Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

‘Cảm ơn, nhưng không’: - Người Na Uy khước từ đề nghị cho nhập cư của Trump

Tổng thống Donald Trump phát biểu trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Na Uy Erna Solberg trong Phòng Đông của Nhà Trắng, ở Washington, ngày 10 tháng 1, 2018.
Ít khi được nhắc tới trong những hàng tít báo toàn cầu, Na Uy thức dậy vào sáng thứ Sáu trước tin tức Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn nhận thêm nhiều người nhập cư từ quốc gia Bắc Âu này. Đó lẽ ra có thể là một lời khen làm hài lòng nhiều người ở đất nước yên bình với 5,2 triệu dân này, nhưng thay vào đó nó lại khơi ra phản ứng tiêu cực từ người dân cho tới chính trị gia.
<!>
Trước khi nhắc tới Na Uy, ông Trump đã dùng một từ thô tục để miệt thị Haiti và các nước Châu Phi, quê hương của một số người nhập cư vào Mỹ.
Tổng thống Donald Trump phát biểu trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Na Uy Erna Solberg trong Phòng Đông của Nhà Trắng, ở Washington, ngày 10 tháng 1, 2018.
Tổng thống Donald Trump phát biểu trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Na Uy Erna Solberg trong Phòng Đông của Nhà Trắng, ở Washington, ngày 10 tháng 1, 2018.
Trong một cuộc họp với các nhà lập pháp hôm thứ Năm, ông Trump đặt câu hỏi tại sao Mỹ lại cho phép nhiều người nhập cư từ Haiti và Châu Phi hơn là từ các nước như Na Uy, trong lúc một thượng nghị sĩ đang giải thích về một thỏa thuận đạt được bởi sáu thượng nghị sĩ lưỡng đảng, có thể bảo vệ gần 800.000 người nhập cư trẻ tuổi theo chính sách Hành động Trì hoãn cho Người nhập cư lúc nhỏ (DACA) khỏi bị trục xuất.
"Tại sao chúng ta lại cho những người này từ các quốc gia hố phân tới đây," tổng thống đặt câu hỏi, dùng một từ thô tục trong tiếng Anh ("s***hole") hàm ý chê bai các nước này bẩn thỉu và nghèo đói, theo các nguồn tin. Ông Trump sau đó nói rằng Mỹ thay vào đó nên cho thêm nhiều người từ Na Uy nhập cư.
Tổng thống hôm thứ Sáu phủ nhận ông sử dụng ngôn ngữ như vậy, nhưng thượng nghị sĩ Dân chủ Dick Durbin, người có mặt trong cuộc họp, xác nhận ông Trump đã dùng chính xác từ này và lặp đi lặp lại.
Phát biểu miệt thị của ông Trump được đưa ra một ngày sau khi ông hội kiến Thủ tướng Na Uy Erna Solberg ở Washington. Tại Oslo, phát biểu này bị xem là mang nặng thành kiến chủng tộc và ngược hẳn với các giá trị về sự tổng hòa của Na Uy.
"Thay mặt Na Uy: Cảm ơn, nhưng không," Torbjoern Saetre, chính trị gia đại diện Đảng Bảo thủ của Na Uy ở một khu thành thị gần thủ đô Oslo, viết trên Twitter.
"Phát biểu này cho thấy rất nhiều về suy nghĩ của ông Trump về việc là người Mỹ có ý nghĩa là như thế nào," Hilde Restad, phó giáo sư về các vấn đề quốc tế và là người từng sống ở Mỹ, được hãng tin AP dẫn lời nói.
Bà nói thêm rằng người Na Uy thường không muốn "được tổng thống Mỹ nịnh kiểu này."
Đó cũng chính là suy nghĩ của cô Ingvild Rosseland. Cô đang dẫn chó đi dạo trong một công viên công cộng vào sáng thứ Sáu ở Oslo khi được hỏi ý kiến về phát biểu của ông Trump.
"Người ta muốn chúng tôi tới cũng là chuyện tốt," người phụ nữ 40 tuổi này nói, "nhưng tôi không phản ứng về nó như một lời khen."
Na Uy vươn lên vị trí thứ nhất trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2016. Na Uy cũng tự hào về hệ thống chăm sóc y tế toàn dân, tỉ lệ thất nghiệp thấp và các chương trình phúc lợi xã hội hào phóng khác.
Na Uy vươn lên vị trí thứ nhất trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2016. Na Uy cũng tự hào về hệ thống chăm sóc y tế toàn dân, tỉ lệ thất nghiệp thấp và các chương trình phúc lợi xã hội hào phóng khác.
Từ ngữ gây phản cảm của tổng thống Mỹ có thể đã khơi lên phản ứng tiêu cực, nhưng người Na Uy có những lý do khác khiến họ không nỡ từ bỏ đất nước của mình để sang Mỹ định cư.
Na Uy, một nước giàu trữ lượng dầu mỏ, xếp thứ tư trên thế giới về GDP bình quân đầu người, trong khi Mỹ đứng thứ tám. Na Uy cũng tự hào về hệ thống chăm sóc y tế toàn dân, tỉ lệ thất nghiệp thấp và ngân quỹ dự phòng trị giá 1 ngàn tỉ đôla được bơm vào từ nguồn dầu mỏ và khí đốt ngoài khơi giúp trả lương hưu hào phóng và các chương trình phúc lợi xã hội khác.
Người Na Uy có tuổi thọ trung bình là 81,8 tuổi, là nước có dân sống thọ thứ 15 trên thế giới, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Mỹ đứng ở vị trí thứ 31, với tuổi thọ trung bình là 79,3.

Không có nhận xét nào: