Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

237,000 cử nhân và trình độ cao hơn tại Việt Nam bị thất nghiệp

Không tìm được việc làm đúng ngành học, một cô gái phải làm nghề chạy Grabike tại Sài Gòn. (Hình: Thanh Niên)HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Viện Khoa Học Lao Động và Xã Hội công bố, tỉ lệ thất nghiệp của nhóm trình độ đại học trở lên trong quý 3 năm 2017 tăng đột biến so với quý trước.<!>
Theo báo Tuổi Trẻ, tại hội thảo “Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý 3, 2017” diễn ra chiều 26 Tháng Mười Hai tại Hà Nội, Viện Khoa Học Lao Động và Xã Hội công bố có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, trong đó nhóm trình độ đại học trở lên là 237,000 người, tăng 53,900 người so với quý 2.
Về nguyên nhân khiến nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp phải mất nhiều tháng để tìm việc, ông Vinh cho hay, do đào tạo của các trường và các doanh nghiệp chưa được tốt, nhiều khảo sát thực tế chỉ ra sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam hiện nay khi học xong chưa làm việc được ngay, phải mất thời gian đào tạo thêm các kỹ năng khác.Giải thích về tỉ lệ thất nghiệp tăng đột biến của nhóm trình độ đại học trở lên, ông Đào Quang Vinh, viện trưởng viện này, cho rằng nhiều sinh viên tốt nghiệp vào khoảng cuối quý 2 phần lớn phải mất từ 3-6 tháng để tìm việc. Ngoài ra cũng do nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp thường xuyên thay đổi.
“Nhiều doanh nghiệp muốn tuyển dụng vào phải mất thời gian đào tạo từ 3-6 tháng, nếu không các em phải tự đi học thêm các kỹ năng khác như ngoại ngữ, công nghệ thông tin và các kỹ năng mềm. Đây chính là khiếm khuyết trong đào tạo của Việt Nam cần phải được cải thiện,” ông nói. (Tr.N)

Không có nhận xét nào: