Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Bên nhau đi nốt cuộc đời, ngày thứ hai

Cuộc hội ngộ kỳ thú. Tình nguyện viên Phạm Nhật Thịnh gặp lại người phế binh năm xưa Nguyễn Văn Bé vui mừng vì từ hai con bò được trọ cấp nay được tin ông bé đã sở hữu 5 con bò.

GNsP (29..12.2016) – Những khung hình của ngày thứ hai, ngày 28.12.2016, Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời.
Buổi sáng có 430 quý ông TPB VNCH tham dự và nhận quà.
Buổi chiều chương trình được thực hiện tương tự cho 331 ông TPB tham dự và nhận quà.<!>
Đến nơi hò hẹn
Đến nơi hò hẹn.
Bên nhau đi nốt cuộc đời
Bên nhau đi nốt cuộc đời.
Một chút quà quê
Một chút quà quê.
Cuộc hội ngộ kỳ thú. Tình nguyện viên Phạm Nhật Thịnh gặp lại người phế binh năm xưa Nguyễn Văn Bé vui mừng vì từ hai con bò được trọ cấp nay được tin ông bé đã sở hữu 5 con bò.
Cuộc hội ngộ kỳ thú. Tình nguyện viên Phạm Nhật Thịnh gặp lại người phế binh năm xưa Phạm Văn Em vui mừng vì từ hai con bò được trọ cấp nay được tin ông bé đã sở hữu 5 con bò.
Dù yếu đau, ba cũng phải về họp mặt chứ.
Dù yếu đau, ba cũng phải về họp mặt chứ.
Cha Giuse Trương Hoàng Vũ, phụ trách và quản lý tài chánh, đôi lời chia sẻ.
Cha Giuse Trương Hoàng Vũ, phụ trách và quản lý tài chánh, đôi lời chia sẻ.
Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời.
Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời..
Vui ngày gặp gỡ
Vui ngày gặp gỡ.
Hát lại những bài tình ca một thủa.
Hát lại những bài tình ca một thủa.
121110
1314
Xổ số Tombola
Xổ số Tombola.
Trúng thưởng.
Trúng thưởng.
Trao quà xuân.
Trao quà xuân.
Trở về đi nốt cuộc đời.
Trở về đi nốt cuộc đời.

Tri Ân TPB VNCH – Cuộc hội ngộ của tình thương

Đăng ngày 
GNsP (29.12.2016) – Sáng ngày 28.12.2016, ngày thứ hai trong bốn ngày của chương trình “Bên nhau đi nốt cuộc đời” Xuân 2017, ông TPB Phạm Văn Em được gọi tham dự buổi họp mặt lần này. Tại đây, ông được gặp lại cha Vinhsơn Phạm Trung Thành và TNV Phạm Nhật Thịnh.
Năm 2014, trong chương trình đi thăm các TPB, Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại – người phụ trách chương trình đã dẫn đầu một phái đoàn gồm có linh mục Vinhsơn Phạm Trung Thành các các TNV đi thăm ông Phạm Văn Em tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Khi đến thăm, đoàn đã không ngăn được sự xúc động khi chứng kiến hai ông bà sống trong một túp lều được che bằng những tấm biểu ngữ cũ kỹ, vách được dựng bằng những tấm ván lượm lặt đó đây. Căn lều quá tồi tàn của ông bà nằm bên bãi rác của thành phố trong khu vực xóm rác. Mùi hôi thối nồng nặc xú uế bốc lên, ngột ngạt. Căn lều bên cạnh của người con dâu của ông bà và hai cháu nội vừa chịu tang người cha – là con trai của ông bà bị tai nạn trên đường đi bán rác thải.
Trong cuộc thăm hỏi, các cha được biết ông ao ước có được một con bò để chăn nuôi sinh sống, còn nhớ cha Vinhsơn đã hỏi ông tại sao ông không mua một cặp dê, giá tiền mua dê rẻ hơn một con bò, chúng tôi dễ chia sẻ với ông hơn, ông đơn sơ trả lời với chiếc chân duy nhất còn lại ông không thể đuổi kịp con dê khi nó chạy, con bò chậm rãi và dễ dàng chăm sóc hơn. Không đủ kinh phí để nâng đỡ ông, đoàn đành ghi nhận chờ cơ hội để có thể làm ông được thỏa mãn ước nguyện. Trong bài phóng sự tường lại cuộc viếng thăm này, một vị hảo tâm biết được đã liên lạc với các cha để đảm nhận giá thành của một đôi bò, gấp đôi ước nguyện của ông. TNV Thịnh là người liên lạc để mua cặp bò trao cho ông theo ý kiến của cha Giuse Đinh Hữu Thoại.
Hôm nay, họ gặp lại nhau, ông Phạm Văn Em không giấu được niềm vui đã ôm chầm lấy TNV Thịnh, ông Em cho biết cặp bò năm ấy đã sinh sôi nảy nở để hiện nay ông có 5 con bò và cặp dê của chương trình gửi biếu ông giờ đã có cho ông một đàn dê nhỏ. Ông ngỏ lời với cha Vinhsơn muốn được dâng một con bò đực cho cha và các TNV để ăn mừng. Cha Vinhsơn từ chối không dám nhận con bò này vì “vốn khởi nghiệp” cặp bò ban đầu là của vị hảo tâm, thành quả cho đến hôm nay là mồ hôi nước mắt và sự tằn tiện của cả gia đình ông. Hơn nữa, hỏi thăm, được biết, ông vẫn chưa dựng cho mình một căn nhà cho tử tế hơn mà hai ông bà vẫn còn trú ngụ trong túp lều tềnh toàng năm cũ, người con dâu góa phụ trẻ vẫn còn mang trên vai gánh nặng nuôi hai đứa con mồ côi cha. Cha Vinhsơn nói: “ông dùng tiền bán con bò này, để dựng căn nhà cho hai ông bà ở và lo cho hai đứa cháu mồ côi”. Ông Phạm Văn Em lại đề nghị cha nhận một con dê để làm một bữa tiệc cám ơn các TNV. Cha Vinhsơn tiếp tục từ chối và xin ông hãy cứ bình an, để mưu sinh và gầy dựng cuộc sống tốt hơn cho gia đình ông và con cháu ông.
Có những hạt giống, chúng ta cố gắng chung tay nhau gieo vãi vào một thời điểm nào đó, rồi ta quên đi theo năm tháng bởi vô vàn những bận rộn hằng ngày, nhưng Chúa cho mọc lên, đơm hoa kết trái đến không ngờ. Xin tạ ơn Chúa, cám ơn mọi người thân yêu đã bên nhau đi “nốt cuộc đời”.
Sau đây là một vài hình ảnh về cuộc hội ngộ kỳ thú này:
IMG_7667IMG_7668
Pv.GNsP

Tri ân Thương Phế Binh VNCH 2017: Hãy đến với họ bằng tình thương

Lê Văn Sơn - Sáng ngày 27 Tháng 12, 2016, tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn tổ chức khai mạc chương trình Tri ân Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Xuân 2017 với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”. Ngày đầu tiên đã có khoảng hơn 715 thương phế binh (TPB) từ vùng Sài Gòn và phụ cận có mặt.

Theo ban tổ chức chương trình thì năm nay tổ chức trong 4 ngày từ 27 đến 30 Tháng 12, 2016 sẽ trao quà cho các TPB VNCH ở Sài Gòn và các vùng phụ cận (Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An). Mỗi TPB sẽ nhận được một phần quà tết và 1 triệu đồng..

Ngoài các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) và phòng Công lý Hòa bình đứng ra tổ chức còn có sự cộng tác nhiệt thành đến từ các thành phần công dân trong xã hội như bác sĩ, nhà giáo, thanh niên, sinh viên để phụ giúp cho chương trình diễn ra thành công và ấm áp tình người.

Danh sách các thương phế binh ghi danh trong chương trình Tri ân TPB VNCH do phòng Công lý và Hòa Bình DCCT Sài Gòn thực hiện đã lên đến con số 5157 người. Tuy nhiên vì vấn đề thống kê kế toán và tình hình tài chính các linh mục tạm thời dừng lại con số những TPB ghi danh trước ngày 1 Tháng 12, 2016: Con số đối tượng chính để thực hiện chương trình Giáng Sinh và năm mới là 4970 người.

Một thương phế binh chia sẻ rằng: “Chúng tôi đã và đang sống trong những sự ruồng bỏ và kiềm kẹp từ xã hội này (chính quyền cộng sản), những năm gần đây các Linh mục DCCT tổ chức cho chúng tôi có cơ hội gặp mặt, đem đến cho chúng tôi sự an ủi trợ lực rất lớn, chúng tôi chân thành cám ơn những tấm lòng hảo tâm đã nhớ đến chúng tôi”.

Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cựu Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, và là một trong những người khởi xướng chương trình Tri ân TPB đã chia sẻ với các cộng tác viên: “Chúng ta hãy đến với họ bằng tất cả tình thương”.

Một bạn sinh viên đến từ Đồng Nai chia sẻ: “Chúng tôi đến đây để trợ giúp họ bằng những hành động cụ thể, bày tỏ lòng yêu mến và sự liên đới với họ cũng là với đất nước Việt Nam chúng ta”.

Chương trình Tri ân TPB Việt Nam Cộng Hòa tại DCCT Sài Gòn được khởi động từ năm 2014, và điều đặn hàng tháng, hàng năm tổ chức khám chữa bệnh, phát quà, các vật dụng cần thiết như xe lắc, xe lăn, nạng chống v.v... cho các TPB.





SBTN - Phóng sự Việt Nam: Chương trình “Bên nhau đi nốt cuộc đời” tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn

SBTN - Trước năm 1975, Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ, là một sinh hoạt của người dân miền Nam mỗi khi năm hết, tết về. Hơn bốn mươi năm đi qua, giờ đây những cựu binh năm nào cùng họp mặt bên nhau trong một chương trình có tên “Bên nhau đi nốt cuộc đời”, diễn ra trong bốn ngày cuối của năm 2016 tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Không khí Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ giờ đây vẫn còn là hình ảnh đậm nét trong lòng một thế hệ mà nay đều đã trọng tuổi, đã rời cuộc chiến bằng tấm thân tật nguyền. Những quý ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa nói rằng, giờ mong dịp gặp lại những chiến hữu để đỡ buồn cho thân phận…

Mời quý vị ghé thăm trang nhà của SBTN tại địa chỉ: WWW.SBTN.TV

 Ống kính phóng sự Tri ân TPB VNCH
 
(30.12.2015) – 250 quý Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đến từ Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắk, Hậu Giang, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ… tham dự buổi tri ân trong ngày thứ ba 30.12.2015 của chương trình ‘Tri Ân Anh – TPB VNCH’. Sáng có 121 quý ông và chiều có 129 quý ông. 
Tổng số quý TPB VNCH tham dự trong ba ngày liên tiếp 28-29-30.12.2015 là 794 ông.
Đăng ngày 30.12.2015 - 8:25pm
 
GNsP (30.12.2015) – Ống kính phóng sự ngày 30.12.2015, trong Chương trình TPB VNCH chúng tôi ghi nhận: cuộc họp mặt ‘Tri Ân Anh – TPB VNCH’ diễn ra trong bầu không khí vui mừng hân hoan. Ban tổ chức chúng tôi nhận được tin buồn ông TPB Lê Văn Độ, sống tại huyện Xuyên Mộc, Vũng Tàu đột ngột qua đời. Cách đây mấy ngày, khi liên lạc với ông, ông còn tỉnh táo, vui vẻ nhận lời đến họp mặt. Tin buồn được cha Vinhsơn Phạm trung Thành thông báo với tất cả các ông, các anh em cùng hiệp thông cầu nguyện cho người vừa khuất. Cái sống cái chết biên giới chênh vênh, cuộc đời của quý ông TPB còn chênh vênh hơn nữa, rất nhiều người đã đến ghi danh, đã tham dự các chương trình nhưng bây giờ không còn nữa. Những vết thương trên cơ thể, những vết thương tâm hồn, kiếp sống nghèo khổ tật nguyền, tuổi già… tất cả những điều ấy đã đẩy những con người đang họp mặt ở đây đi giữa những cái biên giới của sống và chết.
Ống kính phóng sự cũng dừng lại nơi người TPB xem ra có tình trạng khốn khó nhất, ông đến từ miền đồng ruộng sâu của tỉnh Sóc Trăng, tiền xe ôm từ nhà đến bến xe Sóc Trăng gấp ba lần tiền xe từ Sóc Trăng lên đây. Cuộc chiến năm 1972 đã cướp đi đôi mắt của ông, đôi bàn tay của ông và hẳn là cả cuộc đời của ông nữa. Từ ngày ấy, ông sống vò võ một mình, đi hết tuổi xuân của mình rồi lững thững vào cuộc hoàng hôn của một kiếp người nương tựa vào người em, nuôi sống qua ngày, đút cho từng thìa cơm. Ông chia sẻ: “Quần áo tự giặt lấy bằng đôi chân, đôi ba ngày một tháng người em dâu xả lại bằng nước xà bông. Cứ vậy sống qua ngày chờ ngày chết, vất vưởng cuộc đời.” Ông chia sẻ với các cha đường xa quá, sức khỏe suy kiệt, có lẽ đây là lần cuối cùng ông đến, trên gương mặt chai sạn không biểu lộ cảm xúc ông nói lời từ biệt với các cha.
 
Hinh 1
 
Ống kính phóng sự ngày hôm nay dừng lại nơi một số cặp, nhóm bạn bè, họ bồng bế nhau, họ dìu dắt nhau đến. 40 năm qua, họ gắn bó với nhau, chia sẻ ngọt bùi, có những điều không nói được với ai, họ có thể nói với nhau. Như thuở thời trai tráng, họ chuyền nhau điếu thuốc như đã từng chuyền nhau những điếu thuốc ở tiền đồn xa xăm, hay những đêm dừng quân đóng trại. Mối tình ‘huynh đệ chi binh’ vẫn ấm cúng như thuở nào.
 
hinh 2
 
hinh 3
 
hinh 4
 
hinh 5
 
Ống kính phóng sự ngày hôm nay dừng lại trên một khuôn mặt TPB đặc biệt. Bà xuất thân từ nữ quân nhân và bị thương tật khi đang phục vụ trong bộ chỉ huy quân đoàn. Xuất hiện trước các đồng đội cũ, bà lập lại kiểu chào của nhà binh, làm tất cả anh em bùng nổ tiếng reo mừng, vỗ tay tán thưởng. Vậy đó, một lần cho họ được hô to số quân của mình. Vậy đó, một lần cho họ được giơ tay chào nhau kiểu nhà binh. Như thế đủ tràn ngập niềm vui, đủ dư đầy hạnh phúc để tiếp tục sống, để tiếp tục đảm nhận thân phận của mình.
 
hinh 6
 
Ống kính phóng sự hôm nay, dừng lại trên khuôn mặt của một người ‘ca sĩ’, hơn 40 năm trước, bà đã gia nhập đơn vị Chính Huấn (Tổng cục Chiến tranh Chính trị Quân lực VNCH), bà đi khắp chiến trường của Miền Trung để hát cho lính nghe. 40 năm qua, bà vẫn hát âm thầm cho lính, cho những người bà yêu, cho những người yêu bà. Hôm nay, bà đột nhiên xuất hiện, cất cao tiếng hát và vẫn là hát cho lính nghe. ‘Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây…’ tiếng hát vút cao để tưởng niệm những người đã nằm xuống trong cuộc chiến và ‘nếu một ngày không có em thì người yêu ơi đừng quên tôi nhé…’. 40 năm đi qua, làm sao có thể quên nhau. Đã có những giọt nước mắt lăn dài trên những gò má gầy guộc, chai sạn.
Kết thúc hai buổi sáng và chiều, cha Vinhsơn và cùng tất cả mọi người cất cao tiếng hát một bài hát chan chứa tình yêu thương của linh mục Lê Quang Uy, DCCT, tác phẩm ‘anh em chúng ta có chung một ngôi nhà’. Đất trời bao la thật nhưng đó là ngôi nhà của từng anh em TPB được sống và có quyền sống làm người.
 
hinh 7
 
Được biết, trong ngày hôm nay có 250 quý Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đến từ Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắc, Hậu Giang, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ… tham dự buổi tri ân trong ngày thứ ba của chương trình ‘Tri Ân Anh – TPB VNCH’. Sáng có 121 quý ông và chiều có 129 quý ông.
Tổng số quý TPB VNCH tham dự trong ba ngày liên tiếp từ ngày 28-30.12.2015 là 794 ông. 30/12/2015

PHÓNG SỰ VIỆT NAM: Chương trình “Bên nhau đi nốt cuộc đời” tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn

Sunday, 10 January 2016

Chương trình tri ân Thương phế binh Việt Nam cộng Hòa

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Youtubes trong chương trình lần này 
Speaker On, please:

1. Pv Lm Lê Ngọc Thanh :

2. Cháu Nguyễn Lâm Hoàng Bảo kể chuyện bị công an bắt giữ 

3. TPB VNCH hát 

4. TPB VNCH hát bài "Quê hương ngạo nghễ" 

5. Hỏi chuyện TPB Phan Thành Chương 

6. Hỏi chuyện TPB VNCH Trần Tô Hà 

7. TPB VNCH phát biểu 

Tôi có một số việc cần có mặt ở Sài Gòn. Được biết Dòng Chúa cứu thế tổ chức tặng quà cho các anh Thương phế binh Việt Nam cộng Hòa (TPB VNCH) vào dịp Noel và năm mới Dương lịch nên càng thêm động cơ đi vào dịp này. Đây là cơ hội hiếm để tôi có thể tiếp xúc được nhiều với những người lính mà trong cuộc chiến tranh 1955-1975 các anh với tôi thuộc hai chiến tuyến khác nhau.
Linh mục Lê Ngọc Thanh cho biết, chương trình này Dòng Chúa cứu thế 38 Kỳ Đồng tổ chức từ 4 năm nay, là sự tiếp nối công việc của Thượng tọa Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, trụ trì tại Chùa Liên Trì. Thượng tọa Thích Không Tánh đã làm công việc này từ 8 năm trước đây. Tuy nhiên, khi tổ chức ở chùa Liên Trì thì chương trình này gặp nhiều khó khăn như anh em TPB VNCH đến thì bị ngăn cản, bị giật quà tặng… Sau đó, Thượng tọa Thích Không Tánh bàn với các linh mục Dòng Chúa cứu thể, chuyển giao công việc cho Dòng Chúa cứu thế tiếp tục triển khai từ năm 2013.
Trong 4 năm nay, số TPB VNCH được chương trình quan tâm đến không ngừng tăng: năm 2013 chăm sóc được 230 anh, năm 2014 hơn 500 anh, năm 2015 là 1200 anh còn năm nay (tính cho 2016) con số ấy là 3000, tức là con số năm sau cao gấp 2 năm trước
Vì mặt bằng không đủ rộng nên các cha phải chia làm 8 ngày (từ 28/12/2015 đến 5/1/2016, trừ ngày chủ nhật 3/1), mỗi ngày chia ra 2 buổi hoặc dồn vào 1 buổi. Mỗi lần tổ chức tặng quà cho TPB đều có sự tham gia của các vị chức sắc các tôn giáo khác như Giáo hội Phật giáo VN thống nhất, Phật giáo Hòa Hảo… cùng với số tình nguyện viên đông đảo.
Tôi có mặt được 3 buổi tặng quà cho TPB, thấy công việc của các tình nguyện viên rất bận rộn tới nỗi ăn hộp cơm mua sẵn cũng vội. Với việc đón tiếp 230-290 TPB trong một ngày, đòi hỏi sự làm việc phải nhanh nhẹn, chính xác. Các tình nguyện viên chia thành nhiều nhóm: nhóm tiếp TPB, nhóm đóng phong bì, đóng quà, nhóm đón TPB hướng dẫn họ, nhóm cùng các vị chức sắc tôn giáo tặng quà cho TPB... Làm sao cho không để sót, không nhầm lẫn, và để cho các anh có được tâm trạng thoải mái, cảm thấy mình được thương yêu, trân trọng từ những tấm lòng chân thành. 
Ngoài việc tặng quà, Chương trình còn quan tâm đến những khó khăn thường nhật của các như hỗ trợ các anh sửa chữa nhà cửa, xây mới, lắp chân giả, cắt kính mắt, làm răng giả… và tất nhiên là thăm viếng nếu ai đó qua đời.
Tôi may mắn được các linh mục tạo điều kiện gặp gỡ các anh TPB, phỏng vấn họ và nói chuyện trước anh em TPP 2 lần với tư cách một người lính miền Bắc, người khác chiến tuyến với các anh trong giai đoạn đau thương của lịch sử dân tộc. Mặc dù nói ngắn nhưng sự chia sẻ của tôi đã được anh em vỗ tay nhiều lần. Sau đó, có nhiều anh em TPB gặp gỡ tôi hỏi chuyện, xin số điện thoại làm tôi cảm thấy rất vui.
Tác giả thay mặt Hội BBTT tặng quà cho Quỹ Tri ân TPB VNCH. Ảnh: Lm Lê Ngọc Thanh
Các anh về đây không chỉ để nhận gói quà, cảm nhận tình thương yêu mà đồng bào dành cho các anh mà còn là dịp để các anh gặp lại nhau trong tình huynh đệ chi binh. Có những anh không tự đi được vợ phải đưa đi. Cảnh người vợ đưa chồng tật nguyền thật xúc động. Tiếp xúc với anh em TPB VNCH cảm xúc của tôi về tình đồng bào dâng lên tràn ngập cõi lòng. Nhìn các anh mất chân, mất tay, mất cả 2 chân, mất cả hai tay, mất cả đôi mắt mà lòng đau đớn nghĩ về cuộc chiến hai mươi năm huynh đệ tương tàn. Đã thế, cuộc sống của các anh vô cùng khó khăn. Với thân thể không đầy đủ, các anh vẫn phải vật lộn với công việc mưu sinh, phải đi bán vé số và bán hàng dạo khác. Nhiều anh hốc hác, đen đủi, gầy héo. Ái ngại cho các anh lắm, thương các anh lắm. Tuy vậy, nếu tiếp xúc với các anh mà vô tâm, nói không suy nghĩ rất dễ để các anh nghĩ đó là một sự thương hại. Nhưng không, tôi đã nghe những lời phát biểu chân tình của các cha, tôi đã trông thấy các cháu tình nguyện viên nhanh nhẹn và lễ phép, ân cần đón các anh, cõng các anh vào chỗ ngồi, bưng đến tận từng anh cốc nước ngọt mát. 
Cảm phục các linh mục Dòng Chúa cứu thế và anh chị em tình nguyện viên đã làm nên chương trình này. Các cha đã làm dịu đi phần nào nỗi đau mất mát do chiến tranh để lại. Dù bị nhà cầm quyền kỳ thị, phân biệt đối xử nhưng chương trình này cùng với nhiều hoạt động khác vì TPB VNCH, các anh vẫn thấy xung quanh mình vẫn còn nhiều tấm lòng nhân ái, giúp các anh lấy lại niềm tin vào cuộc sống. Làm được điều đó, ngoài tấm lòng bao la còn cần phải có sự can đảm và tự tin. Vì VNCH vẫn còn bị gọi là tay sai bán nước; sĩ quan, binh sĩ, công chức VNCH vẫn còn bị gọi là ngụy quân, ngụy quyền. 
Tôi có hỏi Cha Thanh, khi đặt tên cho chương trình này là “Tri ân Thương phế binh VNCH” thì chữ “tri ân” các cha có nghĩ là nhạy cảm lắm không? Cha cười: 
- Về “nhạy cảm” thì ở Việt nam cái gì cũng nhạy cảm cả nên chúng ta coi cái chuyện nhạy cảm nó không có để mình sống cho nó hạnh phúc. Còn khi nói tri ân là chúng tôi tỏ lòng biết ơn, cảm ơn. Chứ dùng chữ ghi công theo cách nói của nhà nước là không đúng. Tri ân nghĩa là con người ân nghĩa với nhau còn công là trả công xong là hết, còn ơn là lâu dài. Chúng tôi dùng từ tri ân là như vậy. 
Cũng có người nói ra nói vô rằng dùng như vậy là khiêu khích không tôn trọng thực tế. Nói chung họ không đồng ý họ có ngàn lẻ một lý do không tốt, nhưng đó là sự suy diễn không có căn cứ nên ta không cần phải đối phó với sự suy diễn này..
Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa hiện nay ở miền Nam vào khoảng 15 nghìn người (có người ước tính là 20 nghìn). Như vậy, chương trình này mới quan tâm đến được 20% số TPH VNCH ở miền Nam Việt Nam. Linh mục Lê Ngọc Thanh cho biết, danh sách lập được mới chỉ được như thế, lý do là nhiều anh em TPP chưa biết đến chương trình này hoặc Ban tổ chức chưa tìm ra họ. Nhưng với con số năm sau tăng hơn năm trước theo cấp số nhân mà công bội là 2, thì chỉ vài năm nữa, số TPB VNCH sẽ được sự quan tâm đầy đủ của chương trình.
Được biết, dự luật SJR-5 vừa được quốc hội tiểu bang California thông qua và đang chuyển lên quốc hội Mỹ với mục đích xin chính phủ tái thực hiện chương trình HO và ODP nhằm giúp đỡ tất cả TPB VNCH được định cư tại Hoa Kỳ. Nếu dự luật này được Quốc hội Mỹ thông qua thì đây là cơ hội rất tốt cho các anh. Tuy nhiên, với thời gian đã qua 40 năm là khá muộn. Mặt khác, với tuổi đời và thể lực già yếu, thân thể khuyết tật, việc hòa nhập với xã hội sẽ có nhiều khó khăn. Nhưng các anh sẽ có một cuộc sống không vất vả mưu sinh như hiện nay và đặc biệt là các anh sẽ được sống trong một đất nước dân chủ, được xã hội tôn trọng thương yêu và không có ai gọi các anh là ngụy quân nữa.
4/1/2015
Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn tràn ngập cảm xúc về Chương trình tri ân TPB VNCH do Dòng Chúa cứu thế 38 Kỳ Đồng tổ chức, về các thương phế binh VNCH.
Cuộc nội chiến 1861-1865 ở Mỹ kết thúc bằng chiến thắng của Miền Bắc đối với miền Nam nước Mỹ không có hận thù, không có mừng chiến thắng, không có sự coi thường, xúc phạm của phe chiến thắng đối với phe bại trận. Người thắng trận nâng đỡ người bại trận, cùng nhau xây dựng đất nước để nước Mỹ hùng cường như ngày nay.
Thế nhưng, kết thúc cuộc chiến tranh Nam Bắc Việt Nam đã không diễn ra theo hướng đó. Những thương phế binh VNCH bị kỳ thị, bị phân biệt trong đối xử, phải lăn lộn mưu sinh mà không được sự trợ giúp nào từ phía chính quyền. Sự thiếu đi một phần cơ thể làm cho cuộc mưu sinh của các anh càng cơ cực hơn. 
Vì vậy, Chương trình tri ân TPB VNCH của Dòng Chúa cứu thế, của các tình nguyện viên và các nhà hảo tâm khắp nơi có ý nghĩa rất lớn.
Các tình nguyện viên làm theo đúng tinh thần tự nguyện. TNV đã phần là các bạn thanh nhiên. Tuy nhiên cũng có nhiều người đã lớn tuổi như chị Dương Thị Tân, Oanh anna... Có rất nhiều việc phải chuẩn bị và triển khai. Họ tiếp đón TPB với thái độ ân cần, tận tụy và vui vẻ, coi các anh TPB như những người ruột thịt.
Tuy nhiên, khi làm công việc thiện nguyện này, không phải ai cũng ủng hộ, không phải không bị phiền nhiễu. Chị Oanh Anna kể: Khoảng 3 giờ chiều ngày 5/1/2016 có 2 người công an đến công ty nơi con gái chị làm việc và hỏi con chị có phải con ở số nhà .. phường đó  không, có mẹ tên như vậy phải không? Sau đó 2 công an này lên ăn phòng giám đốc công ty làm việc GĐ. Không biết họ nói những gì nhưng hiện giờ chị Oanh rất lo con chị bị cho nghỉ việc.
Còn cháu Nguyễn Lâm Hoàng Bảo trên đường đi làm thiện nguyện thì bị bắt cóc về đồn công an Phường 7 quận 8 thẩm vấn trong 4 giờ xung quanh công việc thiện nguyện. Dưới đây là lời kể của cháu Hoàng Bảo:
Về phía thương phế binh, khi đến với chương trình cũng đã gặp nhiều trở ngại từ phía chính quyền như ngăn cản, bắt làm cam kết... 
Tôi đã tiếp xúc, nói chuyện với nhóm bác sĩ tình nguyện, khám bệnh, kê đơn, phát thuốc cho anh em TPB. Lần đầu tiên, tôi gặp những bác sĩ thân thiện như vậy. Tất nhiên, tôi đã gặp nhiều bác sĩ nhưng toàn là ở bệnh viện. Mà bệnh nhân gặp bác sĩ thì như thế nào, có lẽ chẳng cần kể thêm. Việc khám sức khỏe cho TPB được thực hiện hàng tuần, mỗi tuần lo được cho khoảng 50 anh.
Cùng các bác sĩ thiện nguyện
Một số gương mặt thương phế binh
TPB VNCH có rất nhiều tâm hồn nghệ sĩ, hát hay đàn giỏi. Chỉ tiếc rằng tôi không có thời gian thu hết các bài hát các anh đã trình bày:
Có một câu chuyện khá thú vị. Tôi hỏi TPB Phan Thanh Chương, bác suy nghĩ gì về cuộc chiến tranh 1955-1975? Đó là cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược hay là cuộc nội chiến. Bác trả lời, tôi không biết nhưng mà mấy ông cộng sản bảo ông Thiệu, ông Kỳ là tên bán nước. Nhưng tôi nói thật là ông bán nước thì bán cho cộng sản chứ bán cho ai đâu. Nếu bán cho Mỹ thì mình đã khỏe rồi. 
Chương trình tri ân TPPVNCH bắt đầu từ năm 2013 và sẽ được tổ chức hàng năm. Con số năm năm nay là 3 nghìn người và phải kéo dài ra 1 tuần. Nếu theo tốc độ gia tăng năm sau cao gấp đôi năm trước thì đợt tới, con số có thể lên đến 6-7 nghìn. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực cao hơn của Dòng Chúa cứu thế, các tình nguyện viên cũng như các nhà hảo tâm. Việc thông tin rộng rãi về chương trình này để cho tất cả các anh em TPB VNCH còn lại biết đến là rất cần thiết, sao cho tất cả anh em TPB VNCH đều được sự quan tâm của chương trình.

  •  “Vườn tao ngộ” ngày thứ 6 – Tri Ân Anh TPB Việt Nam Cộng Hòa 
     
    GNsP (02.01.2016 - 5:02pm) – Nhiều ông Thương phế binh VNCH sống ở vùng Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên lặn lội đường xá xa xôi với thân thể khuyết tật, với nhiều bệnh tật của tuổi già nhưng đã không quản ngại đi xe đò vào Sài Gòn tham dự buổi Tri Ân. “Vào đây để gặp gỡ anh em. Vui lắm, không khí vui lắm”. Một ông TPB sống ở Huế tâm sự. Các ông vui, quý cha và các anh chị em thiện nguyện viên cũng vui lây. Đó cũng chính là động lực gắn kết mọi người lại với nhau.
     
    218 ông tham gia buổi Tri Ân Anh – TPB VNCH trong ngày thứ 6 của chương trình, vào sáng ngày 02.01.2016, tại sân hiệp nhất của Nhà thờ thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 Kỳ Đồng, Quận 3, Sài Gòn.
     
     
    Quý ông TPB VNCH sống ở Thừa Thiên Huế chụp hình chung với cha Giuse Trương Hoàng Vũ, Phó Giám đốc Truyền thông Tin Mừng Cho Người Nghèo (GNsP)
     
     
    Ông TPB Phan Thành Chương, sống tại tỉnh Bình Định, cụt hai chân vào tham dự chương trình
     
     
    Cái bắt tay thân tình của tình anh em sau hơn 40 vắng bóng
     
     
    Những câu chuyện sau hơn 40 mới được kể lại
     
     
    40 năm chiến tranh đã đi qua, nhưng thương tật vẫn hằn sâu trên khuôn mặt
     
     
     
     
     
     
    Chia sẻ nỗi đau với quý ông
     
     
    Ổn định chỗ ngồi cho quý ông
     
     
    Toàn cảnh buổi sinh hoạt
     
     
    Một ông TPB sống tại Đắk Lắc xúc động chia sẻ và gửi lời cám ơn đến quý cha Dòng Chúa Cứu Thế  thuộc Văn phòng Công lý và Hòa bình DCCT Sài Gòn, quý ân nhân trong và ngoài nước và các TNV
     
     
    Góp vui với các anh em
     
     
    Ông TPB bị gẫy một chân nhưng mất hết tất cả các giấy tờ, bây giờ biết làm sao?
     
     
    Các TNV dìu dắt các ông ra về và mong rằng trong năm nay sẽ có những cuộc họp đông hơn, vui hơn và ấm cúng hơn
     
     
     
     
    Pv.GNsP

  •   Ống kính phóng sự Tri ân TPB Việt Nam Cộng Hòa
      
    GNsP (31.12.2015) – Ống kính phóng sự ngày 30.12.2015, trong Chương trình TPB VNCH chúng tôi ghi nhận: cuộc họp mặt ‘Tri Ân Anh – TPB VNCH’ diễn ra trong bầu không khí vui mừng hân hoan. Ban tổ chức chúng tôi nhận được tin buồn ông TPB Lê Văn Độ, sống tại huyện Xuyên Mộc, Vũng Tàu đột ngột qua đời. Cách đây mấy ngày, khi liên lạc với ông, ông còn tỉnh táo, vui vẻ nhận lời đến họp mặt. Tin buồn được cha Vinhsơn Phạm trung Thành thông báo với tất cả các ông, các anh em cùng hiệp thông cầu nguyện cho người vừa khuất. Cái sống cái chết biên giới chênh vênh, cuộc đời của quý ông TPB còn chênh vênh hơn nữa, rất nhiều người đã đến ghi danh, đã tham dự các chương trình nhưng bây giờ không còn nữa. Những vết thương trên cơ thể, những vết thương tâm hồn, kiếp sống nghèo khổ tật nguyền, tuổi già… tất cả những điều ấy đã đẩy những con người đang họp mặt ở đây đi giữa những cái biên giới của sống và chết.
     
    Ống kính phóng sự cũng dừng lại nơi người TPB xem ra có tình trạng khốn khó nhất, ông đến từ miền đồng ruộng sâu của tỉnh Sóc Trăng, tiền xe ôm từ nhà đến bến xe Sóc Trăng gấp ba lần tiền xe từ Sóc Trăng lên đây. Cuộc chiến năm 1972 đã cướp đi đôi mắt của ông, đôi bàn tay của ông và hẳn là cả cuộc đời của ông nữa. Từ ngày ấy, ông sống vò võ một mình, đi hết tuổi xuân của mình rồi lững thững vào cuộc hoàng hôn của một kiếp người nương tựa vào người em, nuôi sống qua ngày, đút cho từng thìa cơm. Ông chia sẻ: “Quần áo tự giặt lấy bằng đôi chân, đôi ba ngày một tháng người em dâu xả lại bằng nước xà bông. Cứ vậy sống qua ngày chờ ngày chết, vất vưởng cuộc đời.” Ông chia sẻ với các cha đường xa quá, sức khỏe suy kiệt, có lẽ đây là lần cuối cùng ông đến, trên gương mặt chai sạn không biểu lộ cảm xúc ông nói lời từ biệt với các cha.
     
     
    Ống kính phóng sự ngày hôm nay dừng lại nơi một số cặp, nhóm bạn bè, họ bồng bế nhau, họ dìu dắt nhau đến. 40 năm qua, họ gắn bó với nhau, chia sẻ ngọt bùi, có những điều không nói được với ai, họ có thể nói với nhau. Như thuở thời trai tráng, họ chuyền nhau điếu thuốc như đã từng chuyền nhau những điếu thuốc ở tiền đồn xa xăm, hay những đêm dừng quân đóng trại. Mối tình ‘huynh đệ chi binh’ vẫn ấm cúng như thuở nào.
     
     
     
     
     
     
     
     
    Ống kính phóng sự ngày hôm nay dừng lại trên một khuôn mặt TPB đặc biệt. Bà xuất thân từ nữ quân nhân và bị thương tật khi đang phục vụ trong bộ chỉ huy quân đoàn. Xuất hiện trước các đồng đội cũ, bà lập lại kiểu chào của nhà binh, làm tất cả anh em bùng nổ tiếng reo mừng, vỗ tay tán thưởng. Vậy đó, một lần cho họ được hô to số quân của mình. Vậy đó, một lần cho họ được giơ tay chào nhau kiểu nhà binh. Như thế đủ tràn ngập niềm vui, đủ dư đầy hạnh phúc để tiếp tục sống, để tiếp tục đảm nhận thân phận của mình.
     
     
    Ống kính phóng sự hôm nay, dừng lại trên khuôn mặt của một người ‘ca sĩ’, hơn 40 năm trước, bà đã gia nhập đơn vị Chính Huấn (Tổng cục Chiến tranh Chính trị Quân lực VNCH), bà đi khắp chiến trường của Miền Trung để hát cho lính nghe. 40 năm qua, bà vẫn hát âm thầm cho lính, cho những người bà yêu, cho những người yêu bà. Hôm nay, bà đột nhiên xuất hiện, cất cao tiếng hát và vẫn là hát cho lính nghe. ‘Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây…’ tiếng hát vút cao để tưởng niệm những người đã nằm xuống trong cuộc chiến và ‘nếu một ngày không có em thì người yêu ơi đừng quên tôi nhé…’. 40 năm đi qua, làm sao có thể quên nhau. Đã có những giọt nước mắt lăn dài trên những gò má gầy guộc, chai sạn.
     
    Kết thúc hai buổi sáng và chiều, cha Vinhsơn và cùng tất cả mọi người cất cao tiếng hát một bài hát chan chứa tình yêu thương của linh mục Lê Quang Uy, DCCT, tác phẩm ‘anh em chúng ta có chung một ngôi nhà’. Đất trời bao la thật nhưng đó là ngôi nhà của từng anh em TPB được sống và có quyền sống làm người.
     
     
    Được biết, trong ngày hôm nay có 250 quý Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đến từ Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắc, Hậu Giang, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ… tham dự buổi tri ân trong ngày thứ ba của chương trình ‘Tri Ân Anh – TPB VNCH’. Sáng có 121 quý ông và chiều có 129 quý ông.
     
    Tổng số quý TPB VNCH tham dự trong ba ngày liên tiếp từ ngày 28-30.12.2015 là 794 ông.
      
    Pv.GNsP

​Tâm tình của TPB VNCH về đề nghị được định cư ở Hoa Kỳ:


Published on Dec 31, 2015
Tâm tình của TPB VNCH về đề nghị được định cư ở Hoa Kỳ
Hoà Ái, phóng viên RFA​



28/12/15 - PHÓNG SỰ VIỆT NAM: Tri ân những người anh hùng của quân lực VNCH

Một trong những vấn đề nhân đạo lớn nhất sau biến cố tháng tư năm 1975, là thân phận của các thương phế binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nay hầu hết thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đều đã bước sang tuổi lão niên, đã trải đủ đắng cay, nghèo khổ của kiếp người. Nếu cuộc sống của dân thường thời hậu chiến có rất nhiều cơ cực, thì đối với những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa số phận lại càng thập phần nghiệt ngã… Ngồi ở đây, trẻ nhất cũng đã ở tuổi 58. Năm năm nữa, chắc hẳn con số 3.000 anh trong danh sách sẽ chỉ còn một nửa. Những chương trình chăm sóc sức khỏe cho các anh thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa do Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn khởi xướng, như đang chạy đua với thời gian…

Nhân cách của người Thương phế binh già

 
 
 
 
 
 
Rate This

GNsP (06.09.2015) – “Bác sĩ yêu cầu tôi nên nhận chiếc xe lăn, để dễ đi nhưng tôi không nhận, tôi nhường chiếc xe đó cho các ông khác cần. Tôi chỉ xin cái cặp nạng thôi”, ông TPB Trương Văn Đặc chia sẻ với chất giọng đặc sệt của người miền Nam với một tình nguyện viên trong ngày tầm soát sức khỏe, diễn ra sáng ngày 05.09.2015.
Hình 1
Ông Đặc là một trong những vị có gia cảnh khó khăn, không vợ không con, ông sống lặng lẽ trong căn lều không ra lều nép bên bờ sông. Hằng ngày, ông sống nhờ vào lòng hảo tâm của bà con lối xóm. Tuy nghèo, nhưng ông từ chối những gì không cần thiết mà người khác đề nghị biếu ông. Nhân cách của người thương binh già là vậy!
Sáng cùng ngày, 54 ông Thương phế binh VNCH đến từ các tỉnh An Giang, Lâm Đồng, Bình Thuận, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Tiền Giang… tham dự buổi ‘tầm soát sức khỏe’ của Chương trình ‘Tri Ân Anh – TPB VNCH’, vào sáng ngày 05.09.2015
Chương trình do hai cha Dòng Chúa Cứu Thế là cha Vinh sơn Phạm Trung Thành và cha Giuse Đinh Hữu Thoại điều phối, cùng với một số anh chị em tình nguyện viên [TNV] cũng đến từ nhiều tỉnh thành và đang làm việc tại Sài Gòn.
Cựu Quân nhân VNCH, binh chủng Không quân, ông Lê Phước Cung ghé thăm đồng đội cũ trong buổi tầm soát sức khỏe sau nhiều năm định cư tại Hoa Kỳ. Ông nói: “Tôi đã xem thấy các anh em tôi ở trên mạng, nhưng hôm nay, tôi xúc động khi gặp anh em tôi ở đây. Tôi thương gia cảnh cho các chiến hữu của tôi.”
Buổi tầm soát sức khỏe kết thúc vào lúc 14 giờ. Hai tiếng sau đó, ông TPB Thái Văn Hiền, 78 tuổi, hớt ha hớt hải tìm gặp các cha để cầu cứu, vì cái chân phải của ông đau nhức, bốc ra mùi hôi. Hình như cái chân của ông bị hoại tử? Ông TPB người Sóc Trăng cho hay, “cách đây 1 năm rưỡi, tôi bị ngã, chân phải bị gẫy, có đi chữa nhưng nó vẫn đau nhức. Rồi bị như thế này. Mùi hôi lắm…”. “Tôi vẫn đi bán vé số, mỗi tháng phải trả 500 ngàn tiền nhà trọ, muốn nghỉ hưu lắm, nhưng ai nuôi và không biết làm sao chữa cái chân này?”, ông nói tiếp.
Đây là lần đầu tiên ông TPB cụt một chân và một tay đến gặp các cha do người bạn của ông giới thiệu. Ông Hiền cho biết, ông mất hết tất cả các hồ sơ chứng minh ông là TPB, nhưng các cha vẫn quyết đưa ông đi bệnh viện chữa trị, vì không thể làm ngơ trước bệnh tình của ông. Ông Nguyễn Bắc Truyển, TNV, đã phụ giúp các cha công việc này.
Trong đợt khám lần này, quý cha đã trao 7 xe lắc, 2 xe lăn, 21 máy đo huyết áp, 7 cặp nạng, 10 bảo hiểm y tế và 23 cặp kính được cắt.
Sau đây là một số hình ảnh của buổi ‘tầm soát sức khỏe’.
Hình 1
Ông TPB Lê Ngọc Diễn mù hai mắt, đi lại khó khăn nên con gái ông đã đồng hành với ông trong buổi tầm soát sức khỏe suốt cả ngày
Hình 2
TNV Tuyến giúp đỡ ông TPB trong việc di chuyển
Hình 3
Cựu Quân nhân VNCH, binh chủng Không quân, ông Lê Phước Cung ghé thăm đồng đội cũ trong buổi tầm soát sức khỏe sau nhiều năm sống ở Hoa Kỳ
Hình 4
Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, DCCT, say mê lắng nghe các câu chuyện thời lính của quý ông, còn các ông bùi ngùi khi nghe những lời tâm tình của người ’em’ hậu phương
Hình 5
Cựu Quân nhân VNCH, chủ lực quân, cũng là TNV, ông Huỳnh Công Thuận trò chuyện tươi cười với chiến hữu
Hình 6
Cô Điều dưỡng Bích Ngân đang đo huyết áp cho quý ông trước khi các ông được bác sĩ khám bệnh
Hình 7
Bác sĩ đang khám bệnh cho quý ông
Hình 8
Hai ông TPB, hai thương tật nhưng cùng một thân phận, đang đợi đến lượt được khám bệnh
Hình 9
Chiến tranh ác liệt đã cướp đi đôi mắt của ông, nhưng không thể cướp đôi mắt tâm hồn -nơi, đã nuôi dưỡng tình yêu, hạnh phúc và niềm vinh dự cho vợ và con cái ông. Ông TPB chia sẻ
Hình 10
Bác sĩ Đại can thiệp kịp thời cho một ông TPB bị cao huyết áp
Hình 11
Tiệm cắt kính mang thiết bị đo mắt để phục vụ cho quý ông
Hình 12
Quý ông được cắt kính tại chỗ
Hình 13
Ông TPB 78 tuổi Trương Văn Đặc cụt một chân, nghèo, đơn chiếc. Ông đã từ chối nhận chiếc xe lăn khi bác sĩ đề nghị, vì muốn nhường lại nó cho vị khác cần hơn. Ông chỉ xin cặp nạng để dễ di chuyển do tuổi lớn.
Hình 14
Các ông cùng nhau dùng bữa cơm trưa thân mật
Hình 15
Chân đau nhức và bốc ra mùi hôi, ông TPB Thái Văn Hiền, 78 tuổi, Sóc Trăng, liền vội đến cầu cứu các cha. Cha Giuse Đinh Hữu Thoại và ông Nguyễn Bắc Truyển đã đón tiếp ông.
Hình 16
Chân ông TPB Thái Văn Hiền bị biến chứng do bị ngã cách đây một năm rưỡi. Vẫn đôi chân này, ông đã bươn chải từng tờ vé số kiếm sống qua ngày
Huyền Trang, GNsP

Không có nhận xét nào: