Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Tin Cập Nhật Thứ Tư 16/8 - Lê Minh Nguyên

Trung Quốc đẩy nhanh dự án nhà máy điện hạt nhân nổi ở Biển Đông --- Trung Quốc hứa không xây dựng thêm trên biển Đông<!>

Để tăng cường khả năng sản xuất điện hạt nhân trên biển, Trung Quốc vừa loan báo thành lập một công ty liên doanh để thực hiện kế hoạch xây đến 20 nhà máy điện hạt nhân nổi ở vùng Biển Đông.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, ngày 10/08/2017, Tập đoàn Điện Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNP) đã loan báo sẽ hợp tác với 4 công ty khác của Trung Quốc, thành lập một công ty liên doanh mới để xây các nhà máy điện hạt nhân nổi. Công ty mới này, với vốn pháp định là 150 triệu đôla, sẽ phát triển, xây dựng, vận hành và quản lý các cơ sở điện hạt nhân trên biển, sản xuất và bán điện từ các nhà máy này.

Theo thông cáo của CNNP, công ty liên doanh mới sẽ giúp nâng cao khả năng sản xuất điện hạt nhân của Trung Quốc và phù hợp với tham vọng của nước này là trở thành một "cường quốc biển".

Thông cáo của CNNP không nói rõ là các nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ được xây như thế nào và đặt ở đâu, nhưng các nhà quan sát nghĩ rằng các cơ sở này sẽ được triển khai ở những vùng như Biển Đông.

Vào đầu năm nay, một lãnh đạo của Cơ quan Quản lý Nhà nước về Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng đã tuyên bố với báo chí rằng việc tăng cường khả năng sản xuất điện hạt nhân là một phần quan trọng trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 - 2020) của Trung Quốc. Ông cũng cho biết là Trung Quốc sẽ ưu tiên phát triển các nhà máy điện hạt nhân trên biển để hỗ trợ cho các hoạt động dầu khí ngoài khơi cũng như củng cố sự hiện diện của Trung Quốc ở vùng Biển Đông.

Trong Sách Trắng được công bố năm ngoái, chính phủ Bắc Kinh cũng đã nói đến kế hoạch phát triển các nhà máy điện nguyên tử nổi để hỗ trợ việc khai thác các nguồn tài nguyên biển. Cũng vào năm ngoái, báo chí chính thức của Trung Quốc đã loan báo là nước này dự kiến xây đến 20 nhà máy điện hạt nhân ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh đã xây nhiều đảo nhân tạo, quân sự hóa các đảo đó và tăng cường tuần tra trên biển để khẳng định chủ quyền của họ ở vùng biển này.

Theo các chuyên gia, ngoài việc sản xuất điện cho các cơ sở của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, các nhà máy điện hạt nhân nổi còn giúp giải quyết các vấn đề về cung cấp nước, nhờ các thiết bị khử muối nước biển. Như vậy, các nhân viên dân sự và các binh lính sống trên các đảo xa có thể tự cung tự cấp tốt hơn , tức là sẽ sống ở đây lâu hơn, củng cố sự hiện diện thường trực của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nói cách khác, Bắc Kinh xem việc phát triển công nghệ điện hạt nhân trên biển là biểu hiện cho tư thế một cường quốc biển, củng cố thêm những đòi hỏi chủ quyền của họ và dĩ nhiên là nếu cầu họ sẳn sàng sử dụng lực lượng quân sự để bảo vệ cho những cơ sở hạt nhân thiết yếu này. Như vậy, nguy cơ nổ ra xung đột ở Biển Đông sẽ càng gia tăng cùng với đà triển khai các nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc. - RFI

***
Trung Quốc vừa trấn an Philippines rằng nước này sẽ không chiếm đóng thêm thực thể hay vùng lãnh thổ mới trên biển Đông, theo một thỏa hiệp mới với Manila để ‘duy trì nguyên trạng’ giữa lúc 2 nước này đang tìm cách thắt chặt quan hệ.

Reuters dẫn lời bộ trưởng quốc phòng Philippines nói như vậy tại một buổi điều trần ở quốc hội Philippines.

Nhận định về lời hứa của Trung Quốc sẽ không lấn chiếm thêm các thực thể trên biển Đông, giám đốc Quỹ biển Đông (FESS) Trần Trường Thủy cho rằng Trung Quốc đã đưa ra cam kết này từ lâu rồi.

Trên trang Twitter cá nhân, ông Thủy viết Trung Quốc đã đưa ra lời cam kết này cùng với tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào năm 2002.

Nhà nghiên cứu biển Đông Bill Hayton của Chatham House ở London nhận định với VOA rằng “chỉ có những quốc gia lạc quan nhất Đông Nam Á mới tin vào bất cứ cam kết nào của Trung Quốc liên quan tới Biển Đông.”

Ông cho rằng những hành động của Trung Quốc trong hơn nửa thập kỷ qua cho thấy mục tiêu cuối cùng của nước này là chiếm được quyền kiểm soát toàn bộ mọi họn đảo, đá và bãi cạn bên trong đường lưỡi bò hình chữ U mà họ đã vạch ra và tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.

“Đây chỉ còn là vấn đề thời gian," theo nhà nghiên cứu Hayton. "Nếu Trung Quốc thực sự muốn cam kết với khu vực thì họ phải đưa ra những tuyên bố công khai từ các cấp cao nhất, khẳng định họ đã thay đổi cách tiếp cận và sẵn sàng thỏa hiệp về các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ”.

Bộ trưởng quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói hôm 14/8 rằng nước này đã đạt được một “thỏa hiệp sống chung” với Trung Quốc trên biển Đông, trong đó ngăn cấm việc chiếm đóng thêm các đảo mới.

Nói với các nhà lập pháp Phillippnes, bộ trưởng Lorenzana phát biểu: “Trung Quốc sẽ không chiếm đóng thêm các thực thể trên biển Đông và sẽ không xây dựng thêm các cơ sở mới trên bãi cạn Scarborough.”

Bãi cạn Scarborough là ngư trường quan trọng của Philippines mà Trung Quốc đã phong tỏa từ năm 2012 tới 2016.

Nhà nghiên cứu Trần Trường Thủy nhận định trên trang Twitter cá nhân rằng sở dĩ Trung Quốc đồng ý không xây dựng thêm trên bãi cạn Scarborough là vì “Mỹ cấm Trung Quốc làm như vậy từ năm 2016”.

Trung Quốc thừa nhận Hoa Kỳ đã vạch ra một “lằn ranh đỏ” và sẵn sàng can thiệp để ngăn không cho Trung Quốc xây dựng bất cứ cơ sở nào trên bãi cạn Scarborough, theo chuyên gia biển Đông Hayton.

Nhà nghiên cứu thuộc viện Chatham House nói với VOA rằng “Chính quyền Tổng thống Obama đã làm rõ điều này vào năm 2016."

Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano cho biết ngoài ra, Philippines đang thương lượng một “cam kết thương mại” với Trung Quốc để khai thác các nguồn dầu khí trong các khu vực đang tranh chấp trên biển Đông, nhắm mục tiêu bắt đầu khoan dầu vào năm nay.

Hồi tháng trước, Việt Nam bị áp lực, buộc phải ngừng hoạt động khoan thăm dò dầu khí tại một lô ở khu vực đang tranh chấp với Trung Quốc.

Được hỏi về tuyên bố của Philippines, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc có lãnh thổ trên quần đảo Trường Sa và các vùng lãnh hải lân cận, và Trung Quốc tiếp tục cam kết giải quyết tranh chấp một cách hòa bình thông qua thương thảo với các bên trực tiếp có liên quan.” - VOA

2.
Thỏa thuận Mỹ-Trung để giảm nguy cơ xung đột do tính toán sai

Các tư lệnh hàng đầu Hoa Kỳ và Trung Quốc vừa ký một thỏa thuận để cải thiện liên lạc thông tin giữa 2 lực lượng giữa lúc đang diễn ra những vụ tranh chấp trên biển Đông và biển Hoa Đông.

Đài CNN dẫn lời Đại Tướng Thủy quân Lục chiến Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng các Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, và người đồng cấp phía Trung Quốc, tướng Phòng Phong Huy, đã ký kết cơ chế đối thoại chiến lược chung tại trụ sở bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Theo một thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, thỏa thuận này sẽ cho phép 2 quân đội “liên lạc và thông tin với nhau để giảm thiểu nguy cơ xảy ra tính toán sai lầm.”

Các quan chức cho rằng những thông tin liên lạc như vậy đặc biệt quan trọng vào thời điểm này, “khi mà khu vực và thế giới đang đối mặt với những mối nguy do một Bắc Hàn có vũ khí hạt nhân đặt ra.”

Đại tướng Dunford, hiện đang công du châu Á, nói Hoa Kỳ và Trung Quốc đang vấp phải “rất nhiều vấn đề khó khăn trong đó hai bên không chia sẻ các quan điểm tương đồng”. Tướng Dunford cho rằng cải thiện những liên lạc giữa 2 quân đội được sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ “tính toán sai lầm.”

Mỹ và Trung Quốc đã chạm trán nhau về chủ quyền các vùng biển đang trong vòng tranh chấp trên biển Đông. Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền trên hầu hết Biển Đông và đã quân sự hóa cũng như bồi đắp xây đảo và các bãi đá mà họ chiếm giữ trong khu vực này.

Tuần trước, để khẳng định quyền “tự do hàng hải”, một tàu khu trục của Hoa Kỳ đã tiến vào vùng biển gần một đảo nhân tạo do Trung Quốc xây, thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích hoạt động này, và cho rằng đây là một hành động “khiêu khích”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ “mạnh mẽ phản đối hành động phô trương lực lượng như vậy và việc cổ vũ cho việc quân sự hóa khu vực của Mỹ, là điều có thể gây ra những tai nạn trên biển và trên không.”

Washington trong tháng này kêu gọi Bắc Kinh thông qua một bộ quy tắc ứng xử trên biển có tính ràng buộc pháp lý. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Rex Tillerson cùng với các vị đồng cấp, là Ngoại Trưởng Úc và Nhật Bản tuyên bố sẽ “tiếp tục bay ngang qua, và điều tàu qua lại trên biển ở bất cứ nơi nào mà luật lệ quốc tế cho phép.” - VOA
|
3.
Mỹ-Nhật tập trận

Máy bay phản lực Nhật đã tiến hành các cuộc tập trận trên không với máy bay ném bom của Mỹ ở phía tây nam của bán đảo Triều Tiên hôm thứ Tư 16/8, giữa lúc Bắc Triều Tiên cân nhắc xem liệu có nên bắn tên lửa về hướng đảo Guam, lãnh thổ của Mỹ trong Thái Bình Dương hay không.

Bắc Triều Tiên không giấu giếm kế hoạch phát triển một tên lửa đạn đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân và có khả năng bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ, để chống lại điều mà họ cho là “mối đe dọa sâm lăng liên tục” từ Mỹ.

Trong thời gian qua, Bắc Triều Tiên đã bỏ ngoài tai những lời cảnh báo từ các nước phương Tây và cả đồng minh duy nhất của mình, là Trung Quốc, yêu cầu Bình Nhưỡng đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa mà họ tiến hành bất chấp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.

Lực lượng Phòng vệ Không quân Nhật Bản cho biết tham gia cuộc tập trận ở Biển Hoa Đông có hai máy bay ném bom Lancer của Không lực Hoa Kỳ B-1B, bay từ căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam và hai máy bay phản lực F-15 của Nhật Bản.

Không quân Hoa Kỳ loan báo: "Những chuyến bay huấn luyện với Nhật Bản cho thấy sự đoàn kết và quyết tâm mà chúng tôi chia sẻ với các đồng minh để bảo vệ hòa bình và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ngoài các cuộc tập trận trên không với máy bay chiến đấu của Nhật, máy bay ném bom của Mỹ cũng đã diễn tập với máy bay Hàn Quốc.

Bắc Triều Tiên cho rằng các cuộc tập trận của Mỹ với Hàn Quốc và Nhật Bản là hành động chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng.

Các cuộc tập trận này cũng làm Trung Quốc tức giận. Trung Quốc nói các hoạt động này không làm gì để giảm căng thẳng.

Một quan chức quân sự cao cấp của Trung Quốc hôm16/8 tái khẳng định với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Joseph Dunford, lập trường của Bắc Kinh về sự cần thiết phải duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho biết thêm ông Tống Phổ Tuyển (Song Puxuan), Tư lệnh Quân khu miền Bắc, nhấn mạnh với ông Dunford rằng vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên phải được giải quyết thông qua đàm phán chính trị.

Bộ Tư lệnh Quân khu miền Bắc đặt tại thành phố Thẩm Dương chịu trách nhiệm về vùng lãnh thổ phía Bắc Trung Quốc, bao gồm vùng biên giới giáp với Bắc Triều Tiên.

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã hoãn lại quyết định bắn tên lửa về hướng đảo Guam. Các giới chức Mỹ cũng dịu giọng hơn, nhưng căng thẳng khu vực vẫn còn cao.

Phản ứng trước những lời đe dọa của Bắc Triều Tiên sẽ bắn tên lửa về hướng đảo Guam, Tổng thống Donald Trump tuyên bố quân đội Hoa Kỳ đã trong tư thế "sẵn sàng, vũ khí đã lên đạn" nếu Bắc Triều Tiên có hành động thiếu khôn ngoan.

Bắc Triều Tiên thường xuyên đe doạ tấn công Hoa Kỳ và các căn cứ Mỹ trong khu vực, và có phần chắc sẽ giận dữ bởi các cuộc diễn tập đang diễn ra, cũng như các cuộc tập trận Mỹ-Nhật hàng năm sẽ khởi sự vào tuần tới.

Hãng tin chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA tường thuật rằng trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng sau khoảng hai tuần vắng mặt, ông Kim hôm 14/8 đã thanh tra Bộ Tư Lệnh quân đội Bắc Triều Tiên, và xem xét kế hoạch dự trù bắn bốn tên lửa về hướng đảo Guam. - VOA

4.
Trung Quốc chiếm lại ngôi vị chủ nợ lớn nhất của Mỹ

Mỹ một lần nữa lại nợ tiền Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, số cổ phiếu của chính phủ Mỹ đã tăng 44 tỷ đôla, đạt mốc 1,15 nghìn tỷ đôla trong tháng 6, theo CNN.

Theo Reuters, Trung Quốc đã mua lại 21 tỷ đôla trái phiếu kho bạc kỳ hạn 6 năm vào tháng 6, trở thành quốc gia nước ngoài cho vay lớn nhất của chính phủ Hoa Kỳ.

Nhật Bản từng nắm giữ vị trí chủ nợ lớn nhất của chú Sam trong 8 tháng trước, nhưng Bắc Kinh lại muốn lấy lại danh hiệu là chủ nợ lớn nhất của Mỹ.

Năm 2016, Trung Quốc bán phá giá trái phiếu của Mỹ để có thể mua lại đồng nhân dân tệ, nhằm chống lại áp lực giảm giá nội tệ do một dòng tiền khổng lồ từ nền kinh tế Trung Quốc sinh ra.

Bộ Tài chính Mỹ xếp Trung Quốc như chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Hoa Kỳ trong phần lớn 9 năm qua.

Sự sẵn sàng của Trung Quốc cho Mỹ vay một khoản tiền khổng lồ làm dấy lên những lo ngại về khả năng đòn bẩy tiềm tàng của Bắc Kinh đối với Washington. Tổng thống Trump tuyên bố ngược lại trong chiến dịch tranh cử của ông, nói rằng cho thấy món nợ ấy mang lại cho Mỹ "rất nhiều quyền lực" đối với Trung Quốc.

Ông Trump tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc trong chiến dịch vận động tranh cử, hứa hẹn sẽ cắt giảm thâm hụt thương mại lên tới 310 tỷ đôla giữa hai nước và đe dọa tăng vọt thuế quan đánh trên hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Trump đã tỏ ra thận trọng hơn từ khi nhậm chức. Tuần này, ông yêu cầu quan chức thương mại hàng đầu của ông xem xét các hoạt động thương mại của Trung Quốc, nhưng không chỉ thị tiến hành một cuộc điều tra chính thức.

Gía trị trái phiếu kho bạc của Mỹ mà Trung Quốc mua đã tăng lên khoảng 95 tỷ đôla kể từ cuối tháng 1 năm nay, nhưng vẫn thấp hơn gần 100 tỷ đôla so với mùa hè năm ngoái. - VOA

5.
TQ phản bác phúc trình tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ

‘Mỹ nên lo chuyện nội bộ, thay vì xen vào nội tình nước khác’

Trung Quốc hôm 16/8 phản bác những chỉ trích của Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson về tình trạng tự do tôn giáo ở Trung Quốc, nói rằng Hoa Kỳ cũng không có thành tích hoàn hảo về tự do tôn giáo, và lẽ ra nên lo chuyện nội bộ thay vì ‘tung ra những lời tố cáo vô căn cứ’.

Phát biểu tại buổi ra mắt phúc trình thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ về tự do tôn giáo, Ngoại Trưởng Tillerson nói rằng chính quyền Trung Quốc tra tấn và tống giam hàng ngàn người vì niềm tin tôn giáo của họ, ông đơn cử trường hợp các thành viên của phong trào Pháp Luân Công, các tín đồ Hồi giáo Uighur (Duy Ngô Nhĩ), và các tín hữu Phật giáo Tây Tạng.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc hoàn toàn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

Trong cuộc họp báo thường ngày, bà Hoa Xuân Oánh nói:

“Cái gọi là phúc trình của Mỹ đã phớt lờ những sự kiện có thật, lẫn lộn giữa đúng và sai khi đưa ra những lời chỉ trích có ác ý về tình hình tự do tôn giáo của Trung Quốc.”

Bà nói tốt hơn, Hoa Kỳ nên xem xét những vấn đề nội bộ của chính mình.

“Tất cả mọi người đã thấy những điều thực sự xảy ra, chứng minh rằng Hoa Kỳ cũng không hoàn hảo”, bà Hoa nói nhưng không dẫn chứng bất cứ thí dụ nào.

“Chúng tôi hối thúc Hoa Kỳ hãy tôn trọng sự thật và quản lý đúng đắn các vấn đề nội bộ của mình, và hãy ngưng sử dụng những công cụ về cái gọi là tự do tôn giáo để xen vào nội tình các nước khác.”

Một bài xã luận bằng tiếng Anh đăng trên tờ Xinhua, cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc, nói rằng cuộc tuần hành bạo động của thành phần dân tộc chủ nghĩa ở Charlottesville, bang Virginia, có nghĩa là Hoa Kỳ nên suy gẫm về những vấn đề của riêng mình trước khi chỉ trích Trung Quốc.

Bài xã luận của Xinhua có đoạn viết:

“Bạo lực ở Charlottesville nêu bật nguy cơ của nạn kỳ thị chủng tộc, là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội bị chia rẽ của Mỹ”


“Bất chấp tự quàng cho mình vai trò là nước bênh vực nhân quyền số Một thế giới, sự thật là cường quốc duy nhất của thế giới còn rất xa trên con đường trở thành một tấm gương trong lĩnh vực này.” - VOA

6.
Mỹ, Mexico, và Canada thương lượng hiệp định NAFTA mới

Hoa Kỳ, Mexico và Canada hôm thứ Tư 16/8 mở các cuộc đàm phán để cải cách Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), là hiệp định mà 3 nước đã ký kết vào năm 1994, đã trở thành một mục tiêu bị nhắm tấn công trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump.

Ông Trump mô tả NAFTA là "thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất trong lịch sử", nó không công bằng và làm tăng mức thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Mexico.

Giải quyết thâm hụt mậu dịch là mục đích chủ yếu của Hoa Kỳ trong các cuộc đàm phán, cũng như việc loại bỏ cơ chế giải quyết tranh chấp mà ba nước sử dụng để giải quyết bất đồng.

Các nhà đàm phán sẽ gặp nhau nhiều lần để cố gắng đề ra những cải cách và hoàn tất đàm phán trước cuối năm nay. Nếu kéo dài sang năm 2018, có lo ngại là tiến trình thương lượng có thể phức tạp hơn do cuộc bầu cử tổng thống ở Mexico và cuộc bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland nói trước cuộc hội đàm:

"Chúng tôi nóng lòng trông đợi một cuộc thương lượng có tính xây dựng, mang lại kết quả."

Bà Freeland phát biểu bên cạnh Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo Villarreal trước một cuộc họp ở Washington hôm thứ Ba.

Ông Villarreal nói:

"Tôi vẫn nói các nhà thương thuyết không thể bi quan, họ phải thực tế và có một lối tiếp cận tích cực.”

Nói với các nhà báo với điều kiện giấu tên, một giới chức thương mại Mỹ cho biết Hoa Kỳ đang tìm kiếm một "hiệp định thương mại mới cân bằng và đối xứng hơn, có thể hỗ trợ việc làm lương cao cho người Mỹ và phát triển nền kinh tế."

Ông Gary Hufbauer, một nhà kinh tế thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nói với VOA rằng thương lượng lại hiệp định NAFTA sẽ không mang việc làm lại cho ngành chế tạo sản xuất Mỹ.

"Phần lớn các kinh tế gia đều nghĩ điều này không thể xảy ra, nhưng rõ ràng tổng thống tin như vậy, và ông là tổng thống.”

Ông cho biết nội dung thảo luận sẽ là các chủ đề như các doanh nghiệp nhà nước, thương mại điện tử, lao động và môi trường. - VOA

7.
Philippines tiếp tục chiến dịch đẫm máu bài trừ ma túy 

Trong 1 ngày duy nhất, cảnh sát Philippines đã giết 32 người trong hàng loạt chiến dịch chống ma túy tại một tỉnh phía bắc thủ đô Manila, ngày xảy ra nhiều chết chóc nhất trong cuộc chiến chống ma túy triệt để của Tổng thống Rodrigo Duterte.

Cảnh sát trưởng Romeo Caramat cho biết khoảng 109 người phạm tội, kể cả buôn bán ma túy trên đường phố, bị bắt và hàng chục khẩu súng bị tịch thu trong nhiều chiến dịch của cảnh sát trên khắp tỉnh Bulacan, diễn ra từ tối thứ Hai đến chiều thứ Ba 15/8.

Ông Caramat nói trong một cuộc họp báo: "Chúng tôi đã tiến hành các hoạt động "đánh một lần, thắng lớn" trước đây, và cho đến nay, số thương vong trong chiến dịch này là cao nhất."

Ông bênh vực hành động của cảnh sát, nói rằng tử vong xảy ra trong các chạm súng, chứ không phải do bị xử bắn hay hành quyết, như các nhà hoạt động cáo buộc.

"Có một số nhóm không tin chúng tôi, nhưng chúng tôi sẵn sàng hợp tác với bất kỳ cuộc điều tra nào. Chúng tôi chỉ có thể nói là chúng tôi không thể kiểm soát tình huống này. Chúng tôi đâu có muốn ai đổ máu."

Hàng ngàn người đã bị giết trong chiến dịch chống ma tuý khét tiếng của ông Duterte. Chiến dịch này bắt đầu vào ngày 30/6 năm ngoái, hầu hết người dùng và người bán ma túy đều sống ở các khu xóm nghèo.

Các chiến dịch đàn áp tội phạm ma túy gây quan ngại trong cộng đồng quốc tế, các nhà hoạt động và các tổ chức bênh vực nhân quyền cho rằng cảnh sát đã xử bắn các nghi phạm và cài cắm ma túy và súng ông tại địa điểm nơi các nghi can bị giết. Cảnh sát và các giới chức chính phủ Philippines bác bỏ những lời cáo buộc đó.

Cảnh sát cũng bác bỏ cáo buộc là họ có can dự trong hàng ngàn vụ giết người do những kẻ vũ trang không biết danh tính gây ra, và quy các ca tử vong này cho các cuộc thanh toán băng đảng.

Theo ông Caramat, tỉnh Bulacan là mục tiêu chính trong cuộc chiến chống ma túy. Với khoảng 425 người thiệt mạng và 4,000 người bị bắt, khu vực này đã trở thành điểm nóng lớn thứ hai trong cuộc đàn áp ma túy bên ngoài khu vực Manila. - VOA

8.
Đụng độ Ấn -Trung ở Hy Mã Lạp Sơn

Các giới chức an ninh Ấn Độ cho hay binh sĩ Ân có tham gia một cuộc đụng độ ném đá với binh sĩ Trung Quốc trong một khu vực tranh chấp trên dãy Hy mã Lạp sơn hôm thứ Tư 16/8.

Đụng độ xảy ra khi binh sĩ Ấn ngăn chặn binh sĩ Trung Quốc đi vào khu vực núi non ở Ladakh trong lãnh thổ Kashmir thuộc quyền kiểm soát của Ấn Độ. Cuộc đối đầu kết thúc sau khi hai bên rút lui về vị trí.

Trung Quốc chưa bình luận gì về vụ việc này.

Các lực lượng Ấn Độ và Trung Quốc đang tiếp tục đối đầu nhau trong cuộc xung đột đã kéo dài hai tháng qua tại một khu đất đang trong vòng tranh chấp giữa Bhutan, đồng minh thân nhất của Ấn Độ, và Trung Quốc. Vụ việc bắt đầu khi quân đội Ấn được triển khai nhằm cản trở một dự án xây đường cao tốc ở Cao nguyên Doklam. Khu vực này còn được gọi là "Cổ gà", và là vùng có tầm chiến lược quan trọng đối với Ấn Độ.

Một viên chức Ấn Độ nói với BBC rằng ông không thể khẳng định hay phủ nhận nguồn tin của giới truyền thông, nhưng ông nói "đây không phải là lần đầu tiên một chuyện tương tự như thế xảy ra”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố chính thức đòi " Ấn Độ phải lập tức và vô điều kiện triệt thoái toàn bộ nhân lực và trang thiết bị ra khỏi đất Trung Quốc", đồng thời khẳng định binh sĩ của họ đang ở trong lãnh thổ Trung Quốc khi đối đầu diễn ra.

Ấn Độ và Bhutan có quan hệ quân sự và kinh tế chặt chẽ với nhau. New Delhi dẫn các hiệp ước với Bhutan, cho phép binh sĩ Ấn Độ có mặt trong khu vực bất chấp Bắc Kinh lớn tiếng đòi Ấn Độ rút ra khỏi khu vực núi non này.

Vụ việc này được cho là cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất giữa hai khổng lồ châu Á. Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã từng đối đầu nhau trong một cuộc chiến ngắn ngủi vào năm 1962. - VOA

9.
Sierra Leone: Bùn lở, gần 400 người chết

Các nhân viên cứu hộ tìm thấy gần 400 xác chết trong vụ bùn lở ở ngoại ô thủ đô Freetown của Sierra Leone, trưởng giám định y khoa cho biết hôm 15/8. Các nhà quàn địa phương hiện đang trong tình trạng quá tải.

Hơn chục ngôi nhà bị chôn vùi khi một sườn núi lún sụp tại thị trấn Regent vào sáng ngày 14/8, một trong những thiên tai gây tử vong nhiều nhất tại châu Phi trong những năm gần đây.

Tổng thống Ernest Bai Koroma yêu cầu cư dân Regent và những khu vực ảnh hưởng khác di tản ngay tức thì để các nhân viên quân sự và những nhân viên cứu hộ có thể tiếp tục tìm kiếm người sống sót.

“Trong khi công tác tìm kiếm còn tiếp diễn, chúng tôi đã thu hồi được gần 400 thi thể, nhưng chúng tôi dự đoán là số này sẽ lên hơn 500,” trưởng giám định y khoa nói với Reuters.

Các cơ quan cứu trợ cho biết có hàng trăm người còn mất tích.

Thi thể đưa đến nhà quàn trung tâm Freetown hiện quá tải, được đặt la liệt trên sàn vì thiếu chỗ, một nhân chứng của Reuters nói.

Để giảm bớt áp lực cho nhà quan, nhà cầm quyền và các nhân viên cứu trợ chuẩn bị chôn người chết tại 4 nghĩa địa khác nhau tại Freetown, bà Idalia Amaya, điều phối viên đáp ứng khẩn cấp của Dịch vụ Cứu trợ Công giáo cho biết.

Phát ngôn viên chính phủ Cornelius Deveaux cho hay công tác chôn cất sẽ được tiến hành vào ngày 17/8. - VOA

Tin Hoa Kỳ
10.
7 CEO từ chức, Trump giải tán Hội đồng Cố vấn Thương mại

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục đối mặt với một loạt chỉ trích khi ông cho rằng nên quy trách cả hai phía_những người theo chủ nghĩa da trắng ưu việt và những người biểu tình phản đối họ_về vụ bạo động chết người nổ ra cuối tuần qua tại Charlottesville, bang Virginia.

Hôm 16/8, Tổng thống loan báo giải thể hai Hội đồng Cố vấn Thương mại gồm những giám đốc điều hành các tập đoàn hàng đầu của Mỹ sau khi có ít nhất bảy CEO thông báo từ chức rút ra khỏi các hội đồng này vì những lời phát biểu của Tổng thống.

Phát biểu của ông Trump gặp nhiều chỉ trích, kể cả từ các giới chức hàng đầu bên Đảng Cộng hòa của ông Trump, các tư lệnh quân đội, và giới lãnh đạo doanh nghiệp.

Vụ bạo động hôm thứ bảy khiến 1 phụ nữ thiệt mạng và 19 người khác bị thương khi một người theo chủ nghĩa Quốc xã mới lao xe tông vào những người biểu tình chống những người theo chủ nghĩa da trắng ưu việt.

Thoạt tiên, ông Trump quy lỗi cho ‘nhiều bên’. Tới thứ hai, ông lên án những người theo chủ nghĩa Quốc xã mới, những người theo chủ nghĩa da trắng ưu việt, và những thành viên Ku Klux Klan phân biệt chủng tộc vì vai trò của họ trong cuộc bạo loạn.

Đến thứ ba, tại cuộc họp báo ở Tháp Trump, New York, Tổng thống quay lại với nhận định ban đầu.

“Nhìn cả đôi bên. Cả đôi bên đều có phần trách nhiệm. Tôi không nghi ngờ điều đó,” Tổng thống Trump nói.

Ông David Duke thuộc Ku Klux Klan, phe chủ trương đề cao thuyết người da trắng thượng đẳng, ngay lập tức ca ngợi phát biểu của ông Trump: “Cảm ơn Tổng thống vì sự chân thành, can đảm nói lên sự thật về vụ Charlottesville và lên án những tay khủng bố cánh tả.”

Tuy nhiên, những đảng viên Cộng hòa chủ chốt đã lên tiếng phản đối quan điểm của Tổng thống Trump.

Lãnh đạo Hạ viện do phe Cộng hòa kiểm soát, Chủ tịch Paul Ryan, nói: “Chúng ta phải rõ ràng. Chủ nghĩa da trắng thượng đẳng là đáng kinh tởm. Sự mù quáng này chống lại toàn bộ những gì đất nước này đại diện. Không thể nhập nhằng đạo lý.”

Thượng nghị sĩ Marco Rubio tuyên bố: “Tổng thống, ông không thể quy trách những người theo chủ nghĩa da trắng ưu việt chỉ một phần trách nhiệm.”

Thống đốc bang Ohio, John Kasich, kêu gọi: “Tổng thống Mỹ phải lên án những nhóm thù hận này.”

Lãnh tụ Dân chủ ở Thượng viện, Thượng nghị sĩ Charles Schumer, nhắn nhủ với Tổng thống rằng: “Khi David Duke và những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng hoan hô những lời phát biểu của ông thì nghĩa là ông đã cực kỳ sai. Những vị Tổng thống vĩ đại của nước Mỹ tìm cách đoàn kết chứ không phải chia rẽ quốc gia. Phát biểu của Tổng thống Donald Trump rõ ràng chứng tỏ ông ta nằm trong số đó.”

Phát biểu của ông Trump cũng bị phản đối từ Anh, một đồng minh của Mỹ. Thủ tướng Theresa May nói: “Tôi không thấy sự tương ứng giữa những người cổ súy các quan điểm phát xít với những người chống lại các quan điểm đó. Quan trọng là những người trong những vị trí có trách nhiệm phải lên án các lập trường cực hữu bất kỳ nơi nào mà họ nghe thấy.”

Hai cựu Tổng thống Mỹ, George H.W. Bush, và con trai ông, George W. Bush, ngày 16/8 ra một thông cáo chung nói rằng vụ Charlottesville nhắc nhớ các chân lý căn bản ghi trong Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, theo đó mọi người đều bình đẳng và có quyền bình đẳng như nhau. - VOA

11.
Obama lên Twitter chống phân biệt sắc tộc

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm thứ Bảy 12/8 tải lên trang Twitter một bức ảnh sau khi bạo lực chết người nổ ra tại thành phố Charlottesville, bang Virginia. Đây là tweet được nhiều “likes” nhất trên mạng truyền thông xã hội này.

Bức ảnh chụp ông Obama chống tay lên cửa sổ, áo khoác một bên vai, dõi mắt nhìn lên một nhóm trẻ sơ sinh khác màu da đang nhìn ông từ một khung cửa sổ mở rộng.

Cùng với bức ảnh, ông Obama dẫn lời cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela:

"Không ai sinh ra là biết thù ghét người khác vì màu da, gốc gác, lý lịch hay tôn giáo của họ..."

Bình luận của ông Obama được tải lên mạng một ngày sau khi những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng tề tựu về thành phố Charlottesville để phản đối quyết định của thành phố hạ bức tượng của một tướng lãnh đã chỉ huy các lực lượng nổi dậy trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ trong những năm 1861-1865. Những người chống nhóm biểu tình dân tộc chủ nghĩa cũng tụ tập để lên án các nhóm cực đoan này, và một người đàn ông lái xe lao vào đám đông, giết chết một phụ nữ.

Tính đến sáng ngày thứ Tư 16/8, bình luận của ông Obama đã được khoảng 2,8 triệu lượt “thích,” vượt qua tweet mà ca sĩ nhạc pop Mỹ Ariana Grande nhận được sau một cuộc tấn công khủng bố tại một trong những buổi hòa nhạc của cô ở Anh hồi đầu năm nay.

Trong khi đó, người kế nhiệm ông Obama, Tổng thống Donald Trump, đang đối mặt với những lời chỉ trích vì phản ứng trước sự kiện ở thành phố Charlottesville. - VOA

12.
Tháng Bảy, nhà mới xây ở Mỹ giảm 4.8%

Các công ty xây nhà ở Mỹ giảm mạnh việc khởi công xây các khu chung cư mới trong Tháng Bảy, khiến tổng số nhà mới xây xuống tới mức thấp nhất từ ba tháng nay.

Trong bản báo cáo đưa ra tại Washington vào sáng ngày Thứ Tư, Bộ Thương Mại Mỹ cho hay số nhà mới khởi sự xây giảm 4.8% trong Tháng Bảy, xuống mức 1.16 triệu. Việc động thổ để xây các khu chung cư giảm 17.1% trong lúc số nhà riêng cho từng gia đình giảm 0.5%.

Tính từ đầu năm tới nay, số nhà mới xây tăng 2.4%, nhưng con số này không đủ để đáp ứng nhu cầu do số nhà đưa ra bán trên thị trường ngày càng ít đi. Sự mất cân bằng này đang làm giá nhà tăng cao, nhanh hơn gia tăng của tiền lương, khiến nhiều người không thể mua nhà.

Stephen Stanley, trưởng kinh tế gia tại Amherst Pierponnt Securities, cho hay vì không đủ nhà bán, các công ty xây nhà đang tìm cách đáp ứng nhu cầu này nhưng  gặp khó khăn vì không đủ nhân công rành nghề và giới hạn về đất.

Số nhà mới khởi công giảm ở vùng Đông Bắc, Trung Tây và Tây nước Mỹ nhưng tăng chút ít ở vùng Nam.

Đơn xin xây nhà, một chỉ dấu về các hoạt động xây cất tương lai, cho thấy có sút giảm 4.1%, xuống còn 1.22 triệu. - nguoiviet

13.
Trực thăng Mỹ rớt ngoài khơi Hawaii, 5 người mất tích

Lực lượng tuần duyên Mỹ phối hợp cùng các đơn vị quân đội hiện đang tìm kiếm khu vực ngoài khơi Hawaii sau khi xảy ra vụ rớt một phi cơ trực thăng trong phi vụ huấn luyện khiến phi hành đoàn gồm năm người mất tích, theo giới hữu trách hôm Thứ Tư.

Các giới chức tại căn cứ Wheeler gần Honolulu cho hay mất liên lạc với phi hành đoàn trên chiếc trực thăng Lục Quân UH-60 Black Hawk vào lúc khoảng 10 giờ tối hôm Thứ Ba, theo bản thông cáo của lực lượng tuần duyên.

Các toán cấp cứu nhanh chóng khởi sự cuộc tìm kiếm và thấy một khu vực có mảnh vỡ nằm cách mũi Kaena Point ở đảo Oahu chừng 2 dặm (khoảng 3.2 cây số) về phía Tây, lúc khoảng 11 giờ 30 phút tối.

Một phi cơ, hai trực thăng cùng một số tàu thuyền đang được huy động tìm kiếm khắp khu vực này, nơi hiện có gió nhẹ và sóng cao khoảng nửa thước.

Giới hữu trách cho hay có hai trực thăng Black Hawk đang trong chuyến bay huấn luyện từ Kaena Point đến phi trường Dillingham ở Oahu vào lúc mất liên lạc.

Các chuyến bay huấn luyện ban đêm ngoài khơi là điều thường xuyên được thực hiện, theo lời Trung Tá Curtiss Kellogg, thuộc Sư Đoàn 25 Mỹ.

Hai trực thăng nói trên thuộc Lữ Đoàn Trực Thăng Chiến Đấu số 25. - nguoiviet

Tin Việt Nam
14.
Uy tín quốc tế của Việt Nam còn gì sau vụ Trịnh Xuân Thanh?

Căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam với Đức sau vụ Berlin tố cáo Hà Nội « bắt cóc » ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức cao cấp Việt Nam đang xin tị nạn tại Đức, tiếp tục được báo chí quốc tế theo dõi, đặc biệt trên hậu quả của vụ này đối với Việt Nam. Ngày 11/08/2017, báo Mỹ Forbes đăng bài viết của cộng tác viên David Hutt, cho rằng vụ này có nguy cơ « đánh sập » Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu. Trước đó một hôm, ngày 10/08, trên trang mạng The Interpreter của viện nghiên cứu Úc Lowy Institute, nhà báo Helen Clark cũng cho rằng vụ bắt cóc này « phá hoại các nỗ lực tìm kiếm bạn bè và tăng cường uy tín của Việt Nam ».

Dưới tựa đề « Một vụ bắt cóc tác hại thế nào đến Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch giữa Việt Nam và Châu Âu », ký giả David Hutt trên tờ báo Mỹ Forbes, đã cho rằng « thỏa thuận tự do mậu dịch đang được đề xuất giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu có thể sẽ bị xét lại ». Đây là một điều hệ trọng vì lẽ Châu Âu hiện là đối tác thương mại thứ nhì của Việt Nam sau Trung Quốc, và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ.

Đức có thái độ rất kiên quyết

Ký giả David Hutt trước tiên ghi nhận phản ứng gay gắt và cứng rắn của Berlin từ khi vụ việc bùng lên, với việc bộ Ngoại Giao Đức thông báo « không một chút nghi ngờ » là « mật vụ và đại sứ quán Việt Nam » dính líu đến vụ bắt cóc, và kêu gọi Hà Nội cho ông Thanh trở lại Đức, nơi ông xin tị nạn. Ngoại trưởng Đức, theo bài báo, còn mô tả vụ việc như một sự kiện không khác gì « phim trinh thám thời Chiến Tranh Lạnh ». Kèm theo tuyên bố gay gắt đó, Đức đã loan báo quyết định trục xuất một cán bộ Việt Nam bị coi là phụ trách tình báo Việt Nam tại Đức.

Tuy nhiên, bài báo nhận thấy là Việt Nam không có vẻ gì là sẵn sàng cho ông Thanh trở lại Đức theo yêu cầu của Berlin, do đó chính quyền Đức, đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam ở Châu Âu, đã gia tăng áp lực, với phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đức cho hãng tin Anh Reuters biết rằng Berlin « đang tìm cách để làm cho đối tác Việt Nam hiểu là chúng tôi không thể chấp nhận điều đó » và « tất cả các giải pháp đều được đặt lên trên bàn ».

Berlin có thể vận động để hoãn phê chuẩn FTA Việt Nam-EU

Câu hỏi mà bài báo trên tờ Forbes nêu bật là Đức có thể làm gì đối với Việt Nam. David Hutt cho rằng một trong những biện pháp là việc Berlin giảm trợ giúp phát triển cho Việt Nam, đã lên đến 257 triệu đô la trên hai năm được cam kết năm 2015. Tuy nhiên nghiêm trọng hơn là khả năng Đức chống lại việc ký kết hiệp định thương mại Liên Hiệp Châu Âu-Việt Nam.

Theo David Hutt, một số chuyên gia phân tích đã tiết lộ riêng về một giải pháp khác : Đó là thủ tướng Đức Angela Merkel, một lãnh đạo nặng ký trong Liên Hiệp Châu Âu, bật đèn xanh cho chính phủ của bà vận động các thành viên khác để đình chỉ thỏa thuận tự do thương mại EU-VIệt Nam mà hai bên đã đồng ý vào tháng 12/2015 và dự kiến đưa ra phê chuẩn vào đầu năm tới đây.

Đây là một thỏa thuận tối quan trọng đối với Việt Nam. Thương mại với EU tăng mạnh, từ 10 tỷ đô la vào năm 2006 lên thành 48 tỷ vào năm ngoái 2016. Ủy Ban Châu Âu ước tính là thỏa thuận tự do mậu dịch sẽ giúp GDP Việt Nam tăng 15%.

Ngay từ trước lúc xẩy ra vụ Trịnh Xuân Thanh, đã có những đề nghị hoãn lại việc phê chuẩn thỏa thuận này vì vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đã tụt hậu trong những năm gần đây. Theo quy định mới của Châu Âu, thì FTA phải được từng nước thành viên của Liên Hiệp chấp thuận, cũng như Nghị Viện Châu Âu. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền đang ráo riết vận động để bác bỏ thỏa thuận hay ít ra buộc chính phủ Việt Nam phải cải thiện điều kiện nhân quyền trong nước.

Trong một cuộc họp báo vào tháng Hai vừa qua khi viếng thăm Việt Nam, ông Pier Antonio Panzeri, chủ tịch tiểu ban nhân quyền của Nghị Viện Châu Âu đã xác nhận rằng vấn đề nhân quyền tại Việt Nam khiến cho việc phê chuẩn thỏa thuận tự do thương mại EU-Việt Nam gặp khó khăn.

Theo nhà báo David Hutt, trước lúc xẩy vụ bắt cóc, chính phủ Việt Nam đã cho thấy ý muốn xoa dịu các mối quan ngại của Châu Âu, vì thế, vụ việc này càng làm cho vấn đề rối ren thêm.

Vào tháng 7 vừa qua chẳng hạn, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc qua Đức tham dự thượng đỉnh G20, ở Hamburg. Ông đã gặp 14 lãnh đạo thế giới, trong đó có cả chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean Claude Juncker. Ông cũng tiếp xúc với thủ tướng Đức Merkel, và trong cuộc gặp này, hai bên đã đồng ý trên 1,7 tỷ đô la thỏa thuận thương mại mới. Sau đó ông Phúc sang Hà lan, nước đầu tư hàng đầu của Châu Âu vào Việt Nam. Tại La Haye ông Phúc thông báo Việt Nam sẽ bãi bỏ giới hạn trong đầu tư nước ngoài vào nhiều ngành công nghiệp.

Liệu nhân quyền có cản đường thương mại hay không ?

Theo nhận định của nhà báo trên tờ Forbes, chính quyền Việt Nam có lẽ cũng biết là trong lúc vấn đề nhân quyền có thể là một ‘lằn ranh đỏ’ đối với một số quan chức châu Âu, nhưng lợi nhuận đầy hứa hẹn đối với các tập đoàn Châu Âu có thể đủ sức để thúc đẩy một số khác chấp nhận thỏa thuận tự do mậu dịch với Việt Nam. 

Châu Âu có thể tự hại mình nếu đình hoãn thúc đẩy tự do mậu dịch với Việt Nam vì vấn đề nhân quyền, vì như thế sẽ tạo nên tiền lệ cho những thỏa thuận sau này. EU từ lâu nay luôn muốn có thỏa thuận tự do thương mại với cả khối Đông Nam Á và các cuộc thảo luận đã được nối lại vào tháng Ba.

Nếu FTA với Việt Nam không thành do vấn đề nhân quyền - dù không phải là do sự kiện ông Thanh bị bắt cóc – thì thỏa thuận EU – ASEAN cũng sẽ tiêu tan vì nếu căn cứ vào điều kiện nhân quyền, thì tình trạng ở Lào, Cam Bốt, Malaysia, Philippines, Brunei không khác gì Việt Nam.

Nhìn từ Úc : Uy tín quốc tế của Việt Nam bị sứt mẻ

Cũng về vụ Đức tố cáo Việt Nam « bắt cóc » ông Trịnh Xuân Thanh, nhà báo Helen Clark trên trang mạng của viện nghiên cứu Úc The Lowy Institute ngày 10/08/2017 đã cho rằng vụ này không chỉ gây sứt mẻ trong quan hệ song phương Việt-Đức, mà còn « phá hoại các nỗ lực tìm kiếm bạn bè và tăng cường uy tín của Việt Nam », tựa của bài báo.

Đối với Helen Clark, giới đầu tư nước ngoài và định chế tài chính thế giới từ lâu nay chỉ mong muốn Việt Nam cải tổ khu vực kinh tế quốc doanh tham nhũng và kém hiệu quả. Phải công nhận là Việt Nam đã có một số tiến bộ năm trong qua, và tại Đại Hội Đảng lần thứ 12, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn manh trên nhu cầu cải tổ.

Tuy nhiên, vụ bắt cóc môt cựu lãnh đạo doanh nghiệp xin tị nạn tại Đức gần đây đã làm suy giảm sự tin tưởng vào đà cải tổ dựa trên luật pháp ở Việt Nam. Cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam từng dẫn đến nhiều vụ truy bắt khác, nhưng hiếm khi liên quan đến một người chức cao như ông Trịnh Xuân Thanh, đã từng được huân chương Anh Hùng Lao Động Thời kỳ Đổi Mới vào năm 2011. 

Theo Helen Clark, nhiều nhà phân tích cũng tự hỏi là phải chăng những cáo buộc nhắm vào ông Thanh nằm trong nỗ lực của ông Nguyễn Phú Trọng muốn triệt hạ tất cả những người thân cận với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Việc khai trừ ông Đinh La Thăng, thân cận với ông Thanh, ra khỏi Bộ Chính Trị vào năm nay, do hoạt động kém cỏi trước đây, cũng nhằm mục tiêu trên. Điều đáng tiếc là ở Việt Nam, tham nhũng là một vấn đề muôn thuở.

Lỡ dịp có thị trường châu Âu để giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc 

Cũng như nhà báo David Hutt, Helen Clark cũng chú ý đến các tác hại đối ngoại của vụ Trịnh Xuân Thanh, trong đó có vấn đề đàm phán về Hiệp định Tự Do Thương Mại với Liên Hiệp Châu Âu, trong bối cảnh vì mất đi TPP, Việt Nam đang cần tìm thêm một thị trường lớn để giảm thiểu lệ thuộc vào giao thương với Trung Quốc, một mục tiêu mà Hà Nội khó thể đạt được với hiệp định khu vực RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership).

Về phần Liên Hiệp Châu Âu cũng vậy, họ nhìn Việt Nam như một thị trường tốt với tầng lớp trung lưu đang lên và tìm kiếm những sản phẩm tiêu thụ khác thay thế sản phẩm Trung Quốc bị xem là chất lượng kém. Vấn đề đặt ra là cho đến nay, nhiều thành viên Châu Âu chống lại việc ký kết tự do thương mại với Việt Nam do vấn đề nhân quyền, và việc bắt giữ, trấn áp các blogger đang tiến hành có lẽ sẽ được đưa ra thảo luận ở Nghị Viện Châu Âu. Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức sẽ gây thêm phiền phức.

Để mất người bạn tốt nhất tại châu Âu

Theo Helen Clark, hậu quả của vụ này còn nghiêm trọng hơn nữa khi mà cho đến nay, Đức là người bạn tốt nhất của Việt Nam ở Châu Âu, là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong Liên Hiệp Châu Âu. 

Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thủ tướng Đức Angela Merkel đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược năm 2011. An ninh và quốc phòng ngày trở nên vấn đề trọng tâm đối với Việt Nam trong quan hệ kiểu này. 

Thế nhưng vấn đề trọng tâm trong thỏa thuận Đức–Việt là gì ? Đối với Helen Clark, ngoài giáo dục và môi trường, còn có vấn đề hành xử theo luật pháp. Đức đã nỗ lực hỗ trợ Việt Nam cải tổ hệ thống luật pháp trong đó có việc được bộ Ngoại Giao Đức nói rõ là « hướng dẫn thực thi các công ước quốc tế… phát huy nhân quyền và trợ giúp pháp lý và những vấn đề khác ».

Làm sao đả kích Trung Quốc không tôn trọng luật quốc tế trên Biển Đông?

Những yếu tố trên rõ ràng là không giống với nhận định của bộ Ngoại Giao Đức xác nhận vụ bắt cóc mới đây, theo đó « Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một sự vi phạm chưa từng thấy và trắng trợn luật lệ của Đức và quốc tế ».

Đối với Helen Clark, đây quả là một vấn đề lớn vì Việt Nam mong muốn hội nhập hoàn toàn vào cộng đồng quốc tế, đề cao các giá trị đa phương cũng như hoạt động dựa trên luật pháp của các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Và đấy là do tranh chấp của Việt Nam ở Biển Đông về đường chín đoạn của Trung Quốc, Việt Nam hậu thuẫn phán quyết của Tòa Trọng tài La Haye và muốn áp dụng luật biển quốc tế trong cuộc tranh chấp.

Để thúc đẩy những vấn đề cốt lõi này, Việt Nam đã từng tìm kiếm một vai trò quốc tế hùng mạnh hơn, từ chiếc ghế không thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cho đến tham gia công tác duy trì hòa bình, hay làm thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vài năm trước đây. Trong bối cảnh đó, một vụ bắt cóc kiểu thời Chiến Tranh Lạnh đã làm đảo lộn tất cả, vi phạm luật pháp Đức cũng như quốc tế, và không phù hợp với quy chế một quốc gia có trách nhiệm. - RFI

15.
Ông Võ Kim Cự tiếp tục bị 'xóa tư cách'

Một nhà hoạt động môi trường bình luận với BBC rằng hình thức kỷ luật "xóa tư cách" đối với ông Võ Kim Cự "không dựa trên căn cứ pháp lý." 

Truyền thông Việt Nam cho hay, ông Võ Kim Cự tiếp tục bị "xóa tư cách" cựu Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005-2010 và cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2010-2015".

Nguyên nhân là vì "những vi phạm liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh gây ra sự cố môi trường rất nghiêm trọng tại bốn tỉnh miền Trung năm 2016", Quyết định thi hành kỷ luật do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký.

Cùng bị kỷ luật với ông Cự đợt này là ba cựu quan chức Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm cựu Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang (bị cảnh cáo), và hai cựu thứ trưởng Nguyễn Thái Lai và Bùi Cách Tuyến (cùng bị xóa tư cách).

Việc 'xóa tư cách' diễn ra sau khi ông Cự bị cách chức cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh hồi tháng Tư và "cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội" hồi tháng Năm.

Trả lời BBC hôm 16/8, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn nói: "Tôi thấy hình thức kỷ luật "xóa tư cách" đối với ông Võ Kim Cự và hai cựu thứ trưởng không dựa trên căn cứ pháp lý và nghe buồn cười." 

"Hình thức xử lý kỷ luật này bắt đầu từ vụ kỷ luật cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng hồi đầu năm 2017 và từng gây thắc mắc về căn cứ pháp lý."

"Lẽ ra một nhà nước pháp quyền thì mọi việc đều phải dựa trên căn cứ pháp lý."

"Còn đằng này, người ta tước đi những cái chức đã không còn trên thực tế."

'Không tương xứng'

"Hơn nữa, hình thức kỷ luật này cũng không tương xứng với những hậu quả của vụ Formosa được xác định là ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người dân và gây tổn hại môi sinh mà hàng chục năm tới có khi cũng chưa giải quyết xong."

"Phải mất hơn một năm sau vụ Formosa thì các biện pháp kỷ luật này mới được công bố." 

"Các hình thức kỷ luật trước đó với ông Cự chỉ nêu lý do là vấn đề sức khỏe của ông ấy."

"Việc kéo dài thời gian công bố mức kỷ luật nếu không phải là sự bao che lẫn nhau thì là năng lực bộ máy có vấn đề."

Ông Tuấn nói thêm: "Hình thức kỷ luật cho quan chức sai phạm vụ Formosa chưa tới mức xử lý hình sự còn cho thấy sự bất công khi người ta nghĩ đến những nhà hoạt động vì giúp người dân, nạn nhân vụ này mà bị bắt giam, truy tố trách nhiệm hình sự."

Ông cũng cho hay: "Đến thời điểm này, tôi chưa thấy có dấu hiệu nào ông Cự hoặc những quan chức sai phạm vụ Formosa sẽ bị truy tố."

"Có lẽ vì nếu mở phiên tòa, công luận sẽ chú ý đến những tư liệu mới xung quanh thảm họa cá chết, ví dụ khuất tất trong việc cấp phép cho Formosa..."

"Vụ kỷ luật quan chức liên quan Formosa quá nhẹ cũng cho thấy dường như những người nắm quyền không chịu sức ép đủ lớn như việc họ có thể bị thua trong một cuộc bầu cử đúng nghĩa."

"Một khi các hoạt động tố tụng, báo chí chưa được độc lập, sẽ khó buộc được trách nhiệm hình sự cho những quan chức sai phạm." 

"Và vì mức kỷ luật đối với họ không ngăn được những hành vi tương tự tái diễn, chưa có dấu hiệu những vụ như Formosa sẽ không còn xảy ra trong tương lai."

Hôm 16/8, BBC gọi điện cho ông Võ Kim Cự nhiều lần nhưng không thấy ông bắt máy.

Trước ông Cự, hồi tháng Một, Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Công Thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng.

Theo một cựu quan chức Quốc hội ở thời điểm đó, có lẽ "đây là lần đầu tiên" có hình thức kỷ luật này tại Việt Nam. - BBC

16.
Bà Hồ Thị Kim Thoa bị miễn nhiệm chức thứ trưởng

Bà Hồ Thị Kim Thoa bị miễn nhiệm chức thứ trưởng Công Thương, theo quyết định do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký hôm 168/2017.

Trước đó, bà đã bị miễn nhiệm chức vụ Đảng ở Bộ.

Việc lần lượt bị miễn nhiệm các vị trí diễn ra sau khi bà vào cuối tháng Bảy bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kỷ luật cảnh cáo và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm chức vụ do "có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng".

Với vụ miễn nhiệm mới nhất này, hiện chưa rõ bà Kim Thoa sẽ tiếp tục làm công việc gì tại Bộ Công Thương, và vị trí của bà sẽ ra sao. 

Trước đó, hôm 28/7, bà Kim Thoa đã nộp đơn xin nghỉ việc "vì lý do cá nhân" và "xin nghỉ phép".

Bộ Công Thương khi đó tuyên bố không thể chuẩn thuận hay bác đơn xin nghỉ việc của bà Thoa, bởi đây là quyết định "thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ" trên cơ sở ý kiến của Ban Bí thư và các cơ quan có liên quan.

Bà Kim Thoa bị kỷ luật liên quan tới vai trò của bà trong thời gian lãnh đạo ở Công ty Bóng đèn Điện Quang, 2004-2010.

Bà bị cho là đã vi phạm trình tự cổ phần hóa doanh nghiệp và không báo cáo đầy đủ cho Bộ chủ quản về việc xử lý, sử dụng các khoản tiền với tổng trị giá khoảng 37 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, bà bị cho là đã có sai phạm trọng việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần trong công ty, và đã không tuân thủ quy định về kê khai tài sản, thu nhập.

'Bị kỷ luật liên quan tới vụ Trịnh Xuân Thanh'

Bà Kim Thoa cũng là người phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, người bị cáo buộc tham nhũng và gây thất thoát khoảng 150 triệu đô la và mới xuất hiện trở lại tại Hà Nội sau 10 tháng trốn lệnh truy nã.

Hồi 10/2016, bà bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng ra quyết định "khiển trách" liên quan tới vai trò của bà tại Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016.

Trong thời gian này, bà đã có "vi phạm, khuyết điểm" liên quan tới việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động ông Trịnh Xuân Thanh.

Tháng 1/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra quyết định "kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương" trang tin Chính Phủ công bố.

Việc khiển trách công khai và miễn nhiệm các quan chức cao cấp là điều trước đây hiếm xảy ra tại Việt Nam, nhưng kể từ năm ngoái tới nay dường như trở thành chuyện thường xuyên.

Cùng ngày với việc bà Kim Thoa bị miễn nhiệm, Thủ tướng Phúc cũng kí quyết định kỷ luật đối với bốn cựu quan chức khác liên quan tới thảm họa môi trường Formosa.

Ông Võ Kim Cự, cựu lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, cùng hai cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, bị kỷ luật với hình thức xóa tư cách, trong lúc cựu Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang bị cảnh cáo. - BBC

17.
BOT Cai Lậy: giảm phí vẫn bị phản đối

Các mức phí qua trạm BOT đường tránh thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đã được giảm vào khoảng 30% sau nhiều ngày diễn ra phản ứng mạnh mẽ của giới tài xế. Tuy nhiên, động thái giảm giá này vẫn không xoa dịu được sự bức xúc của dư luận.

Ngoài mức phí được cho là quá cao, cánh tài xế còn cho rằng việc đặt trạm thu phí đường tránh trên Quốc lộ 1 để thu phí luôn những người không sử dụng đường tránh là “không hợp lý”.

Động thái này được đưa ra trong cuộc họp giữa lãnh đạo Bộ Giao thông-Vận tải, tỉnh Tiền Giang và nhà đầu tư trạm BOT Cai Lậy hôm 16/8 sau nhiều ngày lộn xộn tại trạm thu phí do các tài xế phản đối bằng cách trả phí bằng tiền lẻ gây kẹt xe kéo dài.

Theo đó, các mức phí lần lượt giảm từ 35.000 xuống 25.000 đồng, từ 60.000 xuống 40.000 đồng, từ 100.000 xuống 70.000 đồng và từ 180.000 xuống 140.000 đồng tương ứng với các loại phương tiện có sức chứa và tải trọng khác nhau.

Mức phí mới sẽ được áp dụng kể từ ngày 21/8, theo báo mạng VnExpress. Ngoài ra, người dân có hộ khẩu thường trú tại bốn xã xung quanh trạm thu phí sẽ được miễn hoặc giảm 50% tùy vào loại phương tiện.

Tuy nhiên, với thông báo giảm mức phí này, nhà đầu tư không cho biết liệu thời gian thu phí có kéo dài hay không. Trạm thu phí đường tránh Cai Lậy đưa vào hoạt động từ ngày 1/8 với thời gian thu phí là 6 năm 5 tháng.

Trả lời câu hỏi của báo Người Lao Động về việc có kéo dài thời gian thu phí hay không, ông Nguyễn Nhật, thứ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải, nói rằng việc giảm phí “chắc chắn phải tính đến phương án tài chính của dự án” nhưng “bây giờ chưa thể tính được”.

VnExpress đưa tin rằng Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang sẽ chỉ đạo lực lượng chức năng “đảm bảo an ninh trật tự, không để xảy ra ùn tắc tại khu vực trạm thu phí” và sẽ “xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật”.

Tuy nhiên, hành động trả tiền lẻ của nhiều tài xế khi qua trạm thu phí mặc dù gây ùn tắc giao thông nhưng được nhiều luật sư nhận định là không vi phạm pháp luật.

Tờ Người Lao Động cho biết trước thông tin về việc giảm phí này, “rất nhiều tài xế vẫn bày tỏ sự phản đối”. Tờ báo này dẫn lời ông Bùi Văn Quản, chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh, nói: “Các cơ quan nhà nước phải nhìn rõ lý do tại sao tài xế phản đối. Họ không đồng tình vị trí của trạm thu phí, dù không đi đường tránh nhưng vẫn phải mua vé. Một xe tải mỗi năm đóng mười mấy triệu đồng phí bảo trì đường bộ. Nâng cấp Quốc lộ 1 sao không sử dụng phí đó mà phải dùng BOT?”

Trao đổi với VOA, một tài xế xưng tên là Dũng thuộc Hợp tác xã Vận tải số 9 ở thành phố Hồ Chí Minh, nói ông không đồng tình với giải pháp giảm phí này.

“Giá thu thì Nhà nước quy định và có tính toán với nhà đầu tư. Tụi tôi đi thì tụi tôi trả. Còn không đi thì không trả.”

Người tài xế này nói nếu trạm thu phí này dời đi vào vị trí đường tránh thị xã Cai Lậy thì dù mức phí không giảm, cánh tài xế “cũng sẽ chấp nhận”. - VOA

18.
Trang Trần Đại Quang nổi lên giữa ‘bão’ tin đồn

Một trang web không rõ nguồn gốc mang tên của Chủ tịch Trần Đại Quang nằm trong “top” những trang web được nhiều người đọc nhất Việt Nam, giữa lúc có nhiều đồn đoán về sức khỏe của nhân vật trong “tứ trụ” đầy quyền lực ở Hà Nội.

Theo trang web xếp hạng Alexa thuộc công ty bán hàng trực tuyến Amazon, trandaiquang.org hiện đứng thứ 32 trong danh sách các trang mạng “ăn khách” nhất, vượt qua cả các trang tin chính thống như Đài tiếng nói Việt Nam.

Ngoài ra, theo Google, tên của ông Quang cũng “trending” [thịnh hành] với các cụm từ được tìm nhiều như “Trần Đại Quang đi đâu”, “Trần Đại Quang bị bệnh” hay “Trần Đại Quang đi chữa bệnh”.

Về lý do vì sao một trang mạng không rõ chủ sở hữu lại thu hút được nhiều người đọc, nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh nhận định với VOA tiếng Việt:

“Giới bình dân Việt Nam thì phần lớn, người ta không hiểu đó là trang fake [giả]. Người ta nghĩ đó là của ông Trần Đại Quang, của ông Nguyễn Tấn Dũng thật. Người ta thấy cái tên đó là người ta vào đọc. Số người người ta hiểu biết đó là trang giả nó ít lắm. Thứ hai nữa, vào Google ‘search’ [tìm] cái tên, thì những trang đó nó ra ngay. Những trang lãnh đạo như vậy, thường người ta vào tìm trên Google nhiều. Thứ ba nữa, những trang đó đánh vào cá nhân người này, đánh vào cá nhân người khác, tung cái tin này, tin khác, thì những cái đó đang thu hút sự quan tâm của giới bình dân”.

Công cụ đếm trên trandaiquang.org, mà VOA tiếng Việt không thể kiểm chứng độc lập, cho thấy rằng trung bình có hơn một nghìn người ghé trang này cùng lúc, và tổng cộng có hơn 500 triệu người đã truy cập để đọc tin tức, đa số là từ Việt Nam và Mỹ.

So với các quan chức hàng đầu khác trong “bộ tứ quyền lực” còn gồm tổng bí thư, thủ tướng và chủ tịch quốc hội, trang mang tên Chủ tịch Quang “nổi” nhất.

Trước khi bắt đầu Đại hội Đảng năm ngoái, mà giới quan sát cho rằng có sự cạnh tranh vị trí lãnh đạo giữa thủ tướng khi ấy là ông Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, một trang web vô thừa nhận mang tên ông Dũng cũng thu hút được nhiều người đọc.

Việt Nam thời gian qua đã yêu cầu một số trang web nước ngoài như Google hay Facebook xóa bỏ các video hay thông tin bị nhà nước coi là “xấu, độc”, “giả mạo”, “thất thiệt” hay “bôi nhọ lãnh đạo”.

Theo tìm hiểu của VOA Việt Ngữ qua trang web cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin liên quan tới tên miền Whois, trandaiquang.org được tạo từ đầu năm 2011, và người đại diện đăng ký tên miền này có địa chỉ ở Mỹ.

Khi được hỏi vì sao một trang web tung nhiều tin chưa kiểm chứng lại tồn tại lâu như vậy, blogger Chênh nhận xét:

“Hầu hết các ủy viên trung ương trở lên đều có trang fake [giả] như vậy hết. Duy nhất hồi trước có đính chính là ông Nguyễn Bá Thanh là ông đính chính là trang đó không phải trang của ông. Trang mang tên Nguyễn Bá Thanh không phải của ông. Còn hầu hết không thấy ai đính chính. Mấy trang như Trần Đại Quang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng vào rất dễ, không bị chặn. Những trang khác bị chặn rất nhiều. Những trang của các nhà báo tự do, của những người đấu tranh, nhân quyền dân chủ, ngay cả BBC, VOA cũng bị chặn ở Việt Nam. Theo cá nhân tôi, đó là những trang làm giả bởi một nhóm, một tổ chức nào đó, chứ không phải cá nhân”.

Hai năm trước, tin tức về sức khỏe của nguyên Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh cũng “nóng” trong dư luận.

Sau một thời gian để cho tin đồn về chuyện ông “qua đời vì bị đầu độc” lấn lướt trên mạng Internet trong nhiều ngày, báo chí Việt Nam đã phải vào cuộc, dẫn lời các quan chức bác bỏ thông tin mà họ gọi là “sai sự thật” và “xuyên tạc”.

Theo ông Huỳnh Ngọc Chênh, những đồn thổi trên mạng về sức khỏe của chủ tịch Việt Nam đã cũng đẩy trang web mang tên ông nổi lên:

“Tôi thấy mọi người ở trên Face [Facebook] đang rạo rực về chuyện các lãnh đạo bị bệnh. Tôi gặp gỡ mọi người bên ngoài cũng bàn luận cái chuyện này rất sôi nổi. Có cái gì đó nó không rõ ràng ở chỗ sức khỏe của ông Trần Đại Quang. Dư luận đồn, ‘ông ấy như này, như kia’ thì ngã bệnh. Mọi người suy diễn ra chuyện này, chuyện khác. Cái trang Trần Đại Quang được vào nhiều nhất cũng vì lý do đó”.

Tin tức về bệnh tình của Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang được cho là xuất phát trên trang Facebook cá nhân của blogger Osin Huy Đức, người cũng từng đưa đúng tin “Trịnh Xuân Thanh về [nước]”.

Hôm 10/8, Facebooker này viết: “Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017. Sự vắng mặt của ông ở trong Nước suốt hơn hai tuần qua đã tạo ra một khoảng trống cho các lời đồn đoán. Đây có thể chỉ là lựa chọn cá nhân. Các nhà lãnh đạo vốn vẫn hy vọng vào kết quả điều trị để xuất hiện trở lại trước công chúng một cách hoành tráng. Chuyện này từng xảy ra với Chủ tịch nước Lê Đức Anh”.

Chiều 16/8, VOA Việt Ngữ đã gọi điện tới Văn phòng Chủ tịch nước và Ban Bảo vệ, Chăm sóc Sức khỏe Trung ương Việt Nam, nhưng không nhận được câu trả lời.

Theo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi năm 2013, một trong các nhiệm vụ của Chủ tịch nước Việt Nam là “thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân”, nhất là “công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh”.

“Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới”, hiến pháp viết tiếp.

Báo chí trong nước hôm 15/8 đưa tin rằng “Chủ tịch nước Trần Đại Quang hôm nay gửi điện mừng quốc khánh tới nguyên thủ các nước Ấn Độ và Liechtenstein”. Tuy nhiên, các hình ảnh đăng kèm được chụp từ các sự kiện xảy ra nhiều tháng trước.

Trong một diễn biến liên quan đến sức khỏe lãnh đạo trong nước, sau khi xuất hiện đồn đoán về bệnh tình của ông Đinh Thế Huynh, nhân vật số 5 ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tháng này đã buộc phải lên tiếng xác nhận ông đang “điều trị bệnh”, nhưng không nói rõ bệnh gì và ở đâu, đồng thời cử ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, tạm thời làm Thường trực Ban Bí thư. - VOA

19.
VN đơn độc trong khi TQ đẩy mạnh chiến dịch ve vãn ASEAN?

Trung Quốc đang sử dụng các công cụ quân sự, tài chính, thương mại và ngoại giao để gây chia rẽ trong khối ASEAN, khiến cho Việt Nam trở nên đơn độc hơn trước các hành động thể hiện chính sách bành trướng ngày một lộ liễu hơn của nước láng giềng phương Bắc. Việc Trung Quốc sẵn sàng mở hầu bao và áp dụng chiến dịch vừa áp lực vừa lấy lòng các nước ASEAN theo kiểu “cây gậy và củ cà rốt” đã chứng tỏ là hiệu quả, một số nước láng giềng Việt Nam đã có dấu hiệu thần phục, hoặc ít ra, hòa hoãn hơn nhiều với Trung Quốc trong khi Bắc Kinh tiếp tục theo đuổi ‘giấc mơ Trung Hoa’ trên Biển Đông và xa hơn nữa. Truyền thông khu vực và giới quan sát nói gì về lập trường cứng rắn hơn của Việt Nam liên quan tới Biển Đông và bộ Quy tắc Ứng xử đang được thương lượng giữa Trung Quốc và ASEAN? 

Một bài báo đăng trên tờ Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) ngày 13/8 nói rằng giới lãnh đạo Việt Nam bị cô lập khi giữ lập trường và công khai chỉ trích Trung Quốc về những hành động lấn át trong Biển Đông.

Tờ báo chỉ ra rằng Malaysia và Brunei gần đây đã ‘dịu giọng’ giữa lúc hai nước hy vọng có thể trông cậy vào sự rộng lượng của Bắc Kinh cho các dự án phát triển.

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt nhận định:

“Dùng tài chính, tức là tiền bạc, để thu nhân tâm, đó là cái cách của người Hán từ đó đến nay, tôi nghĩ họ vẫn đang sử dụng như vậy. Ngày nay họ sử dụng không những thương mại, mà còn sức mạnh quân sự. Họ đã đi xuống được Biển Đông chứ hồi xưa chưa có sức mạnh về quân sự như thủy quân và hải quân như hiện nay.

. Rất nhiều nước Đông Nam Á lo ngại đụng độ với Trung Quốc về mặt quân sự, vì vậy mà họ phải rất là nhân nhượng.”

Bài báo của SCMP đề cập tới thái độ cứng rắn của Việt Nam tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN hồi đầu tháng 8 vừa rồi, nói rằng Hà nội một lần nữa lại là tiếng nói đơn độc trong ASEAN, thách thức chính sách bành trướng của Trung Quốc. Tác giả bài báo Bhavan Jaipragas nói các nhà ngoại giao Việt Nam đã khởi động một vụ đối đầu mới với phía Trung Quốc sau khi Việt Nam thất bại, không thuyết phục được các nước ASEAN ghi vào thông cáo chung rằng một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển đang trong vòng thương lượng giữa 10 nước ASEAN và Trung Quốc, phải có tính ràng buộc pháp lý.

Tuyên bố cuối cùng không có điều khoản này, và những vận động ở hậu trường của Việt Nam đã làm Trung Quốc giận dữ, khiến một cuộc gặp gỡ giữa hai vị ngoại trưởng bị hủy bỏ.

Tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc nói Việt Nam đang tìm cách “gieo mầm mống bất đồng” trong khối; và Xinhua, cơ quan ngôn luận của Trung Quốc mô tả Hà nội là “vừa ăn cướp vừa la làng”, nói rằng Việt Nam cũng đã thực hiện các công trình xây cất trong vùng tranh chấp từ thập niên 1980.

Một nhà phân tích làm việc cho công ty đánh giá rủi ro Verisk Maplecroft của Anh ở Singapore, Eufracia Taylor, nói những bước hành động của Việt Nam tại thượng đỉnh ASEAN cho thấy Hà nội đã tìm cách lấp đầy khoảng trống do Philippines để lại khi nước này quay ngược 180 độ để tuân phục Trung Quốc.

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt:

“Trung Quốc đang mua chuộc những quốc gia khác như Lào, Campuchia, là những nước mà Trung Quốc có thể dễ thao túng để chia rẽ giữa Miên, Lào với Việt Nam trước, rồi sử dụng những nước này để tạo ra những bất đồng trong khối ASEAN, thì đấy là cái khó cho Việt Nam trong tình thế hiện nay.”

Dưới thời Tổng thống Benigno Aquino, Philippines là tiếng nói kiên cường trong khu vực chống chính sách bá quyền Trung Quốc. Philippines đã đưa cuộc tranh chấp ra trước Tòa án Trọng tài quốc tế và trong một phán quyết lịch sử, tòa án quốc tế hồi năm ngoái bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là hoàn toàn “vô căn cứ”. Thay vì khai thác triệt để phán quyết trao phần thắng về mình, Philippines bây giờ hầu như buông xuôi và chấp nhận ‘chia sẻ’ chủ quyền để cùng khai thác tài nguyên với Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp, ngay cả trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Nhà phân tích Taylor nói thay vào đó Manila đã “chọn một lập trường chủ bại và hòa hoãn với Trung Quốc” sau khi ông Duterte lên nắm quyền. Theo nhà phân tích thì sự phân tâm của Washington, đang tập trung giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên, cũng là một yếu tố bất lợi cho Việt Nam.

Hôm 11/8, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) cho biết Trung Quốc đang xây dựng các hầm trú tên lửa và các cơ sở truyền tin mới trên những hòn đảo tranh chấp, và đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục quân sự hóa khu vực, đi ngược với tuyên bố của họ.

Một số nhà quan sát cho rằng các hành động của Việt Nam tại hội nghị ASEAN là để trả đũa Trung Quốc dùng vũ lực đe dọa tấn công Việt Nam để buộc Hà nội đình chỉ dự án khoan tìm khí đốt với công ty Repsol của Tây Ban Nha tại một địa điểm mà Hà nội cho là thuộc lãnh hải của mình.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một chuyên gia về Việt Nam của Viện nghiên cứu Yusof Ishak (ISEAS) ở Singapore, nói:

“Sự cố Repsol cho thấy Việt Nam không có lựa chọn nào khác hơn là ít nhất phải lên tiếng chống Trung Quốc, nếu muốn bảo vệ các lợi ích của mình trong Biển Đông.”

Đài truyền hình CNN cũng nhắc đến vụ việc Repsol, và cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam “hẳn cảm thấy vô cùng cô đơn trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông”.

Một chương trình đặc biệt về Biển Đông trên đài CNN đặt câu hỏi, các nước láng giềng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế phản ứng như thế nào trước hành động ỷ lớn hiếp bé của Trung Quốc trong vụ Repsol? Câu trả lời là “im lặng rợn người.”

CNN nói ngay cả Singapore, từ trước tới nay vẫn hoài nghi các ý đồ lâu dài của Trung Quốc, cũng cúi đầu khuất phục sau khi trở thành mục tiêu của một chiến dịch tấn công ngoại giao dữ dội của Trung Quốc, vì được cho là ủng hộ Philippines thắng kiện ở tòa án trọng tài quốc tế vào tháng 7 năm ngoái.

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho rằng tham vọng của Trung Quốc không dừng lại ở Biển Đông, hay trong khu vực.

“Trung Quốc cái ý đồ của nó thì xa dài lắm, kể cả về quân sự lẫn dân sự, nó cơi nới ra rồi cho dân đến ở, rồi biến nó thành những cái đảo có thể đưa du lịch đến được, không những là chỉ 7 cái đảo mà họ đã chiếm đóng mà họ còn mở cái con đường tơ lụa mới di qua Biển Đông và đi xuống, vòng qua Ấn Độ dương và sang bên Âu Châu, thành ra cái ý đồ của Trung Quốc thì bây giờ đã quá rõ, cả thế giới đều thấy, đều biết, chứ không phải riêng Biển Đông hay là Đông Nam Á.” 

Các hành động của Trung Quốc có tác dụng đẩy Việt Nam vào vòng tay của các nước cạnh tranh với Trung Quốc như Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ. Trong cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Ngũ Giác Ðài hôm 8/8 vừa rồi, hai bên đồng ý củng cố hợp tác quốc phòng, gia tăng chia sẻ thông tin và hợp tác hải quân, kể cả chuyến thăm đầu tiên của một hàng không mẫu hạm Mỹ tới quân cảng Cam Ranh của Việt Nam trong năm tới, lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm Mỹ tới thăm Việt Nam, kể từ sau chiến tranh Việt Nam năm 1975. - VOA

20.
Việt Nam phản đối phúc trình tôn giáo của Hoa Kỳ

Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ cần tôn trọng sự thật về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam sau khi ngoại trưởng Rex Tillerson của Mỹ vào ngày 15 tháng 8 công bố phúc trình thường niên về tự do tôn giáo quốc tế năm 2016, trong đó có phần về Việt Nam.

Thông tấn xã Việt Nam loan tin cho rằng bản phúc trình của Hoa Kỳ co ghi nhận một số tiến bộ của Việt Nam nhưng vẫn giữ những luận điểm bị cho là ‘cũ, lối mòn cùng những đánh giá không dựa trên thực tế. - RFA

Link:

Không có nhận xét nào: