Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Tin Cập Nhật Thứ Ba 9/1 - Lê Minh Nguyên

Thương thuyết gia trưởng của Hàn Quốc tới Mỹ bàn chuyện Triều Tiên - - - Liên Triều: Seoul muốn thảo luận về gia đình ly tán và giảm căng thẳng Trưởng đoàn Hàn Quốc tham gia đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa Triều Tiên sẽ có mặt tại Washington để thảo luận với các giới chức cao cấp Hoa Kỳ từ ngày 10 đến 12 tháng 1 về việc giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết ngày 8/1.<!>
Ông Lee Do Hoon, đặc sứ Hàn quốc về các vấn đề hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên, sẽ gặp ông Joseph Yun, đặc sứ Hoa Kỳ về chính sách Triều Tiên và những giới chức quan trọng khác liên hệ đến vấn đề Triều Tiên, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

Dịp này, ông Lee sẽ chia sẻ đánh giá của Seoul về tình hình trên Bán đảo Triều Tiên, nơi các giới chức cao cấp hai miền Nam-Bắc Triều Tiên sẽ gặp nhau vào ngày 9/1 để thảo luận chính thức lần đầu tiên trong vòng 2 năm và thương thuyết về các phương thức giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

Các cuộc thảo luận liên Triều tại làng Bàn Môn Điếm trên lằn ranh đình chiến đã được thu xếp một cách nhanh chóng sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong bài diễn văn năm mới nói rằng ông muốn cải thiện các mối quan hệ với Seoul và có thể gởi một phái đoàn đến dự Thế vận hội mùa Đông tại Hàn Quốc vào tháng tới.

Ông Lee hôm 8/1 đã họp tại Seoul với trưởng đoàn đàm phán 6 bên của Nhật Bản về vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

Sau đó, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho hay ông Lee và ông Kenji Kanasugi, Tổng cục trưởng Tổng cục các vấn đề châu Á và châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, đồng ý mở rộng những nỗ lực ngoại giao theo phương thức mà “đà tiến hòa bình” gần đây trên Bán đảo Triều Tiên có thể đưa đến việc giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Những cuộc thảo luận 6 bên bao gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hoa Kỳ đã diễn ra lần cuối cùng vào tháng 12/2008 và bế tắc kể từ đó. - VOA

***
Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên sẽ gặp nhau tại Bàn Môn Điếm lúc 10 giờ ngày 09/01/2018. Giờ giấc cuộc họp đầu tiên đã được chính thức xác nhận sau hai năm gián đoạn. Bình Nhưỡng cũng đã cung cấp danh sách thành viên phái đoàn tham dự. Mục đích chính là để thảo luận khả năng Bắc Triều Tiên tham gia Thế Vận Hội Mùa Đông tại Hàn Quốc vào tháng Hai. Tuy nhiên Seoul cũng hy vọng hai hồ sơ quan trọng khác sẽ được thảo luận.

Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias cho biết chi tiết :

« Hàn Quốc không muốn chỉ giới hạn trong chủ đề Bắc Triều Tiên tham gia Thế Vận Hội Mùa Đông. Seoul muốn nhân cơ hội này bàn thảo hai vấn đề nữa : một là tiếp nối chương trình cho các gia đình bị ly tán vì đất nước phân chia được hội ngộ và thứ hai là « các phương tiện làm giảm căng thẳng quân sự ». Sáng nay (08/01), bộ trưởng bộ Thống Nhất và cũng là trưởng đoàn thương thuyết Hàn Quốc Cho Myoung Gyon đã xác định như thế.

Bình Nhưỡng dường như không loại trừ hai hồ sơ này nếu dựa theo thành phần phái đoàn Bắc Triều Tiên để suy đoán. Trưởng đoàn Bắc Triều Tiên là tướng Ri Song Gwon, chủ nhiệm Ủy ban Đặc trách Quan hệ Liên Triều, một nhân vật thuộc xu hướng cứng rắn. Theo Seoul, viên tướng này trước đây là cánh tay mặt của tướng Kim Yong Chol, được xem là người chỉ huy hai vụ tấn công giết chết 50 binh sĩ Hàn Quốc vào năm 2010 (đánh đắm tàu Cheonam vào tháng 7 và pháo kích đảo Yeonpyeong vào tháng 11).

Về phần Washington, tổng thống Donald Trump cho biết ủng hộ tiến trình đối thoại giữa Seoul và Bình Nhưỡng. Ngày hôm qua (07/01), tổng thống Mỹ còn tuyên bố « sẵn sàng điện đàm » với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un ».

Vài giờ sau khi tổng thống Mỹ tuyên bố « sẵn sàng » đối thoại với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc gián tiếp cải chính hôm 07/01. Theo bà Nikky Haley, « chuyện này không thể xảy ra một sớm một chiều và còn phải qua nhiều giai đoạn ». Trước tiên là Bình Nhưỡng phải « chấm dứt các vụ thử nghiệm và phải chấp thuận thương lượng về lệnh cấm chế tạo vũ khí hạt nhân ».

Tuy nhiên, AFP cho biết có thêm một thông tin được mô tả là « khích lệ ». Vào giữa tuần này, tức là sau cuộc họp Liên Triều, chủ tịch Ủy ban Thế Vận Bắc Triều Tiên Chang Ung sẽ gặp chủ tịch Ủy Ban Thế vận Quốc Tế CIO Thomas Bach tại trụ sở của CIO ở Lausanne, Thụy Sĩ. Viên chức Bắc Triều Tiên, đang trên đường sang Thụy Sĩ, khi quá cảnh tại Bắc Kinh hôm 06/01, đã tuyên bố « rất có thể » Bình Nhưỡng sẽ tham gia Thế Vận Hội Pyeongchang từ 09 đến 25/02/2018. - RFI
|
2.
Tập Cận Bình kêu gọi binh sĩ Trung Quốc ‘đừng sợ chết’ - - - Trung Quốc lập căn cứ hải quân thứ nhì ở nước ngoài

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thẳng thừng kêu gọi quân đội Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu và ‘đừng sợ chết’ vì nước.

Hãng tin AFP trích lời kêu gọi của ông Tập với quân đội lớn nhất thế giới hôm thứ Năm 4/1.

Phát biểu trước cuộc tập họp của hơn 7.000 quân nhân nam nữ tại tỉnh Hồ Bắc hôm 3/1, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình kêu gọi các binh sĩ đừng sợ chết cũng như gian khó hiểm nguy khi làm nhiệm vụ của đảng Cộng sản giao cho.

Ông Tập cũng nói Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) phải là “một lực lượng hùng mạnh, tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu, có khả năng chiến đấu và bảo đảm thắng trận, nhằm hoàn thành các nhiệm vụ mà đảng và nhân dân giao trong thời đại mới”.

Tờ Nhân dân nhật báocơ quan ngôn luận của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, đưa tin trên trang nhất, kèm ảnh ông Tập mặc quân phục ngụy trang và đeo găng tay da đen: “Khi đồng chí Tập Cận Bình phát biểu chỉ đạo, tràng pháo tay của lực lượng quân sự rền vang như sấm”.

Truyền thông Trung Quốc loan tải hình ảnh các binh sĩ hướng về quân kỳ, thề rằng: “tuyệt đối tuân lệnh của Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình.”

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, ông Tập quyết tâm thúc đẩy sức mạnh quân sự của Trung Quốc, bao gồm cả lời kêu gọi vào tháng 10 nhằm phát triển quân đội "đẳng cấp thế giới" trước năm 2050. - VOA

***
Năm ngoái, Hải quân Trung Quốc đã khai trương căn cứ đầu tiên lập ở ngoài hải phận nước Trung Hoa, tại Djibouti, bên bở biển Châu Phi. Năm nay, Trung Quốc sẽ xây dựng một căn cứ quân sự khác tại Gwadar, trên bờ biển Pakistan. Hai căn cứ hải quân này nằm hai bên Bán đảo Á Rập sẽ đánh dấu sự có mặt của hải quân Trung Quốc trong vùng phía Tây Ấn Độ dương.

Hiện nay Gwadar là một thương cảng, sẽ được lập thêm một quân cảng gồm bến đậu cho chiến thuyền Trung Quốc và đóng vai một trung tâm tiếp liệu cho tàu chiến Trung Quốc khi đi tới những vùng x như Châu Phi, Châu Âu và Nam Mỹ. Một phi trường quân sự sẽ ra đời và nhiều dân cư trong vùng đó sẽ bị đưa đi nơi khác sống.

Chính phủ Mỹ vừa mới cắt bớt viện trợ quân sự cho chính phủ Pakistan, sau khi Tổng Thống Donald Trump tweet những lời chỉ trích chính quyền nước này vì không hết lòng tiêu diệt các nhóm khủng bố. Trung Quốc hiện cũng đang tranh chấp với Ấn Độ trong vùng Hy Mã Lạp Sơn, trong khi Pakistan cũng kình chống với Ấn Độ.

Gwadar sẽ trở thành một mắt nút quan trọng trong chiến lược bành trướng của hải quân Trung Quốc trong Ấn Độ Dương, đồng thời cũng đóng một vai trò kinh tế trong kế hoạch Nhất Đới, Nhất Lộ (Một vòng đai trên lục địa và một Đường Tơ Lụa trên mặt biển cho thế kỷ 21) của Tập Cận Bình. Trung Quốc sẽ bỏ ra nhiều tỷ đô la để xây dựng một “Hành Lang” nối Pakistan vào Đường Tơ Lụa trên Biển.

Tàu chiến Trung Quốc hiện nay vẫn đi hộ tống các tàu chở dầu và khí đốt nhập cảng từ Trung Đông, quân cảng Gwadar sẽ là nơi các tàu chiến này ghé để bảo trì và tiếp tế.

Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ hải quân rộng 36 mẫu (36 hectares) ở Djibouti vào năm 2016, và hoàn tất nhanh chóng vào tháng Bẩy năm ngoái. Hải quân Trung Quốc đã tập trận với súng đạn thật tại đó từ Tháng Chín. - nguoiviet

3.
Đài Loan: Trung Quốc ‘vô trách nhiệm’ khi mở đường bay mới

Chính phủ Đài Loan nói việc Trung Quốc mở rộng các tuyến hàng không dân dụng ở eo biển Đài Loan gần đây là một hành động vô trách nhiệm, đe dọa đến an ninh khu vực, theo Reuters.

Trung Quốc đã mở nhiều tuyến hàng không gây tranh cãi vào tuần trước, trong đó có tuyến bay về phía Bắc M503 ở eo biển Đài Loan, mà không hề thông báo cho Đài Loan, vi phạm điều mà chính phủ dân chủ ở Đài Bắc nói là thỏa thuận năm 2015 về việc thảo luận trước đối với những sự việc như mở đường bay.

Sau cuộc gặp với các bộ trưởng để đánh giá tình hình hôm Chủ nhật (7/1), Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói hành động của Trung Quốc “không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn hàng không, mà còn gây hại cho tình hình hiện nay ở eo biển Đài Loan”.

Bà Thái nói thêm rằng: “Đơn phương thay đổi tình hình, lối hành xử này gây hại cho sự ổn định của khu vực, không phải là điều mà cộng đồng quốc tế có thiện cảm”.

Trong cuộc gặp với các quan chức của mình, bà Thái nói rằng các hoạt động quân sự đang gia tăng của Trung Quốc trong khu vực đang đe dọa sự ổn định và kêu gọi Bắc Kinh dành ưu tiên để tái lập các cuộc thảo luận về các đường bay này.

Hành động của Bắc Kinh diễn ra khi Trung Quốc đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa quân sự, bao gồm chế tạo hàng không mẫu hạm và chiến đấu cơ tàng hình, cho phép nước này có khả năng triển khai sức mạnh từ ngoài khơi xa bờ biển và đẩy nhanh “các cuộc tuần tra bao vây đảo” gần Đài Loan.

Thứ Năm tuần trước, cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc thông báo các tuyến bay mới “sẽ nghiêm túc tuân theo đường bay đã thông báo”. - VOA

4.
Mỹ chấm dứt qui chế bảo vệ di dân Salvadore

Chính quyền ông Trump ngày 8/1 dự kiến loan báo kế hoạch chấm dứt Qui chế Bảo vệ Tạm thời (TSP) cho phép 200.000 di dân Salvadore ở lại Mỹ, một phụ tá Thượng nghị sĩ tiết lộ với Reuters.

Nguồn tin này cho hay theo kế hoạch, tình trạng pháp lý của nhóm di dân này sẽ được triển hạn cho đến ngày 9/9/2019. Từ nay tới đó, các di dân Salvadore tại Mỹ được hưởng Qui chế TSP một là phải rời khỏi Hoa Kỳ hai là phải có được một quy chế cư trú hợp pháp khác.

Chính quyền ông Trump trong năm qua đã đối mặt với một loạt các thời hạn chót trong việc quyết định nên hay không nên chấm dứt việc bảo vệ các di dân tới Mỹ vì quê nhà của họ bị ảnh hưởng bởi thảm họa. Các giới chức chính quyền nói TPS chỉ nhằm cung cấp nơi an toàn tạm thời cho các nạn nhân chứ không ban cho qui chế thường trú nhân tại Mỹ.

Năm sau, người Haiti và người Nicaragua sẽ mất qui chế bảo vệ và cuối năm nay, người Honduras có thể bị mất qui chế đó.

Qui chế bảo vệ di dân Nam Sudan được gia hạn cho đến tháng 5 năm 2019.

Cho đến nay, người Salvadore là nhóm di dân được hưởng Qui chế Bảo vệ Tạm thời đông nhất tại Mỹ, khoảng 200.000 người, theo phúc trình tháng 11 năm ngoái của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ. Con số này cao gấp 3 lần số người Honduras, nhóm di dân lớn thứ nhì được hưởng qui chế bảo vệ tạm thời.

Phe chỉ trích nói chương trình TPS cho phép những người tham gia liên tục gia hạn thời gian lưu lại Mỹ từ 6 tháng đến 18 tháng trong trường hợp có thiên tai, xáo trộn dân sự hay những trường hợp khẩn cấp khác tại quê nhà.

Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kirstjen Nielsen vừa gặp Đại sứ và Ngoại trưởng El Salvador cũng như điện đàm với Tổng thống nước này để thảo luận.
Cuối ngày 8/1 Bộ An ninh Nội địa Mỹ sẽ ra thông cáo chính thức về việc này. - VOA

5.
2017: Đơn xin sang Pháp tị nạn cao kỷ lục

Pháp ghi nhận số người xin tị nạn cao kỷ lục trong năm 2017. Người Albania đứng đầu danh sách dù cơ hội của họ được cấp quy chế tị nạn khá xa vời so với dân từ các nơi bị chiến tranh tàn phá như Syria hay Afghanistan.

Cuộc khủng hoảng di dân kéo dài hơn 2 năm qua khiến di trú trở thành một vấn đề chính trị lớn tại các nước châu Âu trong đó có Pháp. Số đơn xin tị nạn chính thức tăng 17% vượt quá 100.000 người, cao nhất “trong ít nhất là 4 thập niên”, theo ông Pascal Brice, người đứng đầu văn phòng tị nạn Pháp (Ofpra).

“Đây không phải là làn sóng khổng lồ và chúng tôi có khả năng xử lý tình hình,” ông Brice nói với đài truyền hình Cnews ngày 8/1.

Con số này trở nên nhạy cảm sau cuộc bầu cử mà qua đó Tổng thống Emmanuel Macron đối dầu với bà Marine Le Pen thuộc Mặt trận Quốc gia chống di dân.

Ông Macron nắm quyền vào tháng 5 năm ngoái hứa sẽ giảm bớt thời gian giải quyết về đơn xin tị nạn xuống tối đa là 2 tháng mà theo ông Brice thời gian này hiện nay trung bình là 3 tháng.

Đơn xin tị nạn của người Albania tăng 66% so với năm 2016 nhưng tỉ lệ chấp thuận thấp, chỉ có 6,5%, theo số liệu của Ofpra.

Trong khi đó tỉ lệ chấp thuận là 95% đối với người Syria, 85% đối với người Afghanistan và 59% đối với những người Sudan, Ofpra cho biết.

Số đơn xin tị nạn của người Albania từ hàng thứ ba trong năm 2016 vượt lên hàng đầu trong năm 2017, qua cả số đơn của người Afghanistan và Sudan. Số đơn xin tị nạn của người Syria càng tụt thấp hơn.

Số đơn xin tị nạn mới tại Pháp chính xác là 100.412 trong năm 2017, so với con số 140.000 trong 9 tháng đầu năm 2017 tại nước láng giềng Đức. Tại Đức, việc hạn chế số người tị nạn là một trong những vấn đề chính được mang ra thảo luận khi Thủ tướng Angela Merkel tìm cách lập liên minh cầm quyền. - VOA

6.
TT Pháp: Con đường Tơ lụa không của riêng Trung Quốc - - - TT Pháp áp dụng ‘tuấn mã ngoại giao’ với Chủ tịch Trung Quốc - - - Con Đường Tơ Lụa Mới và ý đồ bành trướng của Trung Quốc chia rẽ châu Âu

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề nghị Trung Quốc và châu Âu nên làm việc với nhau trong sáng kiến “Vành Đai Con Đường” của Bắc Kinh, dự án nhằm xây dựng “Con Đường Tơ Lụa” thời hiện đại mà ông Macron cho rằng không thể nào chỉ “một chiều”.

Ông Macron bắt đầu chuyến công du chính thức Trung Quốc hôm 8/1, tới thăm viện bảo tàng Đội quân Đất nung tại Tây An, xuất phát điểm phía đông của Con đường Tơ lụa.

Phát biểu trước các doanh gia, học giả và sinh viên, ông Macron nhấn mạnh Con đường Tơ lụa “chưa bao giờ dành riêng cho người Trung Quốc.”

“Đây phải là những con đường thông minh, tại mỗi quốc gia nó đi qua, nó phải thúc đẩy làm trỗi dậy xã hội dân sự, tài năng, và khả năng sáng tạo tại những nước đó. Những con đường này không thể là những con đường của chủ nghĩa bá quyền mới, biến những nước nó đi qua thành những chư hầu.”

Sau 3 ngày lưu lại Tây An, ông Macron và phái đoàn các giám đốc doanh nghiệp và các giới chức Pháp sẽ đến thăm Bắc Kinh.

Tổng thống Pháp mưu tìm một “đối tác chiến lược” với Bắc Kinh trong một số vấn đề, bao gồm đề tài khủng bố và biến đổi khí hậu, cũng như lôi kéo để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành một đồng minh trong việc thi hành hiệp ước biến đổi khí hậu Paris.

Dự án Vành Đai và Con Đường, khởi xướng vào năm 2013 nhằm kết nối Trung Quốc trên đường bộ lẫn đường biển với Đông Nam Á, Pakistan, Trung Á, sang tận Trung Đông, châu Âu và châu Phi.

Ông Tập cam kết cấp 124 tỉ đô la cho dự án. Kế hoạch này bị các nước phương Tây nghi ngại chứa đựng ý đồ khẳng định ảnh hưởng của Trung Quốc hơn là mong muốn mang lại sự thịnh vượng cho các nước như Bắc Kinh từng tuyên bố. - VOA

***
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa chinh phục cảm tình nhà lãnh đạo Trung Quốc trong ngày đầu tiên của chuyến thăm cấp nhà nước hôm 8/1 khi ông tặng cho Chủ tịch Tập Cận Bình một con ngựa trong Đội vệ binh danh giá của Pháp.

Ông Macron, một chuyên gia về biểu tượng và ngoại giao, đã chọn một chú ngựa màu nâu, 8 tuổi, tên là Vesuvius trong đội kỵ binh của tổng thống để tặng cho Chủ tịch Tập.

Reuters cho biết chú ngựa này đã vượt qua vòng kiểm tra, kiểm dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc.

Việc chọn một con tuấn mã làm quà là “cử chỉ ngoại giao chưa từng có” của Tổng thống Pháp. Quyết định này được đưa ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc bày tỏ sự say mê đối với 104 chú ngựa hộ tống ông trong chuyến thăm Paris vào năm 2014.

Đây là lần đầu tiên Pháp đem tặng một trong những tuấn mã xuất sắc nhất trong đội kỵ binh. Tổng thống Pháp đã dùng “tuấn mã ngoại giao” để đáp lại “ngoại giao gấu trúc” của Trung Quốc, sau khi phu nhân Macron Brigitte trở thành mẹ đỡ đầu của một chú gấu trúc mà Bắc Kinh cho Pháp mượn để đưa tới sở thú gần Paris.

Tổng thống Macron đang trong chuyến thăm 3 ngày ở Trung Quốc, bắt đầu từ Tây An, điểm xuất phát phía đông của con đường Tơ Lụa cổ. Tại đây, ông đi thăm “Đội quân đất nung” của Tần Thủy Hoàng cùng với phu nhân Brigitte và sẽ nói về mối quan hệ Trung-Pháp trong quá khứ và tương lai.

Kể từ khi đắc cử hồi tháng 5 năm ngoái, nhà lãnh đạo trẻ nhất nước Pháp kể từ thời Napoleon cho thấy ông sẵn lòng sử dụng các biểu tượng và lịch sử để chiếm cảm tình của các đối tác trên toàn cầu.

Hồi tháng 5, Tổng thống Macron đã khiến Tổng thống Vladimir Putin hãnh diện khi ông tiếp Tổng thống Nga tại cung điện Versailles lộng lẫy của “Vua Mặt Trời” Louis XIV, biểu tượng cho quyền lực tuyệt đối.

Ông Macron cũng đã mời Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tham dự một cuộc diễu binh trên đại lộ lớn nhất Paris vào ngày Quốc khánh hồi tháng 7 năm ngoái, và đánh dấu 100 năm ngày Hoa Kỳ tham chiến Thế chiến thứ nhất.

Tổng thống Trump sau đó khen ông Macron đã làm “một công việc tuyệt vời”.

Tại Tây An, Tổng thống Macron đã đưa ra quyết định vào phút chót là đi thăm tháp Đại Nhạn, một di tích lịch sử của Phật giáo ở Trung Quốc nhưng gần như không được biết đến ở phương Tây.

Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, Tổng thống 40 tuổi mong muốn giúp cho các công ty của Pháp tiếp cận nhiều hơn với thị trường được bảo hộ của Trung Quốc. Đi cùng với ông là một phái đoàn khoảng 50 doanh nhân. - VOA

***
Ngay từ trước khi tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Trung Quốc trong chuyến công du ba ngày, chính thức mở ra từ ngày 08/01/2018, giới quan sát đã khẳng định rằng một trong những trọng tâm của chuyến thăm sẽ là đề án Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc, được xem là « hồ sơ quan hệ quốc tế quan trọng nhất thế giới trong những năm sắp tới ».

Theo các nhà phân tích, ý hướng bành trướng của Trung Quốc thể hiện trong đề án này đang gây chia rẽ tại châu Âu, và mọi người đang chờ xem quan điểm của Pháp, đầu tầu đang lên của châu Âu, sẽ ra sao.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin Pháp AFP ngày 07/01, ông Barthélemy Courmont, chuyên gia về châu Á thuộc trung tâm tham vấn IRIS tại Paris không ngần ngại cho rằng đề án Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc sẽ là hồ sơ quan trọng nhất trong chuyến công du lần này của tổng thống Pháp.

Dưới tên gọi « Một vành đai, một con đường », dự án của Trung Quốc, được chính ông Tập Cận Bình loan báo vào năm 2013, là một kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khổng lồ, bao gồm một tuyến đường bộ xuyên qua vùng Trung Á và Nga, cũng như một tuyến đường biển cho phép Trung Quốc tiếp cận châu Phi và châu Âu qua ngả Biển Đông và Ấn Độ Dương. Chương trình trị giá khoảng 1.000 tỷ đô la này liên can đến 65 quốc gia, chiếm 60% dân số và khoảng một phần ba GDP của thế giới.

Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc đã được đón nhận ở châu Âu với nhiều nghi ngại. Ông Bogdan Goralczyk, giám đốc Trung Tâm Châu Âu tại Vacxava, nguyên đại sứ Ba Lan ở châu Á, ghi nhận là ý hướng bành trướng và quyết tâm của Bắc Kinh trong việc thể hiện ý hướng này « đã làm dấy lên sự chia rẽ sâu sắc ở châu Âu ».

Tại một số quốc gia Trung và Đông Âu, các khoản đầu tư của Trung Quốc đã được nhiệt tình chào đón. Nhân một hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng 11/2017 ở Budapest, thủ đô Hungary, tập hợp Trung Quốc và 16 quốc gia ở miền Trung và Đông Âu, cùng với vùng Balkan, trong đó có cả những nước không phải là thành viên Liên Hiệp Châu Âu, thủ tướng Hungary Viktor Orban đã công khai khẳng định : « Một số người cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc và châu Á là một mối đe dọa, nhưng chúng tôi lại thấy đó là một cơ may to lớn ».

Nhân hội nghị đó, Bắc Kinh đã loan báo đầu tư gần ba tỷ euro cho nhiều dự án, chẳng hạn như kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt giữa Beôgrad và Budapest.

Thế nhưng, ở Tây Âu, đặc biệt là ở các quốc gia phía Bắc, nhiều nước không che giấu mối quan ngại. Một quan chức ngoại giao phương Tây cấp cao tự hỏi : « Phải chăng "Con Đường Tơ Lụa Mới" chỉ là một khẩu hiệu sexy gợi cảm để che giấu tham vọng thống trị thế giới » của Trung Quốc ?

Trong một bài báo công bố tại Đức, cựu thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen lo ngại rằng châu Âu sẽ chỉ tỉnh mộng « khi đã quá trễ để thấy rằng toàn bộ cơ sở hạ tầng ở Trung và Đông Âu sẽ phụ thuộc vào Trung Quốc ». Ông Rasmussen cũng nhắc lại rằng chính Hy Lạp vào tháng 06/2017, đã ngăn chặn một tuyên bố chung lên án Trung Quốc vi phạm nhân quyền, trong bối cảnh cảng Piraeus, một trong hải cảng quan trọng nhất thế giới đã được Hy Lạp giao cho Trung Quốc kiểm soát vào năm 2016.

Một số nước châu Âu khác, trong đó có Pháp và Đức, thì giữ thái độ thận trọng trước việc các dự án của Trung Quốc vẫn thiếu minh bạch, và hàm chứa những hệ quả địa chiến lược dài hạn.

Ngay cả Đức,vốn sẵn sàng nhận đầu tư Trung Quốc, cũng bày tỏ sự dè dặt. Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel vào tháng 08/2017, từng ghi nhận : « Nếu châu Âu không phát triển một chiến lược chống lại, thì sẽ bị Trung Quốc chia rẽ ».

Paris cũng có quan điểm dè dặt như Berlin. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian, hôm 04/01/2018, đã xác định rằng Pháp không hề muốn cản đường Trung Quốc, nhưng thấy là « cần thiết lập một quan hệ đối tác win-win, cả hai bên đều có lợi, chứ không phải là "chỉ có một bên có lợi hai lần"”. - RFI

7.
Anh Quốc: Thủ tướng Theresa May chuẩn bị cải tổ nội các

Chính trường Anh Quốc bắt đầu năm mới 2018 với một số biến đổi. Thủ tướng Anh Theresa May ngày 07/01/2018 thông báo cải tổ nội các do việc phó thủ tướng Anh Damian Green từ chức sau khi thừa nhận đã nói dối về những phát hiện hình ảnh « khiêu dâm » trên máy tính của ông năm 2008.

Theo Reuters, có ít nhất 6 vị trí bộ trưởng sẽ phải bị thay đổi. Tuy nhiên, những vị trí chủ chốt như bộ Ngoại Giao, bộ Tài Chính, bộ Nội Vụ và bộ trưởng phụ trách Brexit sẽ không bị ảnh hưởng.

Hai thách thức lớn mà thủ tướng Anh hiện nay phải đối mặt trong lần cải tổ chính phủ là làm sao bảo đảm bình đẳng nam-nữ trong chính phủ và cố gắng cân bằng giữa phe ủng hộ và chống Brexit ngay trong hàng ngũ đảng bảo thủ cầm quyền.

Thông báo cải tổ nội các đưa ra trong bối cảnh các dữ liệu công bố chính thức ngày 08/01 cho biết mạng lưới tin học của Nghị Viện Anh ghi nhận có 24.473 ý định truy cập các mạng « khiêu dâm » trong giai đoạn từ tháng 06-10/2017, tức trung bình mỗi ngày có 160 lượt truy cập. - RFI

8.
Hàn Quốc sắp ra quyết định với Nhật Bản về ‘An ủy phụ’

Hàn Quốc thông báo rằng vào ngày 9/1 họ sẽ công bố liệu có nên tôn trọng một thỏa thuận giữa chính phủ tiền nhiệm và Nhật Bản để giải quyết những tranh cãi về ‘An ủi phụ,’ những người bị cưỡng chế làm công việc “giải khuây” cho binh lính Nhật tại các nhà chứa trong thời chiến tranh với Nhật.

Hãng tin Reuters trích lời Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha nói sẽ tổ chức một cuộc họp báo để công bố những biện pháp mà chính phủ Hàn Quốc dự định thực hiện. Trước đó tại một cuộc họp công - tư vào cuối tuần trước cho thấy rằng thỏa thuận này đã không đáp ứng các yêu cầu của các nạn nhân.

Tổng thống Nam Triều Tiên Moon Jae-in tuyên bố thỏa thuận này bị thiếu sót nghiêm trọng. Theo thỏa thuận này, Nhật Bản đã xin lỗi và cung cấp 1 tỷ yen (khoảng 8,8 triệu đôla) cho một quỹ trợ hỗ trợ các nạn nhân. Nhật Bản cho biết bất kỳ nỗ lực sửa đổi thỏa thuận này có thể làm hỏng mối quan hệ hai nước. - VOA

Tin Hoa Kỳ
9.
Tổng thống Trump có thể bị ‘thẩm vấn’

Tổng thống Donald Trump có thể bị văn phòng Công tố viên đặc biệt Robert Mueller ‘thẩm vấn’ trong vòng vài tuần tới trong khuôn khổ cuộc điều tra về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016, theo Washington Post.

Dẫn 3 nguồn tin biết rõ tình hình, NBC cho hay luật sư của Tổng thống Trump cuối tháng rồi đã gặp đại diện của văn phòng ông Mueller để bàn về việc này, bao gồm địa điểm, thời gian ‘thẩm vấn’, cùng các chuẩn mực pháp lý và các phương án chẳng hạn như trả lời bằng văn bản thay vì trả lời trực diện.

Ông Mueller, do Bộ Tư pháp bổ nhiệm, đang điều tra về những cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ và có hay không sự thông đồng giữa chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump với Nga.

Các cơ quan tình báo Mỹ đều kết luận là Nga can thiệp để giúp ông Trump chiến thắng. Nga phủ nhận và ông Trump cũng nói không hề có chuyện đồng lõa.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Richard Blumenthal nói với đài truyền hình MSNBC ngày 8/1 là ông kỳ vọng ông Mueller sẽ tìm cách ‘thẩm vấn’ trực tiếp trực diện Tổng thống Trump.

“Theo sự tiên đoán của tôi, ông Mueller sẽ phỏng vấn Tổng thống trực diện,” thành viên của Ủy ban Tư pháp Thượng viện này cho biết. Ủy ban của ông hiện cũng đang điều tra về Nga.

Cho đến nay, cuộc điều tra của ông Mueller đã khiến hai phụ tá của Tổng thống Trump là cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn và phụ tá vận động tranh cử George Papadopoulos nhận tội khai gian với các nhân viên điều tra FBI.

Hai người khác, cựu quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump, ông Paul Manafort, và người phụ tá Richard Gates cũng bị truy tố nhưng chưa nhận tội. Ông Manafort tuần qua đã kiện văn phòng ông Mueller, viện dẫn lý do cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt vượt quá thẩm quyền pháp lý.

Ông Ty Cobb, luật sư của ông Trump nói Tòa Bạch Ốc sẽ không bình luận về những liên lạc với Văn phòng Công tố viên Đặc biệt (OSC) nhưng cho biết Tòa Bạch Ốc tiếp tục hợp tác toàn diện với OSC để tạo điều kiện dễ dàng cho một giải pháp sớm nhất có thể xảy ra.

Phát ngôn viên của văn phòng công tố viên đặc biệt, ông Peter Carr, từ chối bình luận.

Đáp câu hỏi liệu Tổng thống sẽ nói chuyện với toán điều tra của ông Mueller hay không, ông Trump hôm 5/1 tuyên bố sẽ đồng ý việc này, đồng thời cũng lên tiếng bênh vực toán pháp lý của ông.

“Không có chuyện thông đồng, không có tội phạm nào cả,” ông Trump nói với các phóng viên tại Camp David, nơi nghỉ dưỡng của Tổng thống ở Maryland. “Và trên lý thuyết, người ta nói với tôi là tôi không bị điều tra.”

“Chúng tôi rất cởi mở,” ông Trump nói. “…Chúng tôi có thể im tiếng và việc này có thể kéo dài nhiều năm. Nhưng một khi mình không làm gì sai trái, hãy cởi mở và giải quyết cho xong.” - VOA

10.
Điểm nhấn của Lễ trao Giải Quả Cầu vàng 2018 - - - Hoạt động vì tự do báo chí được Giải Quả Cầu Vàng

Trang phục đen phủ kín thảm đỏ Lễ trao Giải Quả Cầu Vàng tối ngày 7/1 khi các nữ minh tinh đồng loạt diện màu đen để tỏ lòng đoàn kết với tổ chức bênh vực nhân quyền Time’s Up, một sáng kiến đầy tham vọng chống lại tình trạng quấy nhiễu tình dục tại Hollywood cũng như tại các công sở trên toàn nước Mỹ.

Buổi lễ là chương trình trao giải được truyền hình đầu tiên kể từ khi Hollywood bị rúng động bởi các vụ scandal quấy nhiễu tình dục trong năm qua, khởi sự từ câu chuyện hồi tháng 10 trên tờ New York Times thuật lại chi tiết những cáo buộc đối với nhà sản xuất đầy quyền lực Harvey Weinstein về quấy nhiễu và lạm dụng tình dục kéo dài nhiều chục năm, trong đó có cả việc hãm hiếp.

Trong bài diễn văn nảy lửa khi nhận Giải thưởng Cecil B. DeMille vinh danh thành tựu suốt đời, nữ diễn viên kiêm nhà sản xuất và là một người có show truyền hình cá nhân Oprah Winfrey nhắc đến một phụ nữ da đen bị một nhóm thanh niên da trắng hiếp dâm tập thể cách đây 7 thập niên.

“Những người tìm cách hủy hoại đời bà chưa bị trừng trị. Bà Recy Taylor qua đời cách đây 10 ngày, thọ 98 tuổi. Cũng như tất cả chúng ta, bà đã trải qua nhiều năm tháng cuộc đời trong một nền văn hóa bị phá hỏng bởi những người đàn ông quyền lực tàn bạo. Và lâu nay, người ta không nghe hoặc không tin những phụ nữ dám nói lên sự thật trước quyền lực của những người đàn ông đó. Nhưng thời của họ đã hết, đã hết, đã chấm dứt.”

Một số nữ tài tử đến tham dự buổi lễ trao giải với những người cổ súy và những nhà hoạt động bảo vệ quyền bình đẳng giới tính và sắc tộc.

Hiệp hội Báo chí Nước ngoài của Hollywood tổ chức Lễ trao Giải Quả Cầu Vàng, vinh danh những nỗ lực kiệt xuất trong năm qua trong lĩnh vực phim ảnh và truyền hình. - VOA

***
Hiệp hội Báo chí Nước ngoài Hollywood, một tổ chức hỗ trợ cho Giải thưởng Quả Cầu Vàng vào hôm Chủ Nhật, ngày 7 tháng Giêng tuyên bố tặng 2 triệu đô la Mỹ cho Liên đoàn các Nhà báo Điều tra Quốc tế và Ủy ban Bảo vệ Ký giả- CPJ.

Chủ tịch của Hiệp hội Báo chí Nước ngoài Hollywood, Ký giả Meher Tatna cho biết Hiệp hội được thành lập với mục đích truyền tải thông tin giải trí, tuy nhiên đã được mở rộng để bảo vệ cho các mối nguy hiểm ngày càng gia tăng mà những nhà báo đang phải đương đầu.

Giám đốc Gerard Ryle của Liên đoàn các Nhà báo Điều tra Quốc tế nhấn mạnh trong một bản tuyên bố rằng số tiền 1 triệu đô la được Hiệp hội Báo chí Nước ngoài Hollywood trao tặng sẽ hỗ trợ cho nhu cầu công khai và minh bạch của công chúng.

Giám đốc Gerard Ryle nói rằng sự đóng góp hào phóng này sẽ giúp Liên đoàn các Nhà báo Điều tra Quốc tế trong việc giám sát các chế độ áp chế và nguy hiểm cũng như các hệ thống được thiết kế để thâu tóm nhiều tài nguyên của thế giới vào tay những người có quyền lực và giàu có.

Đại diện của Ủy ban Bảo vệ Ký giả , một tổ chức bảo vệ các quyền của nhà báo trên toàn cầu cũng lên tiếng cảm ơn về số tiền 1 triệu đô la của Hiệp hội Báo chí Nước ngoài Hollywood.

Những khách mời đến tham dự buổi trao giải Quả Cầu Vàng thừa nhận mối quan tâm cần phải bảo vệ báo chí tự do, khi mà Tổng thống Donald Trump không ngừng tố cáo ngày càng có nhiều "tin tức giả mạo" và các nhà báo phải đối mặt với hàng loạt những nguy hiểm khi họ đưa tin từ các khu vực xung đột. - RFA

11.
Mỹ đưa thêm chiến đấu cơ tàng hình đến Thái Bình Dương

Quân đội Mỹ vừa tăng cường khả năng tấn công bằng phi cơ tàng hình trong khu vực Thái Bình Dương khi chiến hạm đổ bộ tấn công USS Wasp đến vùng hoạt động của Đệ Thất Hạm Đội hôm Thứ Bảy tuần qua.

Bản tin CNN nói rằng chiếc Wasp, dài 844 foot (khoảng 257 thước), có trọng tải 40,000 tấn, có thể được coi là một hàng không mẫu hạm “mini.”

Chiến hạm này được đóng thời thập niên 80, nhưng được biến cải để có thể chở theo loại chiến đấu cơ tàng hình F-35B của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Chiếc Wasp cũng thường chở theo một tiểu đoàn lính Thủy Quân Lục Chiến.

Tuy các phi cơ F-35B của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ hiện đang đồn trú ở căn cứ Iwakuni tại Nhật, khả năng cất cánh từ một chiến hạm ngoài khơi sát bán đảo Triều Tiên sẽ là một lợi thế quân sự cho Mỹ trong trường hợp có chiến tranh, theo ông Carl Schuster, cựu chỉ huy trung tâm hành quân của Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương.

“Đây sẽ là một yếu tố nữa khi chuẩn bị tình hình căng thảng do Bắc Hàn gây ra tại Bán Đảo Triều Tiên,” ông Schuster cho hay.

Ông Schuster nói rằng, vì theo luật quốc tế, chiến hạm Mỹ được coi là lãnh thổ quốc gia, điều này cũng giống như bố trí F-35 trên lãnh thổ di động của Mỹ và không cần phải xin phép chính phủ quốc gia nào khi đặt phi cơ trong lãnh thổ của họ, cũng theo CNN. - nguoiviet

Tin Việt Nam
12.
Luật sư Đức của ông Thanh nêu đích danh Tổng bí thư Trọng - - - Phiên xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và cán bộ PVN bắt đầu - - - Đinh La Thăng bị đàn em ‘đổ hết tội lên đầu’

Nữ luật sư người Đức của ông Trịnh Xuân Thanh lo ngại thân chủ của mình “không được xét xử công bằng” vì các phát ngôn trước đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sau khi trở về Đức, bà Petra Isabel Schlagenhauf cho biết rằng bà tới sân bay Nội Bài ở Hà Nội tối 4/1, nhưng không được cho nhập cảnh, và "sau nhiều lần yêu cầu, bà được trao một văn bản nói về Điều 21”.

Theo ghi nhận của VOA tiếng Việt, một trong các mục trong Điều 21 về những trường hợp chưa cho nhập cảnh thuộc Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam có “vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.

Nữ luật sư người Đức nói rằng có lẽ Việt Nam “sợ” sự hiện diện của bà tại Hà Nội đúng dịp diễn ra phiên xử cựu quan chức tỉnh Hậu Giang.

Bà nói thêm: “Tôi nghĩ rằng chính quyền Việt Nam không hiểu rằng nhiệm vụ chính đáng của một luật sư là bảo vệ quyền lợi của thân chủ của mình, và có lẽ họ sợ sự hiện diện của luật sư người Đức của ông Thanh ở Việt Nam. Trên cương vị luật sư, rõ ràng tôi luôn phải tuân thủ luật pháp”.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh để hỏi về trường hợp của bà Schlagenhauf.

Nữ luật sư cho hay rằng mục đích chuyến đi của bà tới Việt Nam là để “trao đổi với các đồng nghiệp tại đó về hiện trạng thực tế” của ông Thanh.

“Rõ ràng, hành động trái pháp luật của chính phủ Việt Nam một lần nữa là bằng chứng cho thấy rằng thân chủ của tôi sẽ không được xử một cách công bằng theo đúng pháp luật và pháp quyền”, bà Schlagenhauf nói.

Cùng với hơn hai chục người khác, trong đó có cả cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng, ông Thanh được đưa ra tòa xét xử hôm 8/1 về tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản".

Bà Schlagenhauf nói thêm rằng bà "lo ngại thân chủ của mình sẽ phải nhận hình phạt nặng" và bà “không kỳ vọng sẽ có một phiên tòa công bằng vì thân chủ của tôi đã bị ông Trọng (Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam) công khai tuyên có tội từ lâu”.

Nữ luật sư cũng cho rằng “công việc của các luật sư trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam rất khó khăn do hệ thống [chính trị] của Việt Nam”.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với ông Trọng về quan điểm của bà Schlagenhauf.

Tổng bí thư kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, năm ngoái từng nói rằng ông Thanh “ghê gớm, móc ngoặc, dây dợ rồi bỏ trốn đi nước ngoài, nhưng không trốn được đâu”.

Sau khi ông này “tái xuất hiện” ở Việt Nam, ông Trọng yêu cầu “khẩn trương” đưa vụ Trịnh Xuân Thanh ra “xét xử công khai trước Tết”, tức trước tháng Hai năm nay.

Nữ luật sư người Đức cho biết rằng thân chủ của mình nói với bà rằng ông “lo ngại cho tính mạng” và sợ “không được đảm bảo về luật pháp”.

Quan hệ Việt – Đức sóng gió suốt nhiều tháng qua sau khi Berlin cáo buộc Hà Nội “bắt cóc” ông Thanh trên đất nước mình, trong khi phía Việt Nam nói ông “tự thú”.

Về vụ xử hôm 8/1, nhiều tờ báo của Đức đã đăng tin với những hàng tít như “Phiên xử giám đốc điều hành dầu khí bị bắt cóc ở Đức bắt đầu ở Hà Nội” hay “Giám đốc điều hành dầu khí Việt Nam bị bắt cóc ở Đức ra tòa”.

Trong khi đó, truyền thông trong nước dường như "quên" không nhắc tới cáo buộc của phía Berlin.

Khi được hỏi muốn gửi thông điệp gì cho phía Việt Nam, bà Schlagenhauf nói: “Chính phủ Việt Nam nên tìm cách khôi phục quan hệ bình thường với Đức, và điều đó đồng nghĩa với việc tìm ra một giải pháp cho thân chủ của tôi. Chính phủ Đức đã nhiều lần tuyên bố rằng Việt Nam biết rõ cần phải làm gì. Tôi ủng hộ bất cứ điều gì chính phủ Đức đã làm và sẽ làm trong tương lai về vấn đề này”. - VOA

***
Sáng ngày 8/1, tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu xét xử cựu ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng và 21 đồng phạm về tội gây thiệt hại và làm thất thoát nhiều ngàn tỷ đồng tiền vốn và tài sản của nhà nước, trong thời gian từ 2005 đến 2011, lúc các bị cáo đang điều hành guồng máy lãnh đạo Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, được gọi tắt là PVN, và Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam, tức PVC.

Ông Đinh La Thăng, 57 tuổi, bị truy tố với tội danh cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, có thể lãnh bản án từ 10 đến 20 năm tù.

Trước khi bị truy tố, ông Thăng từng giữ những vai trò quan trọng trong đảng cũng như trong chính phủ, như ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.

Trong số 21 bị cáo cùng bị xét xử chung với ông Thăng, được chú ý đến nhiều nhất là ông Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, nguyên chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam PVC, nguyên phó chủ tịch Tỉnh Hậu Giang.

Ông Thanh bị truy tố 2 tội danh cố ý làm trài quy định của nhà nước và tội tham ô tài sản. Nếu bị tòa xác nhận có tội tham ô tài sản, ông có thể đối mặt với án tử hình.

Ông Thanh được thế giới biết đến vì hồi 2016 khi đang làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, ông bất ngờ bỏ trốn sang Đức xin tỵ nạn chính trị. Một năm sau đó, chính quyền Việt Nam cho biết ông Thanh tự ý quay về Hà Nội và ra đầu thú, trong khi chính phủ Đức khẳng định ông này bị công an từ Việt Nam sang bắt cóc đưa về nước.

Vụ việc vừa nêu khiến quan hệ Berlin-Hà Nội trở nên khó khăn. Chính phủ Đức đã ban hành một loạt quyết định cứng rắn như trục xuất nhân viên sứ quán Việt Nam về nước, và đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Theo trang Thông Tin Chính phủ, phiên tòa dự kiến kéo dài 2 tuần lễ, đến ngày 21 tháng Giêng 2018 mới kết thúc.

Tổng cộng có tới 44 luật sư bào chữa cho các bị cáo, trong đó có 3 luật sư bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng và 5 luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Đáng lý ra số luật sư đại diện cho ông Thanh còn đông hơn nữa, nhưng trước ngày phiên tòa diễn ra, có hai luật sư trong danh sách những luật sư bào chữa cho ông Trịnh Xuân Thanh quyết định rút lui.
Một trong hai người này nói với đài BBC rằng đây là một vụ án quan trọng, nhưng vì không có đủ thì giờ nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, nên không thể nào bào chữa tốt nhất cho bị cáo.

Một điểm đáng chú ý khác là mới hôm thứ Năm tuần trước, tức ngày mùng 4 tháng Giêng 2018, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức là bà Petra Isabel Schlagenhauf vào Việt Nam với mục đích theo dõi phiên tòa, nhưng bị cấm nhập cảnh ngay tại phi trường Hà Nội, buộc bà phải rời Việt Nam chí ít giờ đồng hồ sau đó.

Bà Petra Isabel Schlagenhauf nói với báo chí rằng việc chính quyền Việt Nam không cho bà nhập cảnh là một hành động bất hợp pháp, xem đó là bằng chứng xác nhận thân chủ của bà sẽ không được xét xử đúng luật, pháp quyền không được tôn trọng.

Các bản tin chúng tôi ghi nhận được cho hay trong phiên tòa bắt đầu ngày hôm nay, tòa chấp thuận cho đại diện của EU và đại sứ quán Đức tham dự. Tuy nhiên Công chúng không được tham dự phiên tòa và an ninh được bảo vệ rất chặt chẽ.

Truyền thông Việt Nam đưa tin nói điểm đáng chú ý về mặt luật pháp là Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội áp dụng quy định mới trong việc điều hành, điều khiển quá trình xét xử theo đúng Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự mới, có hiệu lực kể từ ngày mùng 1 tháng Giêng 2018.

Nhờ áp dụng những quy định mới này nên tất cả các bị cáo không phải đứng trước vành móng ngựa, các đại diện của Viện Kiểm Sát giữ quyền công tố ngồi dối diện với các luật sư biện hộ cho những bị cáo.

Một nhà báo Việt Nam được cắt cử săn tin ở tòa nói với chúng tôi rằng khi ban hành Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự mới, Việt Nam muốn thực hiện đúng nguyên tắc pháp lý quốc tế là bị cáo không có tội cho đến khi tòa xác nhận là có tội, và phía công tố lẫn phía luật sư biện hộ được đối xử ngàng hàng, bình đẳng với nhau.

Cũng về mặt pháp lý, luật pháp Việt Nam quy định những người bị truy tố về tội tham ô tài sản có thể lãnh án tử hình, nhưng sẽ thoát bản án này nều tự ý nộp trả ít nhất ba phần tư số tiền bị cáo buộc tham nhũng và tích cực hợp tác với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn .

3 ngày trước khi phiên tòa bắt đầu, thân nhân của bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã đến Cục Thi Hành Án Dân Sự Thành Phố Hà Nội để nộp 2 tỷ đồng, được gọi là tiền nộp “khắc phục hậu quả”. - RFA

***
Các đồng phạm, gồm các quan chức cầm đầu Tập Đoàn PVN và Tổng Công Ty PVC, đã đổ hết tội lên đầu ông Đinh La Thăng trong ngày đầu của phiên tòa diễn ra tại Hà Nội hôm 8 Tháng Giêng, 2018.

Vụ xử án 22 quan chức từng cầm đầu tập đoàn dầu khí quốc doanh Petro Vietnam và công ty con, Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC), bắt đầu diễn ra với hai nhân vật chính là ông Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính Trị đảng CSVN, và ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên chủ tịch Tổng Công Ty PVC. Tuy nhiên, hai ông Thanh và Thăng đã bị cách ly ngay sau phần thủ tục và phiên xử tiến hành với lời chất vấn các bị can khác.

Ông Đinh La Thăng, 57 tuổi, bị cáo buộc tội “cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng…” với bản án có thể lên đến 20 năm tù.

Ông Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, bị cáo buộc không những tội “cố ý làm trái…” mà còn thêm tội “tham ô tài sản” nhiều tỷ đồng nên đối diện với án tử hình.

Ngoài ông Trịnh Xuân Thanh, còn 7 ông nữa cũng bị truy tố thêm cả tội tham ô, trong đó có em trai ông Đinh La Thăng là Đinh Mạnh Thắng, tức cũng đều đối diện với án tử hình theo luật hình sự CSVN.

Vụ bắt giữ ông Đinh La Thăng cũng như bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, nước Đức, không những rúng động dư luận trong nước mà còn được chú ý trên dư luận thế giới về nội tình chính trị của Việt Nam qua các màn chống tham nhũng và thủ đoạn phe phái triệt hạ nhau.

Theo tường thuật của tờ Thanh Niên “Các bị cáo khai hoàn toàn thực hiện theo ‘mệnh lệnh’ của ông Đinh La Thăng.”

Cuộc chất vấn các bị cáo mới chỉ tập trung vào sự thất thoát hơn 119 tỷ đồng của PVN tại dự án Nhà Máy Nhiệt Điện Thái Bình II do công ty con của PVN là PVC được chỉ định làm “nhà thầu.” Sự sai trái bắt đầu từ bản hợp đồng “chỉ định thầu” có “nhiều điều khoản không có thật, trái quy định pháp luật,” đến khi “PVN đã cho PVC tạm ứng hơn $6.6 triệu và hơn 1,312 tỷ đồng” thì băng nhóm ông Trịnh Xuân Thanh tại PVC lại dùng số tiền này để trả nợ 700 tỷ đồng và chia nhau “tư túi” ít chục tỷ đồng.

Theo tờ Thanh Niên dẫn lời bị cáo Nguyễn Quốc Khánh, nguyên phó tổng giám đốc PVN, người được phân công theo dõi dự án, “nhìn nhận bản hợp đồng số 33 rất sơ sài có 8 trang 10 điều, không có điều khoản và phục lục quy định về thanh, thanh toán, tạm ứng: “Hợp đồng không đủ cơ sở để thực hiện cũng như tạm ứng được.”

Sau đó, hợp đồng số 33 được thay thế bằng hợp đồng khác nmang số 4194. Khi bị truy vấn về việc bản hợp đồng số 4194 “vẫn chưa đủ căn cứ pháp lý nhưng vẫn ký, bị cáo Nguyễn Quốc Khánh không trả lời thẳng mà cho rằng mình là phó tổng giám đốc, chỉ là người giúp việc cho tổng giám đốc và thực hiện theo chỉ đạo của ông Đinh La Thăng và Phùng Đình Thực.”

Còn bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên phó tổng giám đốc PVN “cũng khai nhận việc cho tạm ứng, chuyển tiền cho PVC là theo chỉ đạo của ông Đinh La Thăng.”
Ông Nguyễn Xuân Sơn, từ PVN được cử sang làm tổng giám đốc ngân hàng Đại Dương, đã bị kết án tử hình về tội tham ô hồi cuối Tháng Chín năm ngoái.

Theo tường thuật phiên tòa của tờ Trí Thức Trẻ, bị cáo Vũ Hồng Chương, nguyên trưởng Ban Quản Lý Dự An Điện Lực Dầu Khí Thái Bình 2 khai rằng: “Tôi phải chịu sức ép ghê gớm quá, ai lại yêu cầu chuyển tiền ngay trong ngày. Tôi là đơn vị cấp dưới, hạch toán phụ thuộc nên phải nghe lệnh của cấp trên.”

Khi bị vặn hỏi cấp trên là ai, ông Chương nói “Cụ thể là anh Đinh La Thăng.”

Người ta chờ đợi xem hai ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh sẽ nói gì những ngày tới đây.

Vụ án 22 quan chức của PVN và PVC còn kéo dài thêm nhiều ngày nữa trong sự chú ý theo dõi của dư luận.

Petro Vietnam là một tập đoàn quốc doanh hàng đầu của CSVN được coi như một trong những “mũi nhọn” kiếm tiền nuôi chế độ và kích thích nền kinh tế tiến lên. Các đảng viên của chế độ trong tập đoàn đã lợi dụng quyền hành và cơ hội để làm bậy, tham nhũng, dẫn đến thất thoát hàng trăm triệu đô la.

Tập đoàn PVN gồm 15 tổng công ty, 18 công ty con và 46 liên doanh dàn trải từ khai thác dầu khí, làm nhiệt điện, dệt sợi, ngân hàng. Một số đại dự án đang “đắp chiếu” hiện không biết giải quyết ra sao.

Chiến dịch bài trừ tham nhũng của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được dư luận quốc tế coi như ông muốn khôi phục lại hình ảnh một cái đảng độc tài đang bị đục khoét rất bạo từ bên trong. Có vẻ như ông ta đang ngày một thắng thế trong cuộc đấu đá chiếm vị thế độc tôn trong nội bộ đảng.

Việc triệt hạ ông Đinh La Thăng và một số quan chức ngành dầu khí và cả tại Bộ Công Thương gồm cả cựu Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng được coi như đánh vào đồng đảng tay chân của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, đối thủ từng muốn tiếm ghế tổng bí thư của ông Trọng, là chỉ dấu. - nguoiviet

13.
Cựu chủ tịch VN cảnh báo nguy cơ từ tham nhũng, suy thoái

Cựu Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nêu câu hỏi “Ðảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về đâu” nếu tham nhũng và suy thoái “không được loại trừ” trong một bài viết thể hiện quan điểm đăng hôm 8/1 trên trang VNExpress.

Trong bài viết hơn 2000 từ, ông Sang dành tới 70% độ dài để điểm lại các sự kiện trong lịch sử Việt Nam, từ đó đưa ra đánh giá rằng “tài năng yếu kém và đạo đức suy đồi của những người cầm quyền” là nguyên nhân chung dẫn đến sự suy vong của nhiều triều đại khác nhau, từ nhà Trần thời thế kỷ 13 cho đến nhà Lê cuối thế kỷ 18.

Việc liên hệ đến lịch sử, theo vị cựu chủ tịch nước, cũng là để mọi người biết đến “kho tàng những kinh nghiệm vô giá” của cha ông, và ngay trong đoạn văn kế tiếp, ông Sang đã đề cập đến diễn biến ở Việt Nam trong năm qua.

Không đi vào chi tiết, cựu Chủ tịch Sang khẳng định những gì Ðảng Cộng sản Việt Nam đã làm trong năm 2017 trong công tác cán bộ và xây dựng đảng là “đúng với mong muốn và nguyện vọng của toàn dân”. Ông cho rằng “niềm tin trong nhân dân đã trở lại”.

Trong năm 2017, như báo chí đưa tin, hàng loạt vụ cách chức hoặc bắt giam các quan chức có sai phạm đã diễn ra ở Việt Nam. Đáng chú ý nhất là một ủy viện Bộ Chính trị đầy quyền lực, ông Đinh La Thăng, truy tố về tội “cố ý làm trái” các quy định của nhà nước, hay ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, bị truy tố vì tội tham nhũng cũng như “cố ý làm trái”.

Bài viết của ông Sang được đăng đúng ngày một tòa án ở Hà Nội bắt đầu xét xử các ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh. Về sự trùng hợp này, nhạc sỹ Tuấn Khanh, người nhiều năm theo dõi và bình luận về chính trị, xã hội Việt Nam, đưa ra nhận định với VOA:

“Còn vô số những câu chuyện tham nhũng khác mà chúng ta vẫn còn chưa được đề cập tới. Nhà nước Việt Nam cũng chưa thể làm được gì những người đó lúc này. Do đó, bài viết của ông Trương Tấn Sang, tôi nghĩ, nó cũng là một trong những phương thức vận động quần chúng trong một thời điểm nào đó mà người ta thấy rằng quần chúng đang bị chia rẽ quá nhiều suy nghĩ của mình trước một sự kiện”.

Trong phần cuối bài viết với vỏn vẹn hơn 300 từ, ông Trương Tấn Sang nói về tình hình hiện nay và các hành động của đảng. Ông nhấn mạnh “việc phanh phui, gột rửa những nhem nhuốc, tiêu cực sẽ không dừng lại”. Ông viết tiếp rằng “đất nước sẽ đồng lòng, chung sức diệt trừ giặc nội xâm”.

Tuy nhiên, với quan sát của người làm việc lâu năm trong lĩnh vực báo chí, nhạc sĩ Tuấn Khanh không cho rằng nhân dân thực sự được đóng một vai trò trong cuộc chiến chống tham nhũng:

“Những người dân mà chống tham nhũng cho tới giờ phút này là những người lúc nào cũng gặp khổ nạn. Chưa bao giờ như lúc này, quyền hành, tham nhũng, cường hào, v.v… mỗi thứ đang trở thành vấn nạn và đè bẹp hết tất cả mọi thứ. Tôi nghĩ rằng người dân có thể đóng góp với kiểu của mình cho một phong trào, tiếng nói, khi nhà nước đồng ý cho phong trào đó xuất hiện. Nhân dân chỉ là người hô hào theo lời mào đầu, vận động của ai đó, tôi nghĩ nó không có kết quả gì tốt đẹp hơn”.

Sử dụng các câu hỏi tu từ, vị cựu chủ tịch nước của Việt Nam chỉ ra rằng nhân dân và các đảng viên “luôn bất bình và phẫn nộ trước nạn tham nhũng, suy thoái”. Vẫn theo ông, người Việt Nam đã chứng kiến những “kẻ có lòng tham vô đáy” lợi dụng kẽ hở của chính sách hoặc lạm dụng quyền lực để “móc túi nhân dân”. Nhưng ông Trương Tấn Sang đã không chỉ đích danh những kẻ đó là ai.

Cựu chủ tịch Sang đưa ra cảnh báo dưới dạng một câu hỏi: “Nếu tình hình tham nhũng và suy thoái không được loại trừ, Ðảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về đâu?” Tiếp đến, ông nêu ý kiến rằng “Ðảng và những người nắm giữ vai trò chèo lái đất nước phải kiên quyết hành động”. Tuy nhiên, ông không đi vào chi tiết cần phải có những hành động gì.

Nhà bình luận Tuấn Khanh nói về sự thiếu vắng vấn đề, giải pháp cụ thể trong ý kiến của ông Sang:

“Thực sự ông không đề nghị đặt ra một vấn đề nào cần phải được làm rõ. Ví dụ, bán đảo Sơn Trà, hay biệt điện ở Yên Bái, ông ta không đưa ra vấn đề nào cả. Bởi vì mọi thứ vẫn là một thứ: vận động chứ không phải đòi hỏi một cuộc tấn công thật sự minh bạch và quyết liệt vào vấn đề tham nhũng”.

Lưu ý rằng toàn bộ bài viết của ông Trương Tấn Sang không hề nhắc đến triều Nguyễn, mà theo ông Khanh đó là các đời vua cận đại có những hành động chống tham nhũng rất mạnh mẽ, ông Khanh nói điều này vẫn thể hiện một tư duy tránh né.

Trên nền tảng tư duy như vậy, bài viết không có một cái kết chỉ đích danh những người phạm tội tham nhũng, không tôn vinh những con người cụ thể chống tham nhũng, và không nêu ra các giải pháp như nhiều người mong đợi là điều dễ hiểu, theo nhạc sĩ Tuấn Khanh. - VOA

14.
Ông Hải quận 1 từ chức vì không hài lòng với cơ chế?

Ông Đoàn Ngọc Hải hôm 8/1 nộp đơn xin từ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Lý do ông Hải đưa ra trong đơn là ông “không thực hiện được lời hứa” trước nhân dân về “giải quyết dứt điểm” việc lập lại trật tự lòng, lề đường.

Báo chí Việt Nam nói một đại diện của UBND Q1 xác nhận rằng họ đã nhận được lá đơn của ông Hải.
Khi còn giữ chức, trong gần hết năm 2017, từ tháng 1 đến tháng 10, ông Hải được dự luận và báo chí chú ý đến nhiều khi ông ra tuyên bố dẹp nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, và ông đã trực tiếp có mặt trên đường phố để làm công việc đó.

Cuối tháng 2/2017, ông Hải đưa ra lời hứa: "Từ đây đến cuối năm không làm được, tôi sẽ cởi áo về vườn không làm nữa, chứ không làm theo phong trào, đánh trống bỏ dùi để nổi tiếng".

Ông Hoàng Dũng, một người dân thành phố Hồ Chí Minh và cũng tham gia tích cực các hoạt động vì tiến bộ xã hội, bình luận với VOA về hành động của ông Đoàn Ngọc Hải:

“Tôi thấy rất là bất ngờ. Tôi cho rằng đây có thể là bước đi chập chững đầu tiên trong sự thức tỉnh của những người có vị trí về mặt chính quyền trong xã hội Việt Nam. Tức là họ cũng thấy cần phải giữ danh dự cá nhân, khi mà những hành động, lời nói, lời hứa của người ta không thực hiện được. Tôi cho rằng đây là tín hiệu ban đầu khá là tốt”.

Giữa tháng 10/2017, Chủ tịch UBND Q1 Trần Thế Thuận, cấp trên của ông Hải, đã ký quyết định lập tổ liên ngành về trật tự đô thị và trật tự an toàn giao thông trong quận. Theo quyết định này, ông Hải “không được tự ý” xuống đường giải quyết vi phạm nữa.

Trong đơn xin từ chức, được công bố trên báo chí và mạng xã hội, ông Hải viết “việc xử lý hành vi lấn chiếm lòng, lề đường đã động chạm đến lợi ích rất to lớn hàng ngàn tỉ của các bãi ôtô, xe gắn máy, nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh mặt tiền... và một bộ phận không nhỏ cán bộ cộng sinh trong đó”.

Ông cho biết thêm những “đối tượng” bị mất đi nguồn lợi “phi pháp” từ việc lấn chiếm “tài sản công và không gian sống của xã hội” đã “chống phá công khai và ngấm ngầm”, thậm chí “đe dọa đến sinh mạng” của bản thân ông và gia đình ông. Mặc dù vậy, ông vẫn “vượt qua” các khó khăn đó.

Vị phó chủ tịch quận vừa từ chức nhấn mạnh rằng việc lập lại kỷ cương pháp luật đối với vỉa hè, lòng đường “cần có sự vào cuộc đồng lòng của tất cả các cấp, của cả hệ thống chính trị”. Ông xem đó là “điều kiện tiên quyết” để người kế nhiệm ông thành công.

Những lời của ông Hải được một số người diễn dịch rằng ông muốn bày tỏ một thái độ nhất định về cơ chế và sự vận hành của chính quyền, ít nhất là ở cấp quận, nơi ông công tác.

Nhà quan sát Hoàng Dũng đưa ra ý kiến:

“Tôi đọc lá đơn của ông ấy, tôi có cảm giác đấy. Tức là hành động cuối cùng của ông ấy là ông quyết định từ chức để thể hiện ra rằng ‘tôi rất cố gắng, nhưng do một số điều trình bày trong đơn, tôi không thực hiện được”.

Trong gần 10 tháng thực hiện chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường, ông Đoàn Ngọc Hải, người cũng từng nói có ước mơ biến Q1 thành một "Singapore thu nhỏ", đã chỉ đạo xử phạt nhiều hàng quán, đập bỏ nhiều công trình của công lẫn tư, cũng như phạt và cẩu đi các xe ô tô kể cả mang biển số nhà nước hay quân đội khi họ vi phạm các quy định.

Nhưng sau quyết định hồi tháng 10/2017 của Chủ tịch UBND Q1, báo chí Việt Nam cho hay hiện nay vỉa hè ở Q1 bị “tái chiếm” nghiêm trọng. - VOA

15.
Động đất 3,9 độ Richter tại Điện Biên

Một trận động đất 3,9 độ Richter vừa xảy ra ở Điện Biên vào lúc 3:14 sáng 8/1, theo tin Thông tấn xã Việt Nam.

Tâm chấn của trận động đất nằm ở độ sâu 10km ở huyện Điện Biên Đông, với dư chấn kéo dài khoảng 3 giây, theo lời của ông Nguyễn Thái Sơn, trạm trưởng Trạm Quan sát động đất thành phố Điện Biên Phủ.

Người dân sống ở trung tâm thành phố cho biết họ cảm nhận rõ sự rung lắc của vật dụng trong nhà. Nhiều người dân thức giấc hoảng sợ chạy ra khỏi nhà. Tuy nhiên, theo lời giới chức thành phố Điện Biên Phủ, trận động đất không gây thiệt hại cho nhà cửa hay các công trình xây dựng trong khu vực.
Đây là trận động đất đầu tiên được ghi nhận ở Điện Biên trong năm nay.

Theo ông Nguyễn Thái Sơn, động đất xảy ra ở tỉnh Điện Biên là điều bình thường mỗi năm vì khu vực này thuộc địa bàn có hai dải đứt gãy địa chấn lớn là Điện Biên-Lai Châu và Sông Mã-Sơn La.

Năm ngoái, tại Điên Biên đã xảy ra 7 trận động đất ở các huyện Điện Biên, Mường Chà, Điện Biên Đông, Tuần Giáo và Tủa Chùa và thị xã Mường Lay với cường độ từ 2,1 đến 3,9 độ Richter.

Trước đó, tại Điện Biên từng xảy ra các trận động đất lớn 6,9 độ Richter vào năm 1935 tại khu vực lòng chảo Điện Biên, 6,7 độ Richter vào năm 1983 tại thị trấn Tuần Giáo và 5,3 độ Richter tại thành phố Điện Biên Phủ năm 2001, theo VOV. - VOA

16.
Việt Nam lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo cao nhất của Bộ Quốc phòng vừa dự lễ công bố Quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng hôm 8/1.

Truyền thông Việt Nam nói việc này xuất phát từ một quyết định ngày 15/8/2017 của Thủ tướng Việt Nam, tuy không cho biết rõ nội dung cụ thể của quyết định này.

Như tên gọi, lực lượng mới này của quân đội sẽ tập trung hoạt động trên mạng internet để "bảo vệ Tổ quốc".

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Phúc tiết lộ Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng sẽ "phối hợp chặt chẽ" với Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ông dặn dò biên chế lực lượng "phải tinh gọn, trang bị vũ khí phải đồng bộ, hiện đại nhất", theo trang web chính phủ.

Đây sẽ là lực lượng "trung thành, kỷ luật, trí tuệ, nhạy bén, hiệu quả".

Thủ tướng Việt Nam cũng yêu cầu Bộ Tư lệnh "tuyệt đối không để các thế lực thù địch móc nối, làm ảnh hưởng đến uy tín của quân đội".

Tác chiến mạng

Có rất ít thông tin về lực lượng mới này, nhưng chính phủ và quân đội Việt Nam từ lâu không giấu giếm sự quan tâm đến vấn đề tác chiến mạng.

Tạp chí Quốc phòng Toàn dân của Bộ Quốc phòng Việt Nam gần đây gọi không gian mạng là "chiến địa", và kêu gọi cảnh giác "đấu tranh loại bỏ thông tin xấu độc, làm thất bại chiến lược 'Diễn biến hòa bình'".

Có thể hình dung Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng sẽ "phản bác" các thông tin mà Việt Nam cho là của "thế lực thù địch, phần tử cơ hội".

Lực lượng tác chiến mạng, theo một bài của Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, được mô tả là sẽ "viết bài đấu tranh", được "bồi dưỡng chuyên sâu".

Tại một hội nghị tháng Ba năm ngoái, lãnh đạo Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đã bàn thảo về tầm quan trọng của việc "phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch và thông tin xấu độc trên không gian mạng".

Mới nhất, hồi tháng 12, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam - tiết lộ về "lực lượng 47", có có hơn 10.000 người.

Ông mô tả lực lượng 47 là "hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng", "vừa hồng vừa chuyên". - BBC

17.
Việt Nam-Trung Quốc hợp tác trong lĩnh vực văn hoá

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, người dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam vào chiều ngày 7 tháng giêng tại Bắc Kiinh có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Văn hoá Trung Quốc, ông Lạc Thụ Cương, nhân chuyến thăm kéo dài từ ngày 7 đến ngày 9/1/2018.

Tin cho biết tại cuộc gặp, hai phía cùng điểm lại tình hình hợp tác, triển khai Kế hoạch thực thi Hiệp định văn hoá hai nước giai đoạn 2016-2018. Trong đó, năm 2017 được Hà Nội và Bắc Kinh đánh giá là năm đỉnh cao trong quan hệ giao lưu hợp tác văn hoá Việt-Trung.

Cũng tại buổi hội đàm, cả haivị  bộ trưởng đồng ý tiếp tục tăng cường hợp tác, lấy văn hoá làm cầu nối hữu nghị giữa hai nước. Đặc biệt, hai bên đã thống nhất thiết lập cơ chế gặp gỡ định kỳ hàng năm giữa lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao, Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hoá Trung Quốc giai đoạn 2019-2021, với trọng tâm thúc đẩy các hoạt động bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, đào tạo nghệ thuật.

Hai phía vào dịp  này ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác công nghiệp văn hoá”. - RFA

Link:

Không có nhận xét nào: