Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Chết đúng quy trình . . . vỡ đê có kế hoạch.

https://1.bp.blogspot.com/-mxMLL-0S2Is/WeC6ewwyDJI/AAAAAAAAYhg/jxC8ZQh_jiIXwD0wod4ULTbqRij_IxN0gCLcBGAs/s640/nuoc%2Blu.jpg
CTV Danlambao - Người dân khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ đang gánh chịu thiệt hại nặng nề về người và của trong trận lũ được xem là tồi tệ nhất năm 2017. Số nạn nhân thiệt mạng đã lên đến gần 60 người, chưa kể những người mất tích do nước cuốn. Cơn lũ hung hãn cuốn phăng tất cả mọi thứ trên đường đi của chúng, để lại bao tang thương cho người dân sống tại nhiều tỉnh thành.<!> 
Hoà Bình, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Nghệ An, Thanh Hoá là những tỉnh thành chịu thiệt hại nhiều nhất. Tính đến nay đã có 54 người chết và 39 người mất tích. Gần 200 căn nhà bị sập hoàn toàn, khoảng 2000 căn nhà buộc phải di dời và hơn 30 ngàn căn nhà ngập hoàn toàn trong nước. Trận lũ cũng đã làm thiệt hại hàng chục ngàn hecta hoa màu đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch. Bên cạnh đó nước lũ đã làm chết hơn 5 ngàn con gia súc và cuốn trôi hàng trăm ngàn con gia cầm của nông dân.
 
Những thiệt hại do thiên tai gây là điều không thể tránh khỏi. Hình ảnh những người dân miền Bắc và Bắc Trung bộ chống chọi trong mùa bão lũ là chuyện thường thấy vào thời điểm cuối khi bắt đầu mùa bão lũ. Thế nhưng nhiều năm trở lại đây, sự khốn khổ và nguy hiểm của người dân vùng lũ ngày càng trở nên nghiêm trọng khi các nhà máy thuỷ điện “tiếp sức” cho sự hung hãn của dòng nước lũ. Con số thiệt hại về người và tài sản năm sau thường tăng so với năm trước vì người dân không kịp trở tay khi các nhà máy thuỷ điện xả lũ “đúng qui trình” trong mùa lũ.
 
“Việc thuỷ điện Hoà Bình phải mở cả 8 cửa xả đáy là hoàn toàn đúng với qui trình đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành chứ không phải ngược qui trình”. Đó là lời khẳng định Đặng Trần Công, chánh văn phòng công ty thuỷ điện Hoà Bình khi trả lời phỏng vấn báo chí trong nước. Tuy nhiên một số chuyên gia phân tích việc mở một lúc 8 cửa xả trong thời gian ngắn, điều này ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân vùng hạ du. Từ đó có thể dẫn đến những mối nguy hiểm cho người và tài sản khi dòng lũ kết hợp với việc xả lũ của nhà máy thuỷ điện.
 
Bác bỏ phân tích của những chuyên gia, Đặng Trần Công cho rằng “việc xả lũ này là bình thường và do thời gian này mưa quá lớn, cấp tập ở nhiều địa phương nhưng tập trung lớn tại thượng nguồn, hồ Hoà Bình dẫn đến nước đổ về rất lớn…về cơ bản chúng tôi đã đảm bảo việc tích nước hồ đủ nên phải xả lũ”. Vì thế ông Công cho biết thêm“đến thời điểm hiện tại, có thể thấy việc xả lũ của công ty đã giúp đảm bảo được an toàn công trình và góp phần bảo đảm an toàn nguồn nước”. 
 
Đó là những điều mà Đặng Trần Công cho rằng là “qui trình” được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Rõ ràng lãnh đạo cầm quyền cộng sản coi thường tính mạng của hàng trăm ngàn nhân khẩu sống tại các khu vực có công trình thuỷ điện. Điều đó càng minh chứng việc Nguyễn Xuân Phúc huỷ các cuộc họp để trực tiếp chỉ đạo ứng phó với lũ hoá ra chỉ toàn trò mèo khóc chuột. Những kẻ cầm quyền đã đặt những “qui trình” nhằm bảo vệ “công trình lợi ích nhóm” mà chẳng cần quan tâm đến những con người mà chúng gọi là “ông chủ nhân dân”.
 
Mưa lớn, lũ dâng và xả tràn thuỷ điện tạo thành một “qui trình” thường thấy trong hầu hết các trận bão lũ cùng với số nạn nhân thiệt mạng, mất tích. Tuy nhiên những cái chết của người dân lại được nhà cầm quyền qui kết cho cơn lũ gây ra, hoàn toàn không hề liên quan gì đến việc xả tràn thuỷ điện. Đặng Trần Công xảo biện rằng: “Việc người chết ở một số địa phương tại Hoà Bình là do mưa lớn gây sạt lở, lũ cuốn ở sông, suối nhỏ chứ không phải do việc xả lũ của hồ gây ra”.
 
Nhà nước cộng sản Việt Nam phát triển nguồn điện bằng cách xây dựng hàng loạt nhà máy thuỷ điện bất chấp ảnh hưởng hệ sinh thái. Hàng trăm ngàn hecta rừng già, rừng nguyên sinh đã buộc phải hy sinh vì sự nghiệp mà nhà cầm quyền và nhóm trục lợi lựa chọn. Chính điều đó đã làm mất cân bằng hệ sinh thái, dẫn đến nguyên nhân Việt Nam ngày càng hứng nhiều trận bão, lũ do mất đi sự bảo vệ của núi rừng.
 
Trong xứ sở của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những điều tồi tệ kể cả cái chết cũng phải tuân thủ “đúng qui trình” mà nhà cầm quyền cộng sản mặc định. Thiên đường xã nghĩa không giống mấy xứ tư bản giãy hoài không chết, và cũng không có chỗ cho những cái chết thảm từ hành động xả súng của kẻ tâm thần không ổn định. Nhưng chỉ cần xả lũ “đúng qui trình”, thiên đường xã nghĩa cộng sản cũng đã cướp đi hàng trăm sinh mạng con người mà không có bất cứ kẻ khốn nạn nào bị trừng trị.
 
13/10/2017
  
Dân lại chết sai quy trình
12/10/2017
12-10-2017
http://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2017/10/22519348_1452067454911626_2655192513018708910_n-300x267.jpg
Trại heo hàng ngàn con ở Nông trường Thống Nhất, huyện Yên Định (Thanh Hóa) bị xóa sổ. Ảnh: Báo NNVN.
Cá hay thép? Một câu hỏi ngu ngơ của người ngoại bang từng làm nên làn sóng giận dữ. Đã làm một dân tộc uất hận nhưng cũng hờn tủi vì nghèo đói mà phải trả giá, phải đánh đổi quá nhiều. Càng cay đắng hơn. Kể cả là khi đánh đổi, chưa chắc thân phận, tín mạng của dân mất đi để mang lại chén cơm manh áo cho người xung quanh mình. Họ được đánh đổi để mang về lợi ích cho số ít.
Có một câu hỏi khác, thủy điện hay nhân dân? Khi những cơn lũ hung nộ vừa xé toạc những miền quê nghèo lam lũ. Đến lượt con nước nhân tai hoành hành. Thuỷ điện, những cái biển nước khổng lồ treo trên đầu dân. Và mỗi khi mực nước trở thành sự đe doạ. Họ không ngại ngần xổ những biển nước ấy xuống đầu dân. Mà cũng có cách nào khác đâu.
Nhân dân đã bị bỏ rơi ngay từ đầu. Khi những hồ thủy điện xuất hiện dày đặc vận hành “đúng quy trình”, xả nước đúng quy trình. Không thấy quan gia nào thiệt hại đúng quy trình. Chỉ có nhân dân, nhân dân trơ trọi chết sai quy trình!
Quy trình là gì mà chỉ sau một đêm ruộng vườn trắng toát? Gia súc gia cầm lềnh bềnh trên con nước tênh tươm. Là người với người âm dương ly biệt. Tại sao chỉ có người Việt được tận hưởng quy trình ấy?
Thủy điện, là những cánh rừng lõi bị đốn bỏ. Và chắc chắn, những súc gỗ quý sẽ có điểm đến là nhà những kẻ đã đi đêm với nhau. Mất rừng, con nước thành nỗi đe doạ.
Thủy điện, là tích nước trong mùa khô mặc nhân dân hạ nguồn chết khát. Là dội bom nước trên thân phận nhân dân vào mùa mưa. Nhân dân, không phải là lựa chọn của họ. Nhân dân, chỉ là những thiệt hại phụ mà họ có thể đã tiên liệu từ trước.
Nhân dân chưa bao giờ được chọn. Vì ngay cả một chủ tịch phường cũng che dù đi bè du ngoạn trên nước lũ. Trong con mắt quyền uy và hằn vụ lợi của họ, làm gì có ai nhìn thấy nhân dân….
Bình Luận từ Facebook
 
Lũ ở trong lòng
12/10/2017
12-10-2017
Gần 80 người chết, còn nhiều người mất tích và vô số tài sản thiệt hại cho tới lúc này, chỉ trong một đợt lũ vài ngày. Mưa lũ về và những tang thương giống như một sự “mặc định” đều đặn hàng năm. Bài viết này không muốn nói về sự tang thương do mưa lũ mang lại mà là những “cơn lũ” khác vẫn đều đặn xảy ra mấy mươi năm nay.
Cơn lũ đầu tiên mang tên phá rừng. Tôi viết về phá rừng chục năm nay và nhận ra rằng ham muốn phá rừng sẽ không dừng lại. Nhưng món đồ gỗ đẹp đẽ và bằng gỗ xịn thể hiện đẳng cấp là nhu cầu có thực của một số người. Có cầu, ắt có cung. Và đầu nậu gỗ hay lâm tặc xuất hiện như một tất yếu. Và kiểm lâm của nước ta thì…
“Cơn lũ” đầu tư cao su một thời đã tạo ra những cánh rừng “không phải rừng”. Các tầng cây trở nên đơn điệu hơn với cao su và cỏ. Chúng cũng hút nước và giữ đất, giữ nước nhưng chắc chắn là kém hơn rừng nguyên sinh rất rất nhiều. Và nơi nào có “rừng” cao su hiện ra thì gần như hồ sơ gốc của nơi đó từng là rừng thật.
Cơn lũ tiếp theo là đầu tư thủy điện. “Làm thủy điện đầu tiên là làm gỗ. Sau đó là làm đường. Và cuối cùng mới làm điện.”- là khẳng định của một đại gia thủy điện (nay đã thoái vốn) tâm sự. Đừng ngạc nhiên nếu có những công trình thủy điện muốn (hoặc đã) được đặt giữa tim rừng. Sẽ có những “Con đường đâm thẳng tim rừng” (tên bài viết của tôi trên Sài Gòn Tiếp Thị năm 2012) xuất hiện.
Cơn lũ thứ tư mang tên quy trình xả lũ. Không người dân nào chạy nhanh hơn sức nước đổ về cả. Nhà cửa, tài sản, thú nuôi,… dĩ nhiên càng không. Và điệp khúc đúng quy trình vẫn được lặp lại hàng năm. Và những người dân mất mát tài sản hay thậm chí mất mạng vì xả lũ vẫn xuất hiện hàng năm.
Nhưng tất cả những điều ấy sẽ không xuất hiện nếu không có những “cơn lũ” cấp giấy phép hợp thức hóa phá rừng!
Và những “cơn lũ” vừa nêu tạo ra những cơn lũ khác: Cơn lũ di dân, cơn lũ (nghĩa đen) hàng năm, cơn lũ các đoàn cứu trợ, cơn lũ chi phí y tế và các gánh nặng xã hội, an ninh trật tự và quốc phòng,.v.v.. Nguồn lực đất nước vì thế mà suy yếu.
Và những nỗi đau lòng xót dạ cứ như lũ về…
Đều đặn, như sự im lặng của đám đông vô cảm và xu phụ quyền lực!
(Trong lòng bạn có cơn lũ nào không?)
Ảnh: Google
http://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2017/10/H1-157.jpghttp://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2017/10/H1-158.jpg http://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2017/10/H1-159.jpg

Không có nhận xét nào: