tiền và những cáo buộc âm mưu có liên quan tới một vụ lùm xùm dính líu tới công ty xây dựng lớn của Brazil, Odebrecht.
Thẩm phán Richard Concepcion ra lệnh tạm giữ ông Humala và vợ của ông là bà Nadine Heredia phòng ngừa họ tẩu thoát, trong khi các công tố viên chuẩn bị hồ sờ truy tố.

Lệnh của tòa được đưa ra sau khi công tố viên German Juarez cho rằng hai ông bà Humala có âm mưu tẩy thoát khỏi Peru để lẩn trốn pháp luật và gây trở ngại cho cuộc điều tra đã kéo dài gần 3 năm.

Những cáo buộc chống lại ông Humala được đưa ra sau buổi điều trần của một cựu lãnh đạo Odebrecht, người đã khai rằng ông ta đóng góp bất hợp pháp 3 triệu USD vào chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2011 của ông Humala.
Cựu tổng thống Humala và vợ Heredia cũng bị cáo buộc đã nhận tiền từ cố tổng thống Venezuela Hugo Chavez trong một lần tranh cử tổng thống không thành công trước đây.

Các công tố viên cho rằng ông Humala, người vừa kết thúc nhiệm kỳ tổng thống năm 2016, không bao giờ công khai các khoản tiền đóng góp và cặp vợ chồng này cùng thông đồng dùng số tiền đó cho mục đích cá nhân.
Ông Humala phủ nhận những cáo buộc đó và gọi chúng là không có cơ sở.

Vào tháng 2, cũng quan tòa này đã ra lệnh bắt giữ một cựu tổng thống khác của Peru, Alejandro Toledo (nhiệm kỳ 2001-2006), vì những cáo buộc tương tự. Peru tin rằng ông Toledo đang sống ở tiểu bang California của Mỹ và đã yêu cầu Tổng thống Mỹ Donald Trump dẫn độ ông cho Peru để ông Toledo đối mặt với những cáo buộc nhận hối lộ trong một cuộc điều tra tham nhũng có quy mô lớn của khu vực.
Những khoản hối lộ của công ty Odebrecht bao gồm khoảng 29 triệu USD được chi trả ở Peru cho các dự án được tiến hành trong thời gian ông Toledo và 2 người kế nhiệm – Humaka và Alan Garcia – làm tổng thống.

Các giới chức hàng đầu ở khắp châu Mỹ Latin bị cáo buộc ăn hối lộ khoảng 800 triệu USD từ công ty Odebrecht. Công ty này thừa nhận những khoản hối lộ này khi ký một thỏa thuận nhận tội với Bộ Tư pháp Mỹ vào tháng 12/2016.
Một vụ việc tương tự có dính líu tới cựu tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, người vừa bị kết tội hôm thứ 4 (12/7) và nhận án 9 năm 6 tháng tù giam vì nhận hối lộ từ một công ty xây dựng khác của Brazil. - VOA

5.
Botswana bất chấp Trung Quốc, tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma

Các quan chức Botswana ngày 13/7 loan báo sẽ tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng, vào tháng sau. Điều này có nguy cơ khơi lên sự tức giận của Trung Quốc, một nước đầu tư lớn vào nền kinh tế của quốc gia Châu Phi này.
Đức Đạt Lai Lạt Ma dự kiến sẽ diễn thuyết về nhân quyền tại thủ đô Gaborone vào ngày 17 tới 19 tháng 8 và cũng sẽ hội kiến Tổng thống Botswana trong chuyến đi này.

Đức Dalai Lama, người đang sống lưu vong ở Ấn Độ, lâu nay bất đồng với Trung Quốc về vấn đề Tây Tạng. Trung Quốc gọi ông là kẻ phản động và ly khai. Đức Dalai Lama, người đoạt Giải Nobel Hòa bình vào năm 1989, nói ông mưu tìm nhiều quyền hơn cho Tây Tạng, bao gồm tự do tôn giáo, và nền tự trị thực thụ cho người dân Tây Tạng.
Nước láng giềng Nam Phi đã từ chối cấp visa cho Ngài ba lần kể từ năm 2009. Các đảng đối lập ở Nam Phi và Tổng giám mục Desmond Tutu nói điều này cho thấy tầm mức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Pretoria.

Nhu cầu nguyên liệu tăng nhanh của Trung Quốc đã biến nước này trở thành một trong những nước đầu tư lớn nhất ở Châu Phi và đối tác thương mại lớn nhất của Nam Phi. Các công ty nhà nước của Trung Quốc đã được trao các hợp đồng lớn để xây dựng đường sá, đập nước, nhà máy điện và sân bay ở Botswana. - VOA

6.
Tàu Trung Quốc kín đáo theo dõi Mỹ thử tên lửa tại Alaska

Đài truyền hình Mỹ CNN ngày 14/07/2017 dẫn một nguồn tin quân sự cho biết, một tầu dọ thám Trung Quốc đã neo đậu ngoài khơi Alaska theo dõi vụ thử tên lửa THAAD mới đây của Mỹ.
Nguồn tin này đã được phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Phòng Không Không Gian Bắc Mỹ, hạm trưởng Scott Miller xác nhận trong một thông báo. Ông cho biết đó là một tầu “liên lạc” hay “dọ thám”.

Vẫn theo thông báo này, chiếc tầu trên của Trung Quốc hoạt động một cách hợp pháp trên vùng biển quốc tế và chưa gây ra một mối lo ngại nào về an ninh, nhưng lưu ý là hiếm khi Trung Quốc tiến hành một hoạt động như thế tại vùng biển này.
Giới chức quân sự Mỹ chưa rõ ý định của tầu dọ thám Trung Quốc. Nhưng sự hiện diện của chiếc tầu này trùng khớp với thời điểm quân đội Hoa Kỳ tiến hành thử hệ thống lá chắn tên lửa THAAD tại Alaska. Hôm thứ Ba 11/07, Hoa Kỳ tuyên bố thử nghiệm thành công bắn chặn tên lửa.

Trung Quốc từ lâu nay vẫn luôn phản đối Hoa Kỳ triển khai THAAD trên bán đảo Triều Tiên, cho rằng hệ thống này rất có thể được sử dụng nhắm vào tên lửa Trung Quốc. Tuy nhiên, Hàn Quốc và giới chức quân sự Mỹ khẳng định THAAD chỉ nhằm để bắn chặn tên lửa Bắc Triều Tiên. - RFI

7.
ADB: Biến đổi khí hậu là một tai họa đối với Châu Á–Thái Bình Dương

Theo báo cáo công bố ngày 14/07/2017 của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ADB và Viện Nghiên Cứu Potsdam PIK, biến đổi khí hậu đe dọa ổn định và thịnh vượng kinh tế trong vùng châu Á Thái Bình Dương. 
Hiện tượng trái đất bị hâm nóng dẫn tới thiên tai, từ bão lụt đến hạn hán và nhất là đe dọa cả các rạn san hô trong khu vực. Vẫn theo báo cáo nói trên châu Á Thái Bình Dương là một khu vực có mức độ "rủi ro cao". Báo cáo nói trên kêu gọi các quốc gia trong vùng, đẩy mạnh đầu tư, chống biến đổi khí hậu và mạnh mẽ ủng hộ thỏa thuật môi trường Paris.

Báo cáo của ADB và viện nghiên cứu Potsdam cho biết thêm, nhiệt độ đang tăng thêm 8 độ C tại Tajikistan, Afghanistan, Pakistan và khu vực đông bắc Trung Quốc. Hậu quả còn tai hại hơn nữa nếu cộng đồng quốc tế thụ động trên hồ sơ này. 
Châu Á Thái Bình Dương là khu vực có tới 2/3 dân cư địa cầu cư ngụ và 9 trong số 15 nước trong vùng bị xem là những nơi bị hiện tượng trái đất đang nóng lên đe dọa. - RFI

8.
Ukraine gia nhập Liên Hiệp Châu Âu: Kiev muốn tiến nhanh, Bruxelles tìm cách kìm hãm

Thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu – Ukraina, ngày hôm qua, 13/07/2017, tại Kiev đã kết thúc với kết quả tương đối khiêm tốn. Hai ngày sau khi Bruxelles phê chuẩn hiệp định đối tác liên kết với Kiev, chính quyền Ukraina muốn thúc đẩy nhanh tiến trình gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, nhưng khối này tỏ ra thận trọng.
Từ thủ đô Ukraina, thông tín viên châu Âu, Stéphane Siohan giải thích :

Trên ảnh chụp chung kết thúc hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu – Ukraina, các khuôn mặt đều tươi cười. Tổng thống Ukraina Petro Porochenko đã nhấn mạnh đến việc bãi bỏ thị thực nhập cảnh Schengen và gần 100 ngàn người Ukraina dường như đã được hưởng biện pháp này, trong khi đó, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean Claude Juncker và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk khẳng định là trong ba năm qua, Ukraina đã đạt được các tiến bộ hướng về Liên Hiệp Châu Âu còn nhiều hơn hai thập niên trước.

Nhưng nếu đọc kỹ ẩn ý của thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh, người ta cảm nhận thấy rằng Kiev và Bruxelles không đạt được đồng thuận trên tất cả các vấn đề.
Thực vậy, trong hội nghị thượng đỉnh lần này, Petro Porochenko đã đề nghị châu Âu vạch ra một lộ trình cho Ukraina. Có nghĩa là ghi vào thông cáo chung một điều khoản liên quan đến triển vọng Ukraina gia nhập Liên Hiệp Châu Âu.

Thế nhưng, từ nhiều tuần qua, Bruxelles đã thương lượng với Kiev về nội dụng các cuộc đàm phán trong tương lai và theo nhiều nguồn tin ngoại giao, có ba nước với Hà Lan dẫn đầu, dường như đã từ chối có một văn bản cụ thể về triển vọng của Ukraina gia nhập Liên Hiệp Châu Âu.

Mặt khác, Liên Hiệp Châu Âu dường như yêu cầu Petro Porochenko hãy đẩy mạnh hơn các cải cách nội bộ và đấu tranh chống tham nhũng, trước khi đi xa hơn trong các cuộc đàm phán về việc gia nhập khối này". - RFI

9.
Venezuela: Hội Đồng Giám Mục tiếp tục phản đối việc bầu Quốc Hội lập hiến

Tại Venezuela, Giáo hội Công Giáo tiếp tục phản đối dự án lập Quốc Hội lập hiến của tổng thống Nicolas Maduro. Tuần trước, Hội Đồng Giám Mục Venezuela đã lên tiếng tố cáo một chế độ « độc tài ». Tuần này, Giáo hội kêu gọi chính phủ từ bỏ dự án Quốc Hội lập hiến, được dự kiến bầu vào ngày 30/07 tới.
Theo thông tín viên RFI Julien Gonzalez, tại Caracas, Hội Đồng Giám Mục Venezuela khẳng định, « Quốc Hội lập hiến chỉ làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng ». Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục, đức ôngVictor Basabe, nhấn mạnh : Dự án Quốc Hội lập hiến có mục đích áp đặt chế độ độc tài. Mục tiêu của dự án này là nhằm thiết lập một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, theo tư tưởng Marx và độc tài quân sự, xóa bỏ sự độc lập của các định chế quyền lực, đặc biệt là quyền lập pháp.

Để người dân có dịp bày tỏ ý kiến về dự án Quốc Hội lập hiến, phe đối lập tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức, vào ngày 16/07. Giáo hội Công giáo Venezuela đã kêu gọi người dân tham gia cuộc trưng cầu dân ý này. - RFI

10.
Các nhà lập pháp Hồng Kông chống Bắc Kinh bị miễn nhiệm

Tòa tối cao đặc khu Hồng Kông ngày 14 tháng 7 ra phán quyết không công nhận quyền đại biểu của 4 nhà tranh đấu cho dân chủ, lấy lý do những đại biểu này đã không đọc đúng lời tuyên thệ nhậm chức mà tất cả các đại biểu đều phải đọc trước khi chính thức làm việc, hay có những hành vi sai trái khi đọc lời tuyên thệ nhậm chức.
Phán quyết của Tòa tức khắc bị phe ủng hộ dân chủ lên tiếng phản đối, cho rằng Bắc Kinh đã sử dụng hệ thống tư pháp Hồng Kông để chận đứng mọi hoạt động cổ võ cho dân chủ ở đặc khu.

Phán quyết được Tòa đưa ra chỉ 2 tuần lễ sau khi Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Hồng Kông, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Hồng kong được Anh Quốc trao trả cho Hoa Lục.
Trong bài diễn văn đọc tại Hồng Kông, Chủ Tịch Tập Cận Bình nói rõ rằng Bắc Kinh không chấp nhận và không tha thứ cho bất kỳ ai có ý định thách thức quyền uy của Bắc Kinh hoặc muốn Hồng Kông tuyên bố độc lập, tách rời khỏi Hoa Lục. - RFA

11.
Bất đồng quan điểm, Hồng Y Mueller chỉ trích Đức Giáo Hoàng Francis

Bằng một hành động hiếm thấy. Hồng Y người Đức Gehard Mueller vừa công khai lên tiếng chỉ trích Giáo hoàng Francis về sự đối xử với cá nhân ông và các nhân viên khác trong Tòa Thành Vatican.
Trong một cuộc phỏng vấn của tờ báo Đức Passauer News Presse, Hồng y Mueller nói rằng vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo “không thể xử sự như vậy với mọi người”.

Đức Giáo Hoàng Francis trong một buổi họp ngắn ngủi hôm 30 Tháng Sáu cho biết sẽ không tái tục bổ nhiệm Hồng y Mueller vào chức vụ Chủ Tịch Giáo Đoàn Giáo Lý, hai ngày trước khi mãn hạn. Hồng y Mueller phàn nàn rằng Giáo Hoàng không cho biết lý do của quyết định giải nhiệm, cũng giống như trường hợp đối với ba giới chức cao cấp khác trong giáo đoàn ít tháng trước đây.

Giám đốc báo chí của Tòa thánh Greg Burke nói với CNN rằng không có lời ình luận vì đây là buổi họp riêng của Giáo hoàng..
Anrea Gagliarducci, chuyên gia về Vatican của hãng tin Catholic News Agency nói rằng sự phê phán của các Hồng Y như vậy không phải là mới lạ, đã từng có nhiều Hồng Y phê phán Giáo Hoàng Benedict XVI và John Paul II vì không vị giáo hoàng nào có thể vừa lòng tất cả mọi người. Ông cho rằng điều đáng chú ý là cách giải nhiệm Hồng Y Mueller, người có lập trường bảo thủ nhưng chưa bao giờ phê phán Giáo Hoàng Francis về những quan điểm cấp tiến của Ngài.

Hồng y Mueller được Giáo Hoàng Benedict XVI bổ nhiệm vào chức vụ Chủ Tịch Giáo Đoàn Giáo Lý mà Gíáo Hoàng cũng đã đảm nhiệm trước kia. Ở vai trò này Hồng Y Mueller được coi là người chống lại đường lối khai phóng của Giáo hoàng Francis trong nhiều vấn đề, đặc biệt là việc chấp nhận cho người ly dị và tái giá được nhận phép thông công.

Thay thế Hồng Y Mueller sẽ là Monsignor Luis Francisco Ladaria Ferrer, dòng Jesuit và hiện l2 nhân vật cao cấp thứ nhì trong Giáo Đoàn Giáo Lý. Mặc dầu không còn giữ nhiệm vụ gì ở Tòa Thánh nhưng vẫn còn là Hồng Y nghĩa là hàng giáo phẩm cao cấp trong giáo hội, cho nên lời chỉ trích Giáo Hoàng của Hồng y Gerhard Mueller được coi là bất bình thường khác hơn những người cấp bậc thấp, và là một trong những dấu hiệu cho thấy có sự không ổn định ở Vatican. - nguoiviet

Tin Hoa Kỳ
12.
NBC News: Cựu nhân viên phản gián gốc Nga tham dự cuộc gặp với Trump Jr. --- Các nhà lập pháp đòi con trai, con rể Trump ra khai chứng trong cuộc điều tra Nga --- Trump: Cuộc gặp giữa Trump con với luật sư Nga là bình thường --- Ứng viên giám đốc FBI: Điều tra Nga không phải là ‘vạch lá tìm sâu’

Một nhà vận động hành lang từng là nhân viên phản gián Soviet đã tham dự cuộc gặp gỡ với các trợ lý cao cấp của Tổng thống Mỹ Donald Trump, bao gồm con trai của ông, và một luật sư người Nga, NBC News loan tin hôm thứ Sáu. Tiết lộ này lại thêm vào những cáo buộc về những mối liên hệ khả dĩ giữa Moscow và cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái.
NBC News, không xác định danh tính nhà vận động hành lang người Mỹ gốc Nga này, cho biết một số quan chức Mỹ nghi ngờ ông ta vẫn còn những mối liên hệ với tình báo Nga, điều mà ông ta bác bỏ với mạng lưới truyền hình này.

Hãng tin AP cho biết nhà vận động hành lang này, được xác định danh tính là Rinat Akhmetshin, xác nhận ông ta đã tham dự cuộc gặp gỡ vào tháng 6 năm 2016 tại tòa nhà Trump Tower ở thành phố New York. Dù giới truyền thông xoáy mạnh vào cuộc gặp gỡ này, sự hiện diện của ông ta chưa được tường trình hay tiết lộ mãi cho đến thứ Sáu này.
Những email được Donald Trump Jr. tiết lộ trong tuần này cho thấy anh ta hăm hở muốn dự một cuộc gặp gỡ với luật sư người Nga Natalia Veselnitskaya sau khi biết rằng bà này có thể có thông tin gây tổn hại cho ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Tiết lộ vào cuối tuần trước về cuộc gặp gỡ ở Trump Tower là bằng chứng rõ ràng nhất cho mối liên hệ giữa ban vận động tranh cử của ông Trump với Nga, một chủ đề đã khơi lên các cuộc điều tra của các ủy ban Quốc hội và một công tố viên đặc biệt của liên bang.
Con rể của ông Trump, Jared Kushner, và cựu quản lý chiến dịch tranh cử Paul Manafort cũng đã có mặt trong cuộc gặp này.

NBC News cho biết nhà vận động hành lang người Mỹ gốc Nga này từng phục vụ trong quân đội Soviet và sau đó di cư sang Mỹ, nơi ông ta có quốc tịch kép. Ông ta phủ nhận bất kỳ mối quan hệ hiện thời nào với các cơ quan tình báo của Nga.

Tòa Bạch Ốc chưa bình luận gì về tin tức mà NBC News loan tải.
NBC News cho biết các đại diện của ông Kushner và ông Manafort đã từ chối bình luận, nhưng một luật sư của ông Trump Jr. cho biết ông đã nói chuyện với các nhà vận động hành lang này.
"Ông ta là công dân Mỹ," Alan Futerfas nói với NBC News. "Ông ấy nói rõ với tôi là ông ấy không làm việc cho chính phủ Nga và còn bật cười khi tôi hỏi câu hỏi đó."

Luật sư này cho biết ông Trump Jr. không biết gì về thân thế của người đàn ông này vào thời điểm đó. - VOA

***
Các nhà lập pháp chủ chốt của Mỹ đang điều tra những cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 muốn Donald Trump Jr. ra khai chứng về cuộc gặp gỡ vào tháng 6 năm 2016 tại tòa nhà Trump Tower ở thành phố New York với một luật sư người Nga, được nói là có thông tin có thể gây tổn hại cho chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton.
"Tiết lộ về chuyện Ban vận động Trump hăm hở có ý định có thể thông đồng với Nga là vô cùng đáng lo ngại," nhà lãnh đạo khối thiểu số Dân chủ ở Hạ viện Nancy Pelosi viết trên Twitter hôm thứ Năm.

Ngoài con trai cả, con rể của Tổng thống Donald Trump, Jared Kushner 36 tuổi, dự kiến cũng sẽ ra khai chứng trong một phiên điều trần kín. Các nhà lập pháp Đảng Dân chủ cũng đang đòi tước quyền đặc cách kiểm tra an ninh của ông Kushner, một cố vấn cao cấp của tổng thống,
"Dường như không có bất kỳ tiêu chuẩn đạo đức nào trong Tòa Bạch Ốc," bà Pelosi nói. "Quyền đặc cách kiểm tra an ninh của Jared Kushner phải được thu hồi ngay lập tức."

Ngay cả một số người trong cùng Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng nói rằng tốt hơn hết Tổng thống nên đưa tất cả con cái của mình ra khỏi Tòa Bạch Ốc, trong đó có Kushner, chồng của người con gái Ivanka.
Tại Washington, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Charles Grassley, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện, đã gửi một lá thư cho Trump Jr. yêu cầu ông ra khai chứng về cuộc gặp gỡ tháng 6 năm 2016 với luật sư người Nga, Natalia Veselnitskaya. Donald Trump Jr. đã nói rằng ông sẵn sàng ra khai chứng một cách tự nguyện, nhưng ông Grassley nói ông sẽ ra trát buộc ra khai chứng nếu cần thiết.

Ông Grassley cho biết không có câu hỏi nào bị hạn chế trong khi ủy ban điều tra điều mà cộng đồng tình báo Mỹ đã kết luận là sự can thiệp của Moscow vào cuộc bầu cử do đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đạo.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Coons nói: "Tôi mong muốn hỏi Donald Trump Jr. ông ấy nghĩ thế nào mà lại sốt sắng gặp gỡ một người đại diện một trong những đối thủ hàng đầu của chúng ta trên thế giới?"
Ủy ban của ông Grassley là một trong nhiều ủy ban của Quốc hội đang điều tra những liên hệ của ban vận động tranh cử của ông Trump với Nga, trong khi Robert Mueller, một cựu giám đốc FBI, đang tiến hành một cuộc điều tra hình sự nhắm vào sự can thiệp bầu cử của Nga và liệu tổng thống có cản trở công lý bằng việc sa thải một giám đốc FBI khác là James Comey hay không. Ông Comey khi đó đang lãnh đạo cuộc điều tra nhắm vào Nga trước khi ông Mueller tiếp quản.

Người đứng đầu khối đa số Cộng hòa ở Hạ viện, Chủ tịch Paul Ryan, kêu gọi ông Trump Jr. chấp hành yêu cầu của ông Grassley ra khai chứng.
"Tôi nghĩ bất kỳ nhân chứng nào được yêu cầu ra khai chứng tại Quốc hội đều nên làm như vậy," ông Ryan nói. - VOA

***
Tổng thống Donald Trump ngày 13/7 tiếp tục bênh vực cuộc gặp giữa con trai ông với một luật sư người Nga, mô tả đó là một tập tục thông thường trong lúc vận động tranh cử và khăng khăng rằng "không có gì xảy ra" sau cuộc gặp tháng 6 năm ngoái ấy.
Ông Trump phát biểu như vậy ở Paris trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dù một ngày trước, chính người được ông chọn lãnh đạo FBI tuyên bố rằng nên thông báo cho nhà chức trách về những yêu cầu gặp mặt với các cá nhân người nước ngoài lúc vận động tranh cử. Trước lời tuyên bố của ông Trump hôm nay, con trai ông nói sẽ suy nghĩ lại về hành vi của mình trong quyết định tham dự cuộc gặp đó.

"Ai cũng đồng ý tham dự cuộc gặp gỡ đó thôi," ông Trump nói. "Đó là tìm hiểu thông tin, nghiên cứu về đối phương."

Con trai Tổng thống tuần này công bố những email từ năm 2016 trong đó cho thấy anh có vẻ hăm hở chấp nhận thông tin từ chính phủ Nga có thể gây tổn hại cho chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton. Những email này được gửi trước khi diễn ra cuộc gặp giữa ông Trump Jr. với một luật sư người Nga mà cả Paul Manafort, cựu quản lý chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, và con rể của Tổng thống, Jared Kushner, đều tham dự tại tòa nhà Trump Tower.
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện, người theo đảng Cộng hòa, hôm thứ Năm cho biết ông sẽ yêu cầu ông Trump Jr. ra khai chứng trong cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử 2016 và sẽ trát buộc ra khai chứng nếu cần thiết. Những ai từ chối ra khai chứng đôi khi bị các ủy ban của Quốc hội khép tội khinh mạn.
Các cơ quan tình báo Mỹ quy trách chính phủ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm ngoái bằng hoạt động tấn công tin tặc để làm lợi cho ông Trump và gây tổn hại cho bà Hillary Clinton, đối thủ bên đảng Dân chủ. Các ủy ban của Quốc hội cũng như Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller đang điều tra sự can dự này. - VOA

***
Người được Tổng Thống Donald Trump đề cử vào chức vụ giám đốc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) hôm Thứ Tư bác bỏ ý kiến cho rằng cuộc điều tra về cáo giác có sự phối hợp giữa chính phủ Nga và ủy ban tranh cử của ông Trump là hành động “vạch lá tìm sâu” và hứa hẹn sẽ không để bị áp lực từ Tòa Bạch Ốc làm sai lệch nhiệm vụ mình.
Ông Christopher Wray, từng là một giới chức cao cấp trong Bộ Tư Pháp Mỹ, nói với các thượng nghị sĩ rằng ông sẽ không để chính trị xen vào nhiệm vụ của cơ quan FBI. Và ông cũng nói “chắc chắn” là không thề trung thành với tổng thống nào.

Khẳng định sự độc lập của mình, ông Wray nói “Tôi trung thành với Hiến Pháp và luật pháp. Đó những bảng chỉ đường trong suốt sự nghiệp của tôi, và tôi sẽ tiếp tục đi theo con đường đó cho dù là thử thách như thế nào.”
Trả lời một câu hỏi của Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham (Cộng Hòa, South Carolina), ông Wray, 50 tuổi, bày tỏ sự kính trọng dành cho điều tra viên đặc biệt Robert Mueller, cũng là một cựu giám đốc FBI, và nói rằng “tôi không nghĩ rằng ông Mueller đang làm việc ‘vạch lá tìm sâu’”.

Ông cũng cho hay không có lý do gì để nghi ngờ nhận định của các cơ quan tình báo Mỹ rằng Nga can dự vào bầu cử Mỹ qua việc tấn công các hệ thống điện toán, một điều mà ông Trump thường bác bỏ. - nguoiviet

13.
Mỹ: Du học sinh có thể phải xin visa lại hàng năm --- Mỹ yêu cầu các nước cung cấp thông tin về ứng viên xin visa

Bộ An ninh Nội địa Mỹ đang xem xét đề nghị đòi hỏi hơn 1,4 triệu du học sinh quốc tế đang học tập tại Hoa Kỳ mỗi năm phải đăng ký lại visa.
Đề nghị này là một phần trong kế hoạch tăng cường an ninh quốc gia bằng cách giám sát kỹ hơn lượng sinh viên quốc tế, theo tờ Washington Post.

Tờ báo dẫn hai giới chức không muốn nêu tên cho hay kế hoạch yêu cầu thay đổi quy định có thể mất tối thiểu tới 18 tháng và cần sự hợp tác của Bộ Ngoại giao.

Bộ Ngoại giao cấp visa, Bộ An ninh Nội địa quản lý và kiểm soát những ai ra vào nước Mỹ.
Nguồn tin này cho hay các giới chức Bộ An ninh Nội địa nêu quan ngại rằng visa dành cho du học sinh hiện mang tính ‘mở ngõ’ quá đà.

Theo báo cáo mới đây của cơ quan này, năm ngoái 2,8% du học sinh và những người cầm visa theo diện trao đổi du học sinh-nghiên cứu sinh đã ở lại Mỹ quá hạn visa, cao hơn gấp đôi tỷ lệ du khách tới Mỹ ở lại quá hạn.

Phát ngôn nhân của Bộ An ninh Nội địa, David Lapan, được dẫn lời cho hay: “Bộ đang cân nhắc nhiều biện pháp đảm bảo các chương trình di trú của Mỹ kể cả các chương trình về du học sinh học tập tại Mỹ, vận hành theo cách cổ súy lợi ích quốc gia, tăng cường an ninh quốc gia và an toàn công cộng, đảm bảo tính hội nhập của hệ thống di trú Mỹ.”
Mỗi năm có hơn 1 triệu du học sinh học tập tại Hoa Kỳ, đóng góp hàng tỷ đô la cho kinh tế Mỹ.

77% trong số này đến từ Châu Á, đông nhất là từ Trung Quốc và Ấn Độ. - VOA

***
Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ yêu cầu tất cả các nước cung cấp dữ liệu đầy đủ giúp rà soát các ứng viên xin visa nhập cảnh Hoa Kỳ để quyết định xem một du khách nào đó muốn vào Mỹ cóđề ra nguy cơ khủng bố hay không.

Theo văn kiện Reuters có được, các nước không tuân thủ quy định mới này hoặc không tiến hành các bước thực hiện trong vòng 50 ngày có thể sẽ đối mặt với chế tài du lịch.
Văn thư gửi tới các trụ sở ngoại giao của Mỹ ngày 12/7 là bản đánh giá toàn cầu về quá trình rà soát theo sắc lệnh sửa đổi hôm 6/3 của Tổng thống Trump tạm thời cấm nhập cảnh người từ 6 nước có đa số dân theo Hồi giáo.

Văn bản đưa ra một loạt các tiêu chuẩn Mỹ sẽ yêu cầu các nước thực hiện bao gồm phải ban hành hoặc có kế hoạch tích cực ban hành passport điện tử và thường xuyên báo cáo các trường hợp mất cắp passport với Interpol.
Văn kiện cũng yêu cầu các nước cung cấp bất kỳ thông tin nhận dạng nào khác về ứng viên xin visa, yêu cầu các nước không ngăn trở chuyển giao thông tin cho chính phủ Hoa Kỳ về các du khách tới Mỹ .

“Đây là lần đầu tiên chính phủ Mỹ đề ra các tiêu chuẩn về những thông tin cần cung cấp từ tất cả các nước đặc biệt hỗ trợ cho việc rà soát di trú và du khách tới Mỹ,” văn kiện mà Reuters trích thuật nêu rõ. - VOA

14.
Mỹ: Hơn 400 y bác sĩ bị bắt vì gian lận bảo hiểm

Các công tố viên Mỹ cho biết đã bắt giữ 412 y bác sĩ bị tố cáo tham gia đường dây gian lận bảo hiểm y tế, khai gian với bảo hiểm tổng cộng 1,3 tỷ đô la.
Trong số những người bị truy tố gồm bác sĩ, y tá, dược sĩ có 120 người bị tố cáo kê toa thuốc giảm đau nhóm opioid không cần thiết cho bệnh nhân. Các nghi can cũng bị tố cáo khai báo không thành thật với Medicare, RICA về quá trình điều trị không cần thiết về mặt y tế hoặc khai khống.

Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions ngày 13/7 tuyên bố đây là hoạt động gian lận bảo hiểm y tế lớn nhất bị phát hiện trong lịch sử Mỹ.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh đang tiến hành rút bằng hành nghề hoặc cấm hoạt động 295 y bác sĩ.

Các vụ bắt giữ vừa kể là kết quả chiến dịch của Lực lượng đặc nhiệm bài trừ gian lận Medicare. Từ năm 2007 tới nay, lực lượng này đã truy tố hơn 3500 y bác sĩ gian lận bảo hiểm lên tới 12,5 tỷ đô la khai khống. - VOA
|
Tin Việt Nam
15.
Mưa lũ tại các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, 14 người chết và mất tích

14 người chết và mất tích do mưa lũ tại các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, trong đó có bốn người trong một gia đình.
Hãng tin Reuters hôm thứ Sáu 14/7 đưa tin, 14 người chết và mất tích do mưa lũ kéo dài trong tuần vừa qua ở các tỉnh phía bắc Việt Nam.

Báo Tiền phong trích thông báo từ Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, cho biết đến sáng 12/7, mưa lũ và sạt lở đất những ngày qua đã làm chết 13 người, mất tích 1 người ở các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Hòa Bình.
Tại tỉnh Thái Nguyên có một người bị mất tích, trong khi mưa lũ làm hư hại gần 500 ngôi nhà và hơn 1.400 ha lúa ở 9 tỉnh nói trên.

Mưa lũ cũng gây lở đất và phá hủy cầu đường và hệ thống nước thải, ước tính thiệt hại tài sản và cơ sở hạ tầng lên tới hơn 40 tỷ đồng (tức 1,76 triệu đôla).

Đài truyền hình Việt Nam (VTV) cho biết một gia đình bốn người đều thiệt mạng khi đi xe ôtô bị nước lũ cuốn trôi tại một đập tràn ở tỉnh Thái Nguyên.

Cũng theo VTV, lở đất cũng chôn vùi một quán cà phê internet, làm hai trẻ em chết, và làm gián đoạn giao thông ở tỉnh Hà Giang.

Hôm 12/7, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra công điện, yêu cầu các bộ ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó mưa lũ tại các tỉnh Bắc bộ.
Trong khi đó, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao nên từ ngày 12-16/7 tới, khu vực miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông nhiều nơi, nhiều khả năng sẽ xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. - VOA

16.
Sắp khánh thành Đài tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma

Đài tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma năm 1988 đã hoàn tất và sẽ được khánh thành vào ngày 15 tháng 7 năm 2017, báo chí trong nước đưa tin.
Tượng đài được đặt tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, thuộc bắc bán đảo Cam Ranh. Sau hai năm thi công từ tháng 3 năm 2015, tượng đài đã hoàn tất giai đoạn 1.

Giai đoạn 1 bao gồm các hạng mục: phần tượng đài, khu trưng bày kỷ vật của các tử sỹ, quảng trường Hòa Bình, khuôn viên cây cảnh và lối lên xuống dành cho người khuyết tật.

Phần tượng đài chính có tên là “Những người nằm lại phía chân trời”, thể hiện một vòng tròn bao quanh những người lính đã chiến đấu và nằm lại giữa biển khơi với bàn tay nắm chặt lá cờ Việt Nam. Vòng tròn bao quanh được gọi là “Vòng tròn bất tử” tượng trưng cho hình ảnh 64 tử sỹ nắm tay nhau khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các hòn đảo chìm trong trận hải chiến Gạc Ma.
Trước bảo tàng trưng bày các kỷ vật có hình ảnh 64 bông hoa tượng trưng cho 64 tử sỹ bao quanh lá cờ Việt Nam.

Ngoài ra, quần thể khu tưởng niệm còn có một tấm bia lớn khắc danh tính của 64 chiến sỹ đã hy sinh đặt trước hương án. Đây được cho là nơi an ủi vong linh, thờ tự của những chiến sĩ đã ngã xuống trong trận chiến.
Tổng số vốn đầu tư cho công trình được cho là 130 tỷ đồng. Thông tấn xã Việt Nam cho biết số tiền đó có được là nhờ vào sự quyên góp của các tổ chức công đoàn và của người lao động trên cả nước cũng như của người dân trong và ngoài nước.

Buổi lễ khánh thành tượng đài vào ngày 15/7 theo dự kiến sẽ có sự tham dự của thân nhân 64 tử sỹ và 30 cựu chiến binh từng chiến đấu ở Gạc Ma cũng như quần đảo Trường Sa, tờ Dân Trí dẫn lời ông Nguyễn Hòa, chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa cho biết.
Trong trận hải chiến ngày 14/3 năm 1988, hải quân Trung Quốc đã chiếm đảo chìm Gạc Ma và một số thực thể khác thuộc quần đảo Trường Sa vào lúc đó đang do Việt Nam kiểm soát, khiến 64 chiến sỹ Việt Nam hy sinh và 11 người khác bị thương.
Thắng lợi trong trận hải chiến đó đã đánh dầu lần đầu tiên Trung Quốc đưa quân đến quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền. Kể từ đó, Trung Quốc đã củng cố vị trí của mình trên những thực thể chiếm được. Bắt đầu từ năm 2014, Trung Quốc đã cho tiến hành bồi đắp các thực thể này để xây dựng các cơ sở quân sự trên đó.
Mặc dù chính quyền Việt Nam cho xây cất tượng đài tưởng niệm Gạc Ma, nhưng những nhà hoạt động dân chủ trong nước lâu nay vẫn lên án việc chính quyền ngăn chặn họ có các hoạt động tưởng niệm trận hải chiến này. - VOA

17.
Tỷ lệ nợ công của Việt Nam tăng nhanh nhất --- Cấm báo chí dự họp tổng kết 6 tháng của Bộ TN-MT --- Người dân ASEAN ít tin vào chính phủ

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nợ công tăng nhanh nhất. Đây là công bố do Ngân Hàng Thế Giới đưa ra ngày 13 tháng 7 vừa qua.
Theo báo cáo cập nhất do World Bank thực hiện, hiện tổng nợ công của Việt Nam chiếm khoảng 63,7% GDP vào cuối năm 2016, rằng tỷ lệ nợ tính trên GDP tăng 10% trong vòng 5 năm qua tỷ lệ nợ tính trên GDP ở Việt Nam tăng 10% .

Vẫn theo World Bank, Việt Nam từng cam kết rất mạnh việc khôi phục kỷ cương ngân sách và để thực hiện được trong lúc này th2i phải có những biện  pháp tích cực và có chất lượng cao để củng cố ngân sách.

Số liệu từ Ngân Hàng Thế Giới World Bank cho thấy  năm 2016 mức bội chi ngân sách của Việt Nam ước tính tăng lên trong khoảng 6,5% GDP  so với  6,2% năm 2015, dẫn đến mức tổng nợ công gần 64% GDP cuối 2016.
Chuyên gia của World Bank còn cho rằng dù có thành tích tăng trưởng kinh tế ấn tượng nhưng nếu nợ công có khuynh hướng tiếp tục tăng như thực tế cho thấy thì Việt Nam sẽ phải đối diện tình trạng khó khăn về bền vững tài khóa. - RFA

***
Trong cuộc họp Tổng kết sáu tháng đầu năm mà Bộ Tài nguyên- Môi trường tổ chức vào sáng 14 tháng 7, báo chí không được phép tham dự.
Lý do được đưa ra là đây là cuộc họp nội bộ.
Báo Tuổi trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh trích lời các phóng viên nói rằng đáng ra đây là cơ hội của các vị lãnh đạo Bộ Tài nguyên- Môi trường giải đáp những thắc mắc về môi trường, nhất là chuyện cho phép đổ gần 1 triệu tấn chất thải bùn nạo vét xuống vùng biển Bình Thuận. - RFA

***
Công dân thuộc khu vực 5 nước ASEAN cảm thấy không có mấy lý do để tin tưởng vào chính phủ của họ.

Kết quả khảo sát Chỉ số về Cảm nghĩ Chính trị do Tạp chí Tài chính Kinh tế, Financial Times, thực hiện cho giai đoạn quí 2 năm nay và được truyền thông loan đi ngày 13 tháng 7 nêu ra như vừa nêu.

Theo kết quả đưa ra thì chỉ số này đã giảm ở ba trong năm quốc gia được khảo sát. Malaysia và Philippines có tăng: Malaysia tăng 1,5 điểm lên gần mức 32; Philippines tăng 2,1 điểm lên mức 55,5. Tuy nhiên chỉ số tăng của Malaysia ít hơn so với một năm trước.
Còn tại Việt Nam, chỉ số này đã giảm 1 điểm xuống 57,2 điểm. Một lý do dẫn đến điều này được đưa ra là do bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh, ông Đinh La Thăng bị bãi chức hồi tháng 5 vì làm thất thoát tài chính tại doanh nghiệp dầu khí quốc doanh PetroVietnam, thời điểm ông làm chủ tịch từ năm 2009-2011.

Tình trạng tham nhũng và quản trị kém tại Việt Nam và Indonesia khiến chỉ số giảm. Thái Lan giảm 3,9 điểm xuống mức hơn 51 một chút.
Khảo sát Chỉ số về Cảm nghĩ Chính trị do Financial Times thực hiện dựa vào phỏng vấn 5 ngàn người dân tại các nước Indonesia, Philippines, Thai Lan, Malaysia và Việt Nam. - RFA

18.
Nhà cầm quyền Huế cướp đất, dời mộ bà Mỹ Phi

Thay vì phục hồi di tích như đã hứa, nhà cầm quyền thành phố Huế đã đưa ra mốc thời gian ép Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc phải di dời mộ bà Mỹ phi, thứ phi vua Tự Đức, đến chỗ khác và san ủi khu đất này làm bãi giữ xe .
Nói với Báo Thanh Niên, ông Tôn Thất Giáp, một trong 3 thành viên Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc tham dự cuộc họp với Ủy ban thành phố Huế và các cơ quan chức năng liên quan vào chiều 12 Tháng Bảy, cho biết, chính quyền Huế đã đưa ra mốc thời gian chậm nhất là ngày 18 Tháng Bảy, 2017, Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc phải thống nhất phương án di dời mộ bà Tài nhân Cửu giai họ Lê Thị, Thụy Thục Thuận, (bà Mỹ Phi) thứ phi của vua Tự Đức, vừa bị cố tình san phẳng để lấy đất làm bãi giữ xe hơi cho khách du lịch tham quan khu lăng mộ vua Tự Đức.

Tại cuộc họp, Ủy ban thành phố Huế đã công bố công văn hỏa tốc của Ủy ban tỉnh Thừa Thiên-Huế kết luận cuộc làm việc ngày 11Tháng Bảy: “Thống nhất di dời lăng mộ khỏi phạm vi thực hiện bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức – lăng Đồng Khánh. Giao cho Ủy ban thành phố Huế chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, Sở Kế hoạch đầu tư, các đơn vị liên quan và công ty Chuỗi Giá Trị làm việc với Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc để thống nhất vị trí, phương án di dời theo quy định và phù hợp với điều kiện thực tế, báo cáo Ủy ban tỉnh trước ngày 15 Tháng Bảy”.

Tuy nhiên, tại cuộc họp, phía đại diện Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc vẫn tiếp tục yêu cầu đơn vị đầu tư dự án phải bồi hoàn mọi tổn thất và khôi phục lại lăng mộ của bà Mỹ Phi ngay vị trí huyệt mộ đã được phát hiện như cam kết trong cuộc làm việc tại Thanh tra Sở Sở Văn hóa Thể thao ngày 26 Tháng Sáu.
“Nếu chính quyền vẫn cương quyết ép buộc di dời, con cháu Nguyễn Phúc Tộc sẽ có đơn gửi Thủ tướng và UNESCO xin can thiệp”, ông Tôn Thất Giáp nói. - nguoiviet

19.
Số người chết do sốt xuất huyết ở miền Nam Việt Nam tăng 50%

Viện Pasteur Sài Gòn cho hay, trong sáu tháng đầu năm nay, tại miền Nam Việt Nam, số người bị sốt xuất huyết tăng 11% và số người chết tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo Tuổi Trẻ, tính từ đầu năm đến nay, Viện Pasteur Sài Gòn thống kê có 29,329 người ở miền Nam Việt Nam bị sốt xuất huyết, 15 người trong số này đã thiệt mạng (năm ngoái 10 người).

Dẫn đầu các tỉnh, thành phố về số bệnh nhân bị sốt xuất huyết là Sài Gòn (trung bình 495 ca/tuần), kế đó là Bình Dương (155 ca/tuần), tiếp theo là An Giang (109 ca/tuần).

Từ hạ tuần Tháng Sáu đến nay, sốt xuất huyết trở thành sự kiện được nhiều tờ báo cùng loan tải vì lan rộng ở Cần Thơ, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang,… kể cả trên những hòn đảo xa đất liền như Phú Quốc, Thổ Châu (cùng thuộc tỉnh Kiên Giang).
Chẳng riêng miền Nam, sốt xuất huyết cũng đang lan rộng tại miền Bắc. Hà Nội đang dẫn đầu về số ca bị sốt xuất huyết ở vùng này. Hồi hạ tuần Tháng Sáu, Sở Y Tế Hà Nội loan báo tại quận Đống Đa có 88 ổ dịch sốt xuất huyết, số lượng ổ dịch sốt xuất huyết tăng khoảng chín lần so với sáu tháng đầu năm ngoái. Quận Hoàng Mai có 83 ổ dịch sốt xuất huyết, tăng khoảng bảy lần so với cùng kỳ năm trước. Số người bị sốt xuất huyết ở các quận Cầu Giấy, Ba Đình, Hoàn Kiếm tăng 5.5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài dịch sốt xuất huyết, ngành y tế ở miền Nam còn phải vật lộn với dịch tay-chân-miệng (lở loét ở tay, chân, miệng do virus, có thể gây tổn thương cho não), ngành y tế ở miền Bắc thì vật lộn với dịch viêm não Nhật Bản (có thể khiến người bệnh bị liệt, rối loạn về vận động, ngôn ngữ, trí tuệ suốt đời) đang lan rộng.
Tại Việt Nam, sốt xuất huyết, tay-chân-miệng, viêm não Nhật Bản thường xuyên bùng phát thành dịch. Trước kia, các viên chức hữu trách về y tế tại Việt Nam thường cho rằng tình trạng vừa kể là vì các diễn biến bất thường về thời tiết, vì ý thức phòng ngừa của dân chúng kém. Gần đây, họ đã nhận định khác.

Hồi cuối tháng trước, ông Phan Trọng Lân, viện trưởng Viện Pasteur Sài Gòn, nói với tờ Tuổi Trẻ rằng, sau khi theo dõi diễn biến sốt xuất huyết tại miền Nam, cơ quan này nhận thấy, sốt xuất huyết giờ xuất hiện quanh năm, kể cả trong mùa khô.

“Giám sát bệnh cho thấy sốt xuất huyết đang dịch chuyển nơi mắc bệnh, từ Tây Nam Bộ sang các tỉnh có tốc độ phát triển và công nghiệp hóa nhanh như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sài Gòn,” ông nói.

Ông cho hay, tuổi người bị sốt xuất huyết cũng tăng, trước 2007 chỉ 20% bệnh nhân sốt xuất huyết là người lớn nhưng gần đây, tại các địa phương có tốc độ đô thị hóa cao, số bệnh nhân sốt xuất huyết là người lớn dao động trong khoảng từ 35% đến 54% tổng số bệnh nhân.

Ông nhận định, sốt xuất huyết có liên quan với đô thị hóa. Theo ông, đô thị là nơi thu hút nhân lực từ các nơi và đó là lý do dịch bệnh di chuyển từ chỗ có đến chỗ không, khiến quần thể dễ cảm nhiễm với dịch bệnh gia tăng. Dịch bệnh nói chung ở các đô thị dễ lây lan vì mật độ dân cư ở các đô thị cao. Lối sinh hoạt tại các đô thị tạo ra các tiền đề thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Chẳng hạn chậu kiểng, túi nylon, vỏ chai,… vương vãi khắp nơi giúp muỗi sinh sôi, nảy nở dễ hơn, ngăn chặn sốt xuất huyết khó hơn. - nguoiviet

20.
Chỉ trích Hà Nội vi phạm nhân quyền, GS Thayer không được CSIS mời diễn thuyết?

Với những ai quan tâm đến tranh chấp Biển Đông, Hội Nghị Biển Đông được Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS) tổ chức hàng năm tại Hoa Thịnh Đốn là một sự kiện quan trọng.
Một tuần trước ngày khai mạc Hội Nghị Biển Đông của CSIS năm nay, được tổ chức vào ngày 18 tháng Bảy, giáo sư Carl Thayer, một diễn giả thường xuyên có mặt tại hội nghị, post lên trang Facebook của mình tấm hình chụp ở hội nghị năm 2016. Đi kèm hình là dòng chú thích thoáng chút ngậm ngùi:

“Hình này chụp lúc tôi nói chuyện tại buổi Hội Thảo Biển Đông ở CSIS tại Hoa Thịnh Đốn. Tôi không được mời năm nay bởi Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, nhà tài trợ của họ, không muốn mời những diễn giả từng nói chuyện ở các hội nghị trước đây vì cần phải có sự ‘đa dạng’. Năm ngoái tôi cũng không được mời đến cuộc hội nghị Biển Đông ở Nha Trang do Học Viện Ngoại Giao Việt Nam tổ chức với lý do ‘viện dẫn’ là vì nhu cầu tương tự. Sở dĩ tôi dùng chữ “viện dẫn” là vì đã có những lý do trái ngược nhau để giải thích việc tôi không được mời.”

Không được mời diễn thuyết
Trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt, giáo sư Carl Thayer (chuyên gia nghiên cứu về Châu Á và Biển Đông, từ năm 2010 đến nay đã có hơn 85 bài diễn thuyết khắp nơi trên thế giới về đề tài tranh chấp Biển Đông), cho biết một số thân hữu của ông tại Bộ Ngoại Giao Việt Nam không hài lòng về việc ông không được mời tham dự hội nghị, đã đặt vấn đề, và được cung cấp “những lời giải thích khác nhau”. Ông kể:
“Họ đưa ra một lý do mơ hồ là năm nay không mời người Úc nào cả, hay tôi sẽ không được mời với tư cách một người Úc [GS Carl Thayer là người Mỹ sinh sống ở Úc – NV]. Cũng có giải thích là tôi đã làm phật lòng một giới chức cao cấp vì một lý do nào không rõ. Tôi đoán có lẽ là vì bài diễn văn của tôi về ‘Vấn Đề Biển Đông và Nhân Quyền tại Việt Nam’ trong buổi hội thảo của Cộng Đồng Người Việt tại Úc, vào tháng Sáu năm 2016. Dĩ nhiên cũng có thêm lý do nữa là vì tôi phê phán Trung Quốc rất nặng nề, và như thế, được xem như là phe nhà của Việt Nam rồi, nên họ muốn dành tiền để mời thêm những học giả khác vào quỹ đạo của họ.”

Giả thuyết của giáo sư Carl Thayer là ông không được Hà Nội (phe nắm hầu bao ban tổ chức Hội Nghị Biển Đông của CSIS) mời diễn thuyết về đề tài mà ông rất am tường, chỉ vì đã đụng chạm đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam, có lý chút nào không?

Có ít nhất là một người đồng ý với suy nghĩ này của ông, rằng nhà cầm quyền Hà Nội không thích vấn đề vi phạm nhân quyền của họ bị nhắc đến.
Bàn tay dấu kín của Hà Nội
Ký giả Greg Rushford, một phóng viên điều tra kỳ cựu ở vùng Hoa Thịnh Đốn, trong bản tường trình “How Hanoi’s Hidden Hand Helps Shape a Think Tank’s Agenda in Washington” (Bàn tay dấu kín của Hà Nội ảnh hưởng đến nghị trình của một viên nghiên cứu ở Hoa Thịnh Đốn như thế nào?), phổ biến ngày 11 tháng Bảy, 2016, đưa ra nhận xét của ông về sự thiếu minh bạch của CSIS về nguồn tài trợ của tổ chức cũng như sự xung đột quyền lợi đến từ nguồn tài trợ.

Mở đầu bản tường trình, ký giả Rushford viết: “Thứ Ba ngày 18 tháng Bảy tới đây là một ngày trọng đại của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), một trong những viện nghiên cứu uy tín hàng đầu của Hoa Thịnh Đốn trong hơn nửa thế kỷ qua. Hội nghị hàng năm lần thứ bảy về Biển Đông của CSIS, như lần đầu tiên năm 2011, sẽ lại một lần nữa lưu ý dư luận về thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.”
“Các diễn giả từng được cơ quan an ninh quốc gia của Hoa Kỳ chứng nhận là lý lịch ‘ổn’, sẽ được vời đến từ Singapore, Việt Nam, Philippines và các nơi khác ở Châu Á. Họ sẽ sát cánh với các chuyên gia hàng đầu của Hoa Kỳ, từ những tổ chức uy tín như Trường Cao Đẳng Hải Quân Hoa Kỳ và Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Tranh Hải Quân. Thượng nghị sĩ Cory Gardner, một đảng viên đảng Cộng Hòa từ Colorado, người điều phối nhóm thảo luận về Châu Á của Ủy ban Đối ngoại, sẽ khai mạc hội nghị bằng bài diễn văn về ‘Tiếp nối vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở Châu Á – Thái Bình Dương'”.

Ông nêu vấn đề: “Vậy ai đã là người rộng rãi tài trợ cho các cuộc hội nghị nhằm khuyến khích tầm quan trọng của việc tiếp tục vai trò lãnh đạo của Mỹ ở Á châu?”

Và ông tiết lộ: “Chủ tịch kiêm tổng giám đốc của CSIS, ông John Hamre, đã tránh né câu hỏi này trong suốt sáu năm qua. Chẳng hạn, vào tháng Bảy năm ngoái, CSIS công bố rằng Hội Thảo Biển Đông kỳ thứ Sáu đã’được thực hiện với sự hỗ trợ chung cho CSIS’. Công bố này không chỉ quá mơ hồ chẳng nói rõ được điều gì, mà còn là một sự ‘bóp méo sự thật’ một cách trắng trợn, theo một nguồn tin muốn được giữ kín. Để chứng minh điều mình nói, nguồn tin này đã cung cấp cho tôi [Greg Rushford – NV] tài liệu mật của nội bộ CSIS, cho biết chính xác tiền đến từ đâu.”
Ký giả Greg Rushford khẳng định: “Những bản ghi nhớ, email và nhiều tài liệu khác cho thấy tổng giám đốc CSIS, ông John Hamre đã có một ‘thiên thần’ bí mật ở Hà Nội. Và ‘thiên thần’ này có tiếng nói quan trọng trong việc ai được mời và ai không được mời đến tham dự các hội nghị hàng hải hàng năm của CSIS. Nhà hảo tâm bí mật của CSIS là một đơn vị của Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Theo trang web chính thức, đơn vị này có tên là Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, làm việc trực tiếp với Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam. Phạm Bình Minh, hiện là Phó thủ tướng Việt Nam, là thành viên cao cấp của Đảng, nắm chức bộ trưởng ngoại giao từ năm 2011.”

Ký giả Greg Rushford cho biết “Kể từ năm 2012, chính phủ Việt Nam đã tặng cho CSIS hơn $450,000 Mỹ kim để tổ chức các hội nghị Biển Đông hàng năm. Tổng Giám Đốc John Hamre nhất quyết từ chối trả lời những câu hỏi liên quan đến việc này, được liên tục gửi đến.”

Không những vị lãnh đạo cao cấp nhất của CSIS không trả lời báo chí, trong đó có tờ New York Times, về nguồn tài trợ, mà website của CSIS, vẫn theo ông Greg Rushford, cũng rất mơ hồ về điểm này. Đâu đó trên website của CSIS ghi rằng Học Viện Ngoại Giao Việt Nam (the Diplomatic Academy of Vietnam – DAV) có tặng cho CSIS “trên $5,000 nhưng dưới $99,000 đô la”, nhưng không hề giải thích Học Viện Ngoại Giao Việt Nam chính là một đơn vị của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, mà cũng không giải thích là món tiền được tặng sẽ được dùng vào việc gì.

Ngoài việc CSIS không nói rõ nguồn tiền tài trợ, phóng sự điều tra của Greg Rushford còn vạch ra là có một số xung đột quyền lợi khi ông Murray Hiebert, một cố vấn tối cao của CSIS từng làm ăn ở Việt Nam.
Xung đột quyền lợi hay sai lầm đạo đức?
Đơn cử một thí dụ về xung đột quyền lợi, phóng viên Greg Rushford viết: “Vào năm 2015, ông Murray Hiebert từng bị chỉ trích vì ông nhất định từ chối không đưa ra những phân tích có tính cách chỉ trích việc đàn áp nhân quyền của Việt Nam. Ông Hiebert cũng từng ra lệnh cho nhân viên an ninh lôi một nhà đấu tranh đòi nhân quyền cho Việt Nam người Mỹ gốc Việt ra khỏi khuôn viên của CSIS, sau khi bị giới chức của Hà Nội áp lực phải làm như thế.

Trong phần cuối phóng sự điều tra khá dài, ký giả Greg Rushford viết: “Độc giả sẽ tự rút ra kết luận về những gì Hà Nội đã đạt được khi tài trợ cho CSIS. Trong những năm được đề cập trong bài viết này, chương trình nghị sự về Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn có những phần chính. Hà Nội muốn tạo ra một bầu không khí trao đổi ý kiến để thúc đẩy quan hệ ngoại giao và an ninh chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Các nhà phân tích của CSIS cũng muốn điều đó. Hà Nội muốn Tổng thống Barack Obama tới thăm Việt Nam, để giúp quan hệ đôi bên thắt chặt thêm, CSIS cũng ủng hộ chuyến đi đó. Hà Nội muốn Washington dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí nguy hiểm cho chế độ cộng sản. Các nhà phân tích của CSIS cũng chia sẻ quan điểm ấy. Và Việt Nam muốn có sự hỗ trợ của Mỹ đối với hợp đồng thương mại Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. CSIS cũng cổ vũ điều đó. Dĩ nhiên lãnh đạo của CSIS có thể lập luận rằng việc thúc đẩy một quan hệ chặt chẽ hơn giữa Mỹ và Việt Nam cũng là điều hợp lý.”

Vấn đề nằm ở chỗ, Greg Rushford vạch ra: “Nhưng trên tất cả mọi thứ khác, nhà cầm quyền Việt Nam muốn giới trí thức ưu tú có thể ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại ở Hoa Thịnh Đốn ngoảnh mặt lờ đi các vụ vi phạm nhân quyền ở Hà Nội. Đảng Cộng Sản hiểu rằng sự sống còn của nó phụ thuộc vào việc tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến ôn hòa. Và như tôi đã tường trình trước đây về cách Hà Nội mua ảnh hưởng và chuyến đi Việt Nam lịch sử của Tổng Thống Obama, những lãnh đạo của CSIS đã cẩn thận để không làm phật lòng giới chức cao cấp Hà Nội, khi có những câu hỏi về tình hình tù nhân chính trị tại Việt Nam.”
“Từ chối không lên tiếng trước việc những công dân can đảm Việt Nam bị bắt giam chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận, một quyền tự do phổ quát của con người, chắc chắn là một sai lầm đạo đức,” ông Rushford kết luận.

Trước tình trạng CSIS, viện nghiên cứu uy tín hàng đầu nước Mỹ bị vạch ra là đã nhận tiền để làm ngơ về vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, mà giáo sư Carl Thayer lại ngang nhiên diễn thuyết về điều này, thì giả thuyết vì thế mà ông không được mời diễn thuyết năm nay là điều có thể tin được.

Trả lời câu hỏi cảm tưởng của mình trước việc không được mời đến tham dự hội nghị về một đề tài ông rất am tường, Giáo Sư Carl Thayer phát biểu: “Tôi không rõ Việt Nam sẽ được gì, nhưng tôi thì đã mất niềm tin vào cả CSIS lẫn Học Viện Ngoại Giao Việt Nam.”
Tiền bạc rõ ràng đã mua được nhiều thứ. Trong trường hợp này, nó mua được sư im lặng trước những điều mà con người bình thường nào cũng thấy bất nhẫn. - nguoiviet

Link:

Không có nhận xét nào: