Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

Tin Cập Nhật Thứ Năm 11/1 - Lê Minh Nguyên

Mỹ hoan nghênh đàm phán liên Triều một cách dè dặt - - - Tổng thống Nam Hàn mở ngỏ khả năng đối thoại với lãnh tụ Bắc Hàn Hoa Kỳ hoan nghênh một cách dè chừng quyết định của Bắc Triều Tiên tham dự Olympic mùa Đông do Nam Hàn đăng cai tại Pyeongchang vào tháng tháng tới, và đồng ý xúc tiến đàm phán về quân sự với miền Nam. Tòa Bạch Ốc quan sát động thái có tính hòa hoãn này của Bình Nhưỡng với sự ngờ vực lớn.
<!>


Đoàn đàm phán của Bắc Triều Tiên đã bước qua biên giới được canh phòng cẩn mật tại Bản Môn Ðiếm. Sau khi bắt tay với các đại diện của Nam Triều Tiên trước các ống kính truyền hình, hai bên đã ngồi xuống họp kín với nhau 11 tiếng đồng hồ.

Cuối cuộc họp, hai bên đạt thỏa thuận sẽ xúc tiến đám phán về quân sự trong hai năm tới để hạ giảm tình hình căng thẳng ở biên giới.

Ông Cho Myoung-Gyon, Bộ trưởng Thống nhất của Nam Hàn nói:

“Hai bên nam-bắc Triều Tiên đồng ý giải quyết các vấn đề thông qua đàm phán và tham khảo ý kiến với nhau. Trên tinh thần đó, hai bên quyết định sẽ xúc tiến đàm phán về những lãnh vực khác nhau, cùng với một cuộc họp cấp cao.”

Có một vấn đề đang được đẩy mạnh hơn, đó là trượt băng nghệ thuật. Bắc Triều Tiên muốn cử một phái đoàn đến dự Olympic ở Nam Hàn vào tháng tới, với hai vận động viên trượt băng và một đội cổ vũ nổi tiếng.

Ông Ri Son Gwon, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Thống nhất Tổ quốc của Bắc Triều Tiên, nói:

“Triều Tiên quyết định cử các quan chức cấp cao, một đoàn Olympic, các vận động viên, một đội cổ vũ, các nhà biểu diễn nghệ thuật, cổ động viên và các phóng viên đến tham dự Olympic mùa Đông. Và Nam Triều Tiên đồng ý cung cấp nơi ăn ở và các phương tiện phục vụ đoàn Bắc Triều Tiên.”

Tuy nhiên phía Triều Tiên nói rõ rằng vấn đề vũ khí hạt nhân không nằm trong các cuộc đàm phán này.
Ông Ri Son Gwon của Triều Tiên nói:

“Về vấn đề hạt nhân, các vũ khí chiến lược của chúng tôi, gồm bom nguyên tử, bom khinh khí và tên lửa liên lục địa, chỉ nhắm vào Mỹ, không nhắm vào những người anh em của chúng tôi.”

Tòa Bạch Ốc hoan nghênh cuộc đối thoại liên Triều và gọi đó là “một cơ hội để chế độ Triều Tiên nhận thấy giá trị của việc được quốc tế thôi cô lập bằng việc giải trừ hạt nhân.”

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders nói:
“Giải trừ hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên là ưu tiên số một của chúng tôi, và tất nhiên đó là điều chúng tôi muốn thấy. Chúng tôi sẽ liên hệ chặt chẽ với đồng minh Nam Hàn về các cuộc đối thoại này.”

Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Washington “muốn bảo đảm rằng việc Bắc Triều Tiên tham gia Olympic mùa Đông không vi phạm các lệnh chế tài của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đối với các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo bất hợp pháp của Bình Nhưỡng.”

Các nhà quan sát tình hình Bắc Triều Tiên bình luận rằng đề nghị đàm phán của miền Bắc có thể là một chiến thuật câu giờ để Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển khả năng hạt nhân.

Ông Harry Kazianis, giám đốc khoa nghiên cứu quốc phòng ở Trung tâm Lợi ích Quốc gia, nhận định:

“Trong vài tháng tới đây, chúng ta sẽ thấy tình hình căng thẳng hạ giảm. Tôi cho rằng chúng ta sẽ thấy Olympic thành công rực rỡ. Chúng ta sẽ thấy truyền thông báo chí mãi mê chạy theo hai vận động viên trượt băng Triều Tiên trong sân đấu và trong cả Olympic. Và thậm chí công chúng sẽ nhiệt liệt cổ vũ cho họ. Điểm chính ở đây là – đó chính là thủ đoạn của Kim Jong Un. Ông ấy dùng trò bịp này chủ yếu để câu thêm giờ. Ông ấy cần thời gian để phát triển công nghệ tấm chắn nhiệt cho vũ khí hạt nhân của ông ta có thế bắn tới Mỹ khi xảy ra chiến tranh. Đó là mục tiêu của ông ta."

Tòa Bạch Ốc hôm thứ Ba 9/1 chưa xác nhận sẽ cử đại diện tham dự Olympic mùa Đông sẽ khai mạc vào ngày 9 tháng 2 sắp tới tại Pyeongchang, cách ranh giới chia cắt hai miền nam-bắc Triều Tiên chỉ 90 kilômét. - VOA

***
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm thứ Tư 10/1 tuyên bố rằng ông sẵn sàng đối thoại trực tiếp với lãnh tụ Kim Jong Un của Triều Tiên – nhưng chỉ khi nào các điều kiện được đáp ứng.

Đề xướng khả năng đối thoại với lãnh tụ Bắc Hàn được Tổng thống Moon đưa ra một ngày sau khi hai miền Triều Tiên mở lại cuộc đàm phán chính thức đầu tiên tính từ khi bị các vòng đàm phán này bị gián đoạn vào tháng 12 năm 2015.

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc nói với các phóng viên báo chí ở Seoul rằng một cuộc họp thượng đỉnh song phương sẽ có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều chứ không chỉ đơn thuần là cần phải tổ chức cuộc họp. Ông Moon nói một mức độ thành công nào đó “cần được đảm bảo” trước khi ông ngồi xuống nói chuyện với ông Kim Jong Un.

Trong cuộc đàm phán cấp cao hôm thứ Ba 9/1 ở làng đình chiến Bản Môn Ðiếm, một địa điểm trung lập nằm trong Khu phi quân sự (DMZ) chia cách hai miền nam-bắc Triều Tiên, phía Bình Nhưỡng đồng ý cử một phái đoàn tham dự Thế vận hội mùa Đông sẽ diễn ra tại Pyeongchang của Nam Hàn. Hai bên cũng đồng ý xúc tiến đàm phán về quân sự để hạ giảm tình trạng căng thẳng hiện nay.

Nam Triều Tiên cũng đề nghị tổ chức một cuộc đoàn tụ cho thân nhân của các gia đình bị ly tán kể từ cuộc nội chiến 1950-1953 đã chia đôi đất nước. Seoul đề nghị tổ chức cuộc đoàn tụ vào dịp Tết Nguyên đán, khi Olympic Pyeongchang đang diễn ra.

Tổng thống Moon cũng ngỏ lời cám ơn Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Ba về những nỗ lực của ông đã góp phần nối lại cuộc đối thoại liên Triều hôm thứ Ba. Ông nói các biện pháp chế tài của Mỹ đối với Bình Nhưỡng cùng với áp lực liên tục lên chế độ Bắc Hàn dường như đã mang Triều Tiên trở lại bàn đàm phán.

Cuộc đàm phán hôm thứ Ba đã chấm dứt tình trạng đóng băng lâu nay trong các mối quan hệ liên Triều. Tình trạng căng thẳng tăng cao khi Bắc Hàn đẩy mạnh phát triển chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo bất chấp các lệnh trừng phạt của quốc tế, và tiếp theo đó là những tuyên bố hiếu chiến qua lại giữa lãnh tụ của Bắc Triều Tiên và tổng thống Mỹ.

Lãnh tụ Kim Jong Un đã phá vỡ băng giá trong bài phát biểu nhân dịp đầu năm, khi ông đề xướng cử một phái đoàn sang tham dự Olympic Pyeongchang.

Tổng thống Moon, người chủ trương xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp hơn với miền Bắc, đã đáp lại bằng đề nghị xúc tiến đàn phán với chính phủ Bình Nhưỡng. - VOA

2.
Trung Quốc không dự cuộc họp về Triều Tiên do Mỹ-Canada chủ trì

Trung Quốc sẽ không tham dự cuộc họp quốc tế quy tụ các bộ trưởng ngoại giao ở Canada để thảo luận vấn đề Triều Tiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ngày 10/1.

Tại cuộc họp báo thường nhật, phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói cuộc họp không giúp giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Lý do là vì tất cả các bên liên quan chính không có mặt tại cuộc họp.

Cuộc họp ở Vancouver ấn định vào ngày 16/1 do Canada và Hoa Kỳ đồng chủ trì nhằm biểu dương tình đoàn kết quốc tế chống lại các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Các quốc gia trước đây từng gửi quân hoặc hỗ trợ quân sự cho nỗ lực được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn nhằm đẩy lùi các lực lượng Triều Tiên sau cuộc xâm lược Hàn Quốc vào năm 1950 cũng sẽ gửi đại diện tham dự. - VOA

3.
Mỹ đả kích TQ về các hành động quân sự hóa Biển Đông

Hoa Kỳ cam kết sẽ tiếp tục các cuộc tuần tra để khẳng định quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, đồng thời tố cáo Bắc Kinh về những hành động khiêu khích trong các nỗ lực quân sự hóa các hòn đảo đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông.

Cố vấn chính sách cấp cao của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, ông Brian Hook, nói với các nhà báo trong một cuộc hội thảo qua điện thoại hôm thứ Ba rằng Washington sẽ chống đối bất kỳ hành động đơn phương nào của Trung Quốc trên Biển Đông, trong khi vấn đề chủ quyền vẫn chưa được giải quyết.

Tờ South China Morning Post, tờ báo tiếng Anh của Hong Kong, dẫn lời ông Hook:

“Hành động khiêu khích của Trung Quốc, quân sự hóa Biển Đông, cho thấy Trung Quốc đang thách thức luật pháp quốc tế. Bắc Kinh đang hiếp đáp các nước nhỏ hơn theo những cách đã làm tăng căng thẳng cho hệ thống toàn cầu.”
Ông Hook nhấn mạnh:

“Chúng tôi (Hoa Kỳ) sẽ hậu thuẫn các hoạt động bảo vệ quyền tự do hàng hải, và khẳng định rõ với họ rằng chúng tôi sẽ điều máy bay bay ngang qua, điều tàu qua lại trong khu vực và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép.”

Trong khi đó Trung Quốc tiếp tục xây dựng trong các vùng biển đang tranh chấp, bất chấp những lời đả kích và chống đối của các nước chung quanh và của Hoa Kỳ.

Tháng 12 năm ngoái, ảnh vệ tinh do tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) công bố cho thấy Trung Quốc đã xây một hệ thống radar tại đảo Đá Chữ Thập, và nhiều đường hầm dùng làm kho đạn trên đá Subi, nơi Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Cố vấn chính sách của Ngoại Trưởng Mỹ nhấn mạnh:

“Chúng tôi mạnh mẽ tin rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc không thể diễn ra bằng cách phương hại tới các giá trị và trật tự thế giới dựa trên khái niệm pháp quyền. Trật tự đó là nền tảng của hòa bình và ổn định trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và trên toàn cầu.”

Ông Hook nói tiếp:

“Khi cách hành xử của Trung Quốc đi chệch hướng với các giá trị đó và với khái niệm pháp quyền, Hoa Kỳ sẽ đứng lên để bảo vệ pháp quyền”.

Năm ngoái, Trung Quốc tuyên bố nước này có chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với các đảo và thực thể đang trong vòng tranh chấp, bất chấp Đài Loan, Malaysia, Việt Nam Philippines và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền tại những nơi này.

Ông Hook nói:

“Chúng tôi chống đối tất cả những hành động đơn phương kiểu ấy. Chúng tôi khuyến khích nhà cầm quyền ở Bắc Kinh và chính quyền ở Đài Bắc hãy tham gia một cuộc đối thoại có tính xây dựng về các vấn đề liên quan tới hàng không dân dụng.”

Trong khi đó Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Hoa Kỳ đừng can thiệp vào các cuộc tranh chấp khu vực, viện lẽ Hoa Kỳ không phải là một trong những bên tranh chấp.

Bắc Kinh còn cho rằng các cuộc tuần tra để khẳng định quyền tự do hàng hải trong các vùng biển đang tranh chấp “xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.” - VOA

4.
Mỹ bán tên lửa chống phi đạn cho Nhật

Chính phủ Mỹ chấp thuận việc bán tên lửa chống phi đạn đạn đạo cho Nhật Bản để chống lại đe dọa hạt nhân và phi đạn ngày càng tăng của Triều Tiên, một giới chức Bộ Ngoại giao ngày 9/1 loan báo.

Tin về việc bán phi đạn được đưa ra vào lúc Hàn Quốc và Triều Tiên mở những cuộc thảo luận sau hơn hai năm nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng về chương trình hạt nhân phi đạn của Triều Tiên.

Thỏa thuận Mỹ-Nhật diễn ra sau một năm Triều Tiên phóng nhiều phi đạn, một số bay ngang qua lãnh thổ Nhật Bản, và vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6, mạnh nhất của Triều Tiên. Những hành động này đã khiến Liên hiệp quốc gia tăng những chế tài mạnh mẽ do Hoa Kỳ dẫn đầu khiến cho Bình Nhưỡng gọi đây là hành vi chiến tranh.

Ngày 9/1, Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu Quốc hội chấp thuận bán cho Nhật Bản 4 phi đạn và các khí tài liên hệ trị giá 133 triệu đô la có thể được phóng từ các khu trục hạm ngoài biển hay từ hệ thống trên đất liền.

Thỏa thuận bán tên lửa chống phi đạn đạn đạo theo đúng “cam kết của Tổng thống Trump cung cấp những khả năng phòng vệ thêm cho những đồng minh hiệp ước bị đe dọa vì thái độ khiêu khích của Triều Tiên,” giới chức nói.

Vào tháng 12 năm ngoái, Nhật Bản chính thức quyết định mở rộng hệ thống phòng vệ phi đạn đạn đạo với những trạm ra-đa Aegis và phi đạn ngăn chặn do Hoa Kỳ chế tạo đặt trên mặt đất.

Đề nghị lắp đặt hai đơn vị Aegis Ashore chi phí ít nhất là 2 tỉ đô la và đi vào hoạt động sớm nhất là trong năm 2023, các nguồn tin thông thạo với kế hoạch này nói với Reuters vào tháng 12 năm ngoái.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera trong một cuộc điện đàm ngày 8/1 đã “lên án thái độ khinh xuất và bất hợp pháp của Triều Tiên,” theo một tuyên bố của Ngũ Giác Đài. - VOA

5.
Indonesia xúc tiến kế hoạch đổi thủ đô

Indonesia từ lâu vẫn mong muốn đổi thủ đô của họ.

Jakarta là cố đô của vương quốc Sunda thời trung cổ, sau đó là thành phố cảng Batavia trong thời thực dân Hà Lan, rồi trở thành thủ đô trên thực tế của các nhà lãnh đạo theo chủ trương dân tộc vào thập niên 1940 khi Indonesia tuyên bố độc lập. Thành đô lớn vào hàng nhất nhì trên thế giới này đang chìm dần vào nước biển, trung bình 18 centimét mỗi năm. Mật độ đường sá giao thông trong thành phố thấp đáng kể so với các thành thị khác trên thế giới, gây ra tình trạng kẹt xe gần như kinh niên.

Tuy nhiên Jakarta vẫn là thành phố lớn nhất và là nguồn cung cấp công việc làm lớn nhất nước, và do đó luôn là trung tâm kinh tế của cả nước. Tốc độ phát triển hạ tầng chậm chạp ở quốc gia quần đảo này khiến nhiều người nghi ngờ kế hoạch dời thủ đô sang một đảo khác rồi cũng chìm vào quên lãng.

Nhưng năm 2017 được xem là một dấu mốc thay đổi của dự án chuyển thủ đô đi nơi khác. Sau nhiều năm Jakarta bị lũ lụt trầm trọng, Tổng thống Joko Widodo cho thực hiện một cuộc khảo sát do Cơ quan Kế hoạch Phát triển Quốc gia (BAPPENAS) đảm trách, để nghiên cứu chọn một địa điểm mới ở tỉnh Trung Kalimantan trên đảo Borneo để làm thủ đô. Nơi có nhiều tiềm năng nhất là Palangkaraya, một thành phố thuộc tỉnh Kalimantan, mà trước đó cựu Tổng thống Sukarno từng mong muốn thay thế cho Jakarta làm thủ đô của Indonesia.

Ông Widodo không hé lộ thông tin về dự án dời thủ đô này cho đến khi ông thú nhận trên Twitter rằng “kế hoạch di chuyển thủ đô hiện vẫn trong giai đoạn nghiên cứu.. tính toán kỹ lưỡng là cần thiết để bảo đảm rằng việc di chuyển thủ đô sẽ thực sự lợi ích.” - VOA

6.
Tàu dầu Iran nổ, nỗ lực chữa cháy đình trệ

Một vụ nổ rung chuyển một tàu dầu ngoài khơi Thượng Hải ngày 10/1 khiến giới chức hàng hải Trung Quốc ngưng nỗ lực chữa cháy cứu hộ.

Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cho biết các tàu cứu hộ đã rút ra một khoảng cách an toàn sau khi mũi tàu Sanchi bị nổ. Đây là sự kiện mới nhất trong nỗ lực đa quốc nhằm dập tắt đám cháy trên con tàu hư hại và tìm kiếm hơn 30 thủy thủ mất tích.

Con tàu vẫn còn bốc cháy, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cho hay.

Các giới chức Trung Quốc trước đây cảnh báo là tàu dầu có thể nổ và chìm, có thể gây nên một tai họa môi trường.

Tàu Sanchi chở gần một triệu thùng dầu đặc, một loại dầu rất nhẹ dễ bốc hơi, và va phải một tàu hàng vào tối ngày 6/1 cách bờ biển 257 kilômét và bốc cháy. Lửa cháy dữ dội, thời tiết xấu và tầm nhìn kém đã cản trở những nỗ lực cứu hộ.

Toàn bộ thủy thủ đoàn của tàu Sanchi đăng ký tại Panama (gồm 30 người Iran và 2 người Bangladesh) mất tích sau khi đụng phải tàu hàng CF Crystal của Trung Quốc. Nguyên nhân tai nạn vẫn chưa rõ.

Ngày 9/1, nhân viên cứu hộ tìm thấy một xác người, có thể là một thủy thủ người Iran trên tàu dầu, trong khi việc tìm kiếm 31 thủy thủ mất tích khác vẫn tiếp tục.

Công ty National Iranian Tanker Co. điều hành tàu Sanchi ngày 9/1 cho hay có thể những người sống sót bị kẹt trong phòng máy của tàu.

“Phòng máy con tàu không trực tiếp ảnh hưởng vì đám cháy và nằm dưới mặt nước 14 mét nên vẫn còn hy vọng,” phát ngôn viên của National Iranian Tanker Co., Mohsen Bahrami, nói với AP. - VOA

7.
Malaysia trả 70 triệu đôla cho công ty Mỹ nếu tìm được máy bay mất tích MH370

Malaysia hôm thứ tư 10/1 ký một thỏa thuận sẽ trả cho một công ty chuyên thăm dò đáy đại dương của Mỹ 70 triệu đôla nếu công ty này tìm được chiếc máy bay MH370 bị mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines nội trong 90 ngày ở Nam Ấn Ðộ dương.

Chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH370 chở 239 người đã mất tích khi đang trên tuyến bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh hồi tháng 3 năm 2014. Vụ mất tích này là một trong những bí ẩn lớn nhất của ngành hàng không.

Australia, Trung Quốc và Malaysia hồi tháng 1 năm ngoái đã chấm dứt một cuộc tìm kiếm trên một vùng biển trải rộng 120.000 kilômét vuông, tiêu tốn 157 triệu đôla, mặc dù các nhà điều tra lúc đó hối thúc mở rộng khu vực tìm kiếm lên thêm 25.000 kilômét vuông nữa về hướng bắc.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia, ông Liow Tiong Lai nói công ty tư nhân Ocean Infinity có trụ sở ở Houston sẽ tìm chiếc MH370 trong khu vực được chỉ định rộng 25.000 kilômét vuông theo điều kiện “tìm thấy mới được trả tiền.”

Bộ trưởng Liow nói tại cuộc họp báo rằng: “Ngay vào lúc này, tàu dò tìm đáy biển tên là Seabed Constructor đang trên đường tới khu vực dò tìm, tận dụng điều kiện thời tiết đang thuận lợi ở Nam Ấn Ðộ dương.”

“Cuộc tìm kiếm sẽ bắt đầu ngày 17/1,” ông Oliver Plunkett, tổng giám đốc của Ocean Infinty nói sau khi ký thỏa thuận.

Ocean Infinity sẽ được trả 20 triệu đôla nếu tìm được chiếc máy bay trong vòng 5.000 kilômét vuông đầu tiên, 30 triệu đôla nếu tìm được trong khu vực 10.000 kilômét vuông, và 50 triệu đôla trong khu vực 25.000 kilômét vuông. Nếu tìm được bên ngoài khu vực ưu tiên đó, Ocean Infinity sẽ được trả 70 triệu đôla.

Nhiệm vụ hàng đầu của Ocean Infinity là định vị chiếc máy bay hoặc thiết bị ghi dữ liệu phi hành, thường gọi là hộp đen, và cung cấp bằng chứng định vị đáng tin cậy nội trong 90 ngày, ông Liow nói.

“Ocean Infinity không thể kéo dài cuộc tìm kiếm lên 6 tháng, cả năm hoặc vô tận.”

‘Giải pháp độc nhất’

Tàu thăm dò của Ocean Infinity được trang bị tám thiết bị dò tìm tự động sẽ sục sạo đáy biển bằng những máy thu thập thông tin và chuyển về cho các chuyên viên phân tích.

Đội tìm kiếm này có tất cả 65 chuyên viên, trong đó có hai đại diện từ Hải quân Malaysia.

Ông Plunkett nói với hãng tin Reuters rằng tàu thăm dò của công ty ông sẽ dò tìm xong khu vực chỉ định trong khoảng thời gian từ ba đến bốn tuần, và có thể mở rộng khu vực lên đến 60.000 kilômét vuông trong 90 ngày, hay nói một cách khác là nhanh hơn gấp bốn lần so với các cuộc dò tìm đã được thực hiện trước đó.

Ông Plunkett nói: “Đây là một sự cố độc nhất nên cần phải có một giải pháp độc nhất … Chúng tôi theo dõi chuyện này và tự nhủ ‘phải có một cách làm nào đó khác với cách mà những người khác làm', và đó là cốt lõi công việc của chúng tôi.”

Ông Plunkett nói Ocean Infinity chuyên thăm dò cho ngành dầu khí, và làm những dịch vụ khác dưới biển như dây cáp dưới đáy biển hay vẽ bản đồ đáy biển.

Cổ đông của công ty sẽ ứng trước chi phí cho cuộc tìm kiếm máy bay mất tích này, ông Plunkett cho biết.

Các nhà điều tra tin rằng một ai đó đã cố tình tắt máy liên lạc trước khi chiếc máy bay đi ra khỏi lộ trình dự định hàng ngàn dặm trên Ấn Ðộ dương.

Ít nhất có 3 mảnh vỡ trôi dạt vào các hải đảo trên Ấn Ðộ dương và bờ biển tây Phi châu được xác định là từ chiếc máy bay mất tích này. - VOA

8.
Giới hoạt động phản đối Trump tới Davos

Một nhóm các nhà hoạt động Thụy Sĩ ngày 10/1 phát động thỉnh nguyện thư nhằm loại Tổng thống Mỹ Donald Trump khỏi các cuộc họp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos cuối tháng này.

Kiến nghị có tựa đề “Trump không được hoan nghênh-Chớ tới Davos” được đưa lên trang web campax.org sáng ngày 10/1 và đã nhận được khoảng 2.500 chữ ký vào xế chiều.

“Chúng tôi sẽ vui mừng có được 10.000 hay 30.000 chữ ký” ông Andreas Freimuller, người đứng đầu chiến dịch vận động nói với AFP.

“Nếu bạn chống phân biệt chủng tộc hay chống phân biệt giới tính, bạn sẽ không thích ông ấy,” ông Andreas Freimuller nói về ông Trump.

Chiến dịch bắt đầu sau khi Tòa Bạch Ốc ngày 9/1 bất ngờ loan báo ông Trump có kế hoạch trở thành Tổng thống Hoa Kỳ tại chức đầu tiên tham dự hội nghị hàng năm của các chính trị gia và doanh gia nổi tiếng trên thế giới có mặt tại Davos trong gần 20 năm.

Ông Trump-quảng bá cho nghị trình “Nước Mỹ trước hết”- sẽ hòa mình vào lễ hội Alpine toàn cầu hàng năm tại Thụy Sĩ và có thể đưa ra một ít quan điểm của ông, Tòa Bạch Ốc nói.

Tổng thống Mỹ gần đây nhất đến Davos là ông Bill Clinton, tham dự vào năm 2000.

Trong chuyến viếng thăm Brussels ngày 10/1, Thứ trưởng Tài chánh David Malpass nói ông kỳ vọng Tổng thống Trump vẫn giữ thông điệp “Nước Mỹ trên hết” tại Davos.

Ông nói Tổng thống Mỹ sẽ đưa ra nhận định mạnh mẽ bênh vực công nhân Mỹ và giải thích nhiệm kỳ Tổng thống của ông có đặc điểm là đặt quyền lợi của Mỹ trên hết trong chính sách của chúng ta.” Ông nói thêm là dù sao ông Trump cũng sẽ nhấn mạnh đến “Tầm quan trọng của việc quan tâm đến những vấn đề của thế giới như chúng ta tiếp tục làm như vậy.”

Những người phản đối đang nhắm tổ chức một cuộc biểu tình gần phi trường Zurich vào thời điểm ông Trump đến, ông Freimuller nói. - VOA

Tin Hoa K
9.
Trump gọi hệ thống tòa án Mỹ là ‘bất công’ sau phán quyết về DACA

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư đả kích hệ thống tòa án liên bang là "hỏng bét và bất công" sau khi một thẩm phán ngăn chặn quyết định của chính quyền ông chấm dứt chương trình bảo vệ những người nhập cư trẻ tuổi được cha mẹ đưa đến Mỹ bất hợp pháp, được gọi là những "Dreamer."

Một thẩm phán Khu vực liên bang Hoa Kỳ ở San Francisco tối thứ Ba phán quyết rằng chương trình Hành động Trì hoãn cho Người nhập cư lúc nhỏ (DACA), mà ông Trump tuyên bố là ông sẽ chấm dứt, phải tiếp tục được cho phép có hiệu lực cho đến khi các vụ kiện tụng tại nhiều tòa án chống lại sắc lệnh của chính quyền được giải quyết.

Theo kế hoạch của chính quyền, chương trình này sẽ được dần dần cho hết hiệu lực trong giai đoạn hai năm, bắt đầu từ tháng 3 năm nay.

"Nó cho mọi người thấy rằng hệ thống tòa án của chúng ta hỏng bét và bất công ra sao khi bên chống đối trong một vụ việc (như DACA) luôn chạy tới Tòa án Khu vực 9 và hầu như luôn thắng trước khi bị các tòa án cấp cao hơn đảo ngược," tổng thống Cộng hòa viết trên Twitter.

Thẩm phán William Alsup, người ra phán quyết nói trên, ở Khu vực tư pháp liên bang Bắc California. Đơn xin phúc thẩm các phán quyết của tòa án này thường được thụ lý bởi Tòa án Phúc thẩm Hoa Kỳ Khu vực 9 liên bang, nơi cũng thụ lý đơn xin phúc thẩm các phán quyết của các tòa án khu vực liên bang ở miền Tây của Mỹ, bang Hawaii và đảo Guam.

Quyết định này có thể gây phức tạp thêm cho các cuộc thương thuyết đang diễn ra giữa phe Dân chủ và phe Cộng hòa Quốc hội. Họ đang cố gắng đạt được thoả thuận để giải quyết tư cách pháp lý của gần 700.000 người nhập cư trẻ tuổi được chương trình DACA bảo vệ. Dù phán quyết ban đầu của tòa án củng cố vị thế đàm phán của phe Dân chủ, song nó cũng phân định lằn ranh chiến trường rõ ràng hơn giữa đôi bên và có thể khiến cho các lập trường cứng rắn hơn thay vì khuyến khích thỏa hiệp.

Chính quyền đã không kháng nghị ngay lập tức phán quyết này, nhưng Bộ Tư pháp cho biết trong một tuyên bố rằng họ sẽ "tiếp tục mạnh mẽ bảo vệ lập trường này, và mong đợi sẽ chứng tỏ lập trường của mình là đúng đắn trong tranh tụng sắp tới." - VOA

10.
Tổng thống Trump muốn siết chặt luật chống phỉ báng

Tổng thống Donald Trump ngày 10/1 tuyên bố chính quyền Mỹ sẽ điều nghiên kỹ để siết chặt luật chống phỉ báng sau khi một quyển sách chất vấn khả năng ông Trump làm Tổng thống được phát hành.

Khai mạc cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc với các thành viên nội các, ông Trump nói luật chống phỉ báng hiện hành tại Mỹ là giả hiệu và đáng xấu hổ.

Ông Trump nói sẽ cho điều nghiên kỹ luật này để ai đặt điều hoặc xúc phạm một người khác thì sẽ phải trả giá trước tòa.

Trong quyển sách nhan đề ‘Hỏa và Thịnh Nộ: Bên trong Tòa Bạch Ốc của Trump’, tác giả Michael Wolff nêu vấn đề rằng ông Trump có thích hợp với cương vị Tổng thống hay không, về cách vận hành Tòa Bạch Ốc.

Ông Trump lên án tác phẩm này là ‘giả tưởng’ và luật sư của Tổng thống đã dọa kiện tác giả ra tòa hòng ngăn chặn việc xuất bản. Tuy nhiên, ngày phát hành sách đã được đẩy sớm hơn dự định để đáp ứng nhu cầu quá tải.

Luật pháp Mỹ không cho phép Tổng thống quyền thay đổi luật chống phỉ báng.

Theo một phán quyết của Tòa Tối cao năm 1964, Tu chính án Thứ nhất, vốn bảo đảm quyền tự do ngôn luận, bảo vệ cho các phát ngôn về những nhân vật công chúng trừ phi những lời lẽ này cố ý xuyên tạc hay không tôn trọng sự thật. - VOA

11.
Phe Dân chủ Thượng viện ra báo cáo riêng về hoạt động của Nga

Các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ trong Thượng viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư cảnh báo rằng các hoạt động của Nga nhằm làm xói mòn nền dân chủ vượt ra ngoài các cuộc bầu cử ở Mỹ và cáo buộc Tổng thống Donald Trump không chịu đương đầu với mối đe dọa này.

"Chưa từng có một tổng thống Mỹ nào phớt lờ một cách rõ ràng mối đe dọa nghiêm trọng như vậy, và đó là một mối đe dọa đang lớn dần đối với an ninh quốc gia của Mỹ," Ben Cardin, thượng nghị sĩ hàng đầu của phe Dân chủ trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, phát biểu. Ông nói thêm rằng, nếu không có hành động gì, Nga sẽ tiếp tục can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ trong năm nay và năm 2020.

Ông Cardin công bố một báo cáo được các nhân viên của phe Dân chủ trong ủy ban chuẩn bị, cáo buộc Nga đang tiến hành một cuộc tấn công kéo dài nhắm vào nền dân chủ ở trong nước và ở nước ngoài, và kêu gọi một chiến lược đáp trả nhiều mũi nhọn mà bắt đầu với sự lãnh đạo của Mỹ.

"Chế độ của Putin đã phát triển một bộ công cụ đáng gờm để gây ảnh hưởng ở nước ngoài" và "dường như rắp tâm sử dụng hầu như mọi phương tiện khả dĩ để làm suy yếu các thể chế dân chủ và các liên minh xuyên Đại Tây Dương," báo cáo nói.

Dựa trên hàng tháng nghiên cứu và tham vấn với các chính phủ nước ngoài bị Điện Kremlin nhắm mục tiêu, báo cáo dài 206 trang ghi nhận chi tiết các công cụ mà Nga đã sử dụng ngoài biên giới của mình.

"Kho vũ khí bất đối xứng" của ông Putin bao gồm "sự kết hợp những cuộc tấn công quân sự thông thường, những vụ ám sát, các chiến dịch thông tin xuyên tạc, [và] các vụ tấn công mạng" ở Ukraine, cho tới bày mưu đảo chính ở Montenegro cho tới thông tin xuyên tạc và các vụ tấn công mạng ở Đức, Pháp, Anh và các nước khác, theo bản báo cáo.

Văn kiện này cũng nêu chi tiết điều bị cáo buộc là sự đàn áp và bạo lực kéo dài nhiều năm nhắm vào những người bị xem là kẻ thù và những người chỉ trích ông Putin. Báo cáo nói nhà lãnh đạo Nga "đã giành được và củng cố quyền lực bằng cách lợi dụng sự hăm dọa, nỗi sợ khủng bố, và chiến tranh" và "kết hợp chủ trương phiêu lưu quân sự và gây hấn ở nước ngoài với tuyên truyền và đàn áp chính trị ở trong nước, để thuyết phục khán giả trong nước rằng ông ta đang hồi sinh nước Nga vĩ đại trở lại."

"Đây không phải là một báo cáo về việc tấn công tin tặc nhắm vào cuộc bầu cử năm 2016. Đây là một báo cáo về cách thức mà Nga hoạt động khắp thế giới," một nhân viên của ủy ban giúp soạn thảo tài liệu này nói, nói thêm rằng báo cáo này là báo cáo đầu tiên từ một thực thể chính phủ Hoa Kỳ xác định rõ "tầm vóc và quy mô" của mối đe dọa từ Nga.

Nhân viên này nói nếu không có sự hiểu biết đầy đủ về mối đe dọa này, "ta sẽ không thể ngăn nó xảy ra lần nữa."

Chủ tịch ủy ban thuộc phe Cộng hòa đã không chuẩn thuận bản báo cáo của phe thiểu số, nhưng không phản đối ngay tức thì những kết luận của báo cáo.

Trong một tuyên bố, người phát ngôn của thượng nghị sĩ Bob Corker nói: "Chúng tôi [các ủy viên Cộng hòa] đã nhận được một bản của báo cáo từ phe Dân chủ vào tối thứ Hai. Thông qua một loạt các buổi điều trần công khai và các buổi báo cáo bảo mật, ủy ban đã thực hiện các trách nhiệm giám sát liên quan đến Nga ... và gần đây nhất, đã làm việc trực tiếp với Ủy ban Ngân hàng Thượng viện để mở rộng các chế tài đối với chính phủ Nga nhằm đáp lại hành vi gây hấn tiếp diễn của nước này, bao gồm các cuộc tấn công mạng trắng trợn và sự can thiệp vào các cuộc bầu cử."

Báo cáo nêu chi tiết các bước mà các quốc gia Châu Âu đã thực hiện để chống lại ảnh hưởng của Nga, trong tư cách cá nhân mỗi nước và trong các tổ chức như NATO và Liên minh Châu Âu. Báo cáo nói Hoa Kỳ hiện đang thua sút.

"Tổng thống Trump vẫn thờ ơ trong việc thừa nhận và đáp lại mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ vì sự can thiệp của Putin," bản báo cáo nói. "Tổng thống phải tuyên bố ngay lập tức rằng chính sách của Mỹ là chống lại và ngăn chặn tất cả các hình thức của các mối đe dọa hỗn hợp của Điện Kremlin nhắm vào Mỹ và trên khắp thế giới ... Tổng thống cũng nên trình cho Quốc hội một chiến lược quốc gia toàn diện để chống lại những mối đe dọa nghiêm trọng này." - VOA

12.
Mỹ có thể mất vệ tinh do thám trong vụ phóng SpaceX

Một vệ tinh do thám bí mật và đắt tiền của Mỹ bị coi là đã bị mất hoàn toàn sau khi nó không đến được quỹ đạo bằng tên lửa của Tập đoàn Công nghệ Thăm dò Vũ trụ (SpaceX) hôm 9/1, theo lời các quan chức trong ngành và của chính phủ.

Các nhà lập pháp và phụ tá của họ, từ Thượng viện và Hạ viện, đã được báo cáo tóm tắt về vụ phóng hỏng này, một số quan chức cho biết.

Món hàng bí mật, có tên là Zuma, được phóng từ Florida trên một tên lửa Falcon 9. Người ta tin rằng nó đã rơi trở lại xuống bầu khí quyển, vì nó không tách ra khỏi tầng trên của tên lửa như trong kế hoạch.

Một khi động cơ của tầng thứ hai của tên lửa ngừng hoạt động, bất cứ món hàng gì nó mang theo sẽ phải tách ra và tiếp tục đi theo quỹ đạo của nó. Nếu vệ tinh không được tách ra đúng thời điểm hoặc bị hư hỏng khi tách ra, nó có thể bị kéo trở lại trái đất.
Vào tối 8/1, gần 24 giờ sau khi phóng, người ta vẫn chưa rõ về cuộc phóng và số phận của vệ tinh. Đặc biệt, Bộ Tư lệnh Chiến lược thuộc Ngũ Giác Đài, nơi chuyên theo dõi tất cả các vệ tinh thương mại, khoa học và an ninh quốc gia, cũng như rác vũ trụ, đã không cập nhật danh mục các vật thể để thể hiện rằng có thêm một vệ tinh mới bay quanh trái đất.

Cả hãng Northrop Grumman, hãng chế tạo vệ tinh, cũng như SpaceX, công ty vận tải không gian của Elon Musk, đều chưa làm sáng tỏ về những gì đã xảy ra. - VOA

Tin Việt Nam
13.
Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Mekong -Lan Thương lần 2 ở Pnom Penh

Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Mekong-Lan Thương lần 2 có chủ đề “Dòng sông hòa bình của chúng ta và phát triển bền vững” vừa diễn ra ở thủ đô Pnom Penh của Campuchia.

Chủ trì hội nghị là Thủ Tướng nước chủ nhà Hun Sen và Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc, nước sáng lập ra diễn đàn này.

Đến dự hội nghị cấp cao còn có lãnh đạo các nước Thái Lan, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Trung Quốc thành lập diễn đàn Hợp tác Mekong-Lan Thương vào năm 2015 với mục tiêu được nêu ra là “cổ vũ cho việc phát triển bền vững dòng sông, và cải thiện đời sống của hàng triệu người sinh sống trong tiểu vùng sông Mekong”.

Diễn đàn này được coi như để cạnh tranh với Ủy hội Sông Mekong vốn đã hiện hữu từ hơn 60 năm nay, nhưng không có sự góp mặt của Trung Quốc và Myanmar. Ủy hội Sông Mekong quốc tế gồm 4 nước: Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, được thành lập vào ngày 5 tháng 4 năm 1995 với việc ký Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong.

Theo hãng tin AP, đa số các chuyên gia đều đồng ý rằng kiểm soát được thủy lộ sông Mekong có nghĩa là kiểm soát dược phần lớn nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Chính vì lý do này mà nhiều nhà quan sát nhận định rằng trong tương lai.

Trong hai năm từ khi thành lập diễn đàn Hợp tác Mekong-Lan Thương, Trung Quốc đã chi ra nhiều tỉ đôla để hỗ trợ cho ít nhất 45 dự án, kể cả các trung tâm nghiên cứu tài nguyên nước, và các dự án hợp tác để nối kết, tăng cường khả năng công nghiệp, nông nghiệp, phát triển thương mại tại vùng biên giới, cũng như các dự án xóa đói.

Tuy nhiên sông Mekong là một nguồn tiềm tàng gây căng thẳng khu vực, và lãnh đạo các nước dọc theo sông Mekong tụ tập tại Pnom Penh lần này trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiếp tục hối thúc việc xây thêm nhiều đập thủy điện trên con sông, gây quan ngại rằng những đập này đang thay đổi dòng chảy của con sông dài thứ 12 của thế giới (4350km) và cũng là con sông dài nhất Đông Nam Á, mang theo những tác hại về môi trường, ảnh hưởng tới đời sống của 60 triệu người sống lệ thuộc vào sông Mekong và các nhánh của sông này.

Được coi là mạch sống của khu vực, đặc biệt của dân sinh sống ở vùng hạ lưu, sông Mekong từng là nguồn tài nguyên kinh tế hầu như vô tận với nguồn cá phong phú, và cung cấp phù sa nuôi dưỡng các khu vực màu mỡ nhất cho nông nghiệp, kể cả đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, vựa lúa xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới.

Dẫn đầu đoàn Việt Nam là Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc. Được biết ngay sau khi đến phi trường Pnom Penh vào đầu chiều ngày 10/1, Thủ Tướng Việt Nam đã đến Cung Hòa Bình để gặp Thủ Tướng Campuchia Hun Sen.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phúc nêu bật những đóng góp của Việt Nam, nhấn mạnh mục tiêu quan trọng là thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực thông qua việc phát triển kinh tế-xã hội của các nước thành viên.

Về vấn đề hợp tác, Thủ Tướng Việt Nam nêu bật các ưu tiên gồm tăng cường chia sẻ thông tin và số liệu khí tượng thuỷ văn; hợp tác ứng phó với hạn hán, lũ lụt; hợp tác trong các nghiên cứu khoa học và xây dựng Quy chế vận hành liên hồ chứa nước dọc theo dòng chảy Sông Mekong.

Đây là Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Mekong-Lan Thương lần 2 sau hội nghị đầu tiên tổ chức ở Hà nội vào tháng 3 năm 2016. - VOA

14.
Vụ xử Thăng – Thanh: Tổng Trọng vươn xa tới đâu? - - - Ông Đinh La Thăng xin ‘xem xét bối cảnh’

Cuộc chiến chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng không dừng lại ở vụ ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, giữa lúc cựu ủy viên Bộ Chính trị từng làm bí thư thành ủy TP HCM khai rằng một quyết định gây tranh cãi hiện nay từng được cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “chấp thuận”, theo các nhà quan sát.

Liên quan tới cáo buộc gây thiệt hại hơn trăm tỷ đồng khi cho Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí PVC (công ty con của Tập đoàn dầu khí, PVN) làm tổng thầu thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 dù không đủ năng lực, ông Thăng hôm 9/1 khai rằng đó là “chủ trương đúng”, được thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng] “chấp thuận” từ năm 2009 và “theo chủ trương của Bộ Chính trị”.

Ông Dũng chưa lên tiếng trước lời khai của ông Thăng tại tòa. VOA Việt Ngữ không thể liên lạc để phỏng vấn cựu thủ tướng.

Viết trên Facebook cá nhân, luật sư Trần Vũ Hải đặt câu hỏi liệu ông Thăng có “bị oan” hay không.

Trong khi đó, giáo sư Carl Thayer nói rằng vụ bắt giữ và xử cựu ủy viên Bộ Chính trị đầy quyền lực khiến ông “bất ngờ” vì nó “chưa từng có tiền lệ”.

“Nó cho thấy lãnh đạo đảng coi việc quản lý yếu kém khi còn đương nhiệm là một tội nặng”, ông nói.

Ngoài ra, nhà nghiên cứu về chính trường Việt Nam cho rằng Tổng bí thư Trọng “nghiêm túc xử lý tình trạng tham nhũng lan tràn” và “sẽ nhắm vào những ai trực tiếp liên quan và những người không điều hành tốt”.

Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh và các bị cáo tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và "Tham ô tài sản” sẽ tiếp diễn cho tới cuối tháng này.

Bà Petra Isabel Schlagenhauf, luật sư người Đức của ông Thanh, cho rằng thân chủ của mình chỉ là “tốt thí” và rằng “đấu đá nội bộ gây ra tình trạng hiện nay” của cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này.

Lâu nay, các hãng tin có văn phòng ở Hà Nội như Reuters dẫn lời các nhà quan sát và phân tích cho rằng cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam “nhắm vào những người thân cận với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”, người mà theo Reuters đã “thất bại trong cuộc tranh giành quyền lực năm 2016” với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Khi được hỏi về “động cơ chính trị” trong cuộc chiến chống vấn nạn gây bức xúc dư luận ở Việt Nam, giáo sư Thayer nói: “Rõ ràng là trong thời kỳ 10 năm khi ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, có tình trạng tham nhũng lớn, làm thất thoát tài chính nghiêm trọng cho nhà nước và ảnh hưởng tới danh tiếng của Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra, cũng rõ ràng rằng tham nhũng gây thiệt hại hàng triệu đôla cũng đủ là lý do để xử lý những người liên quan trực tiếp. Tôi cho rằng các lý do về pháp lý và kinh tế là động cơ chính”.

Ông nhận định tiếp rằng “sự sụp đổ của ông Thăng có thể là dấu hiệu cho thấy rằng liên minh “loại trừ ông Dũng” do Tổng bí thư Trọng đứng đầu quyết tâm chặt đứt sự chống đối của những người còn sót lại từ thời ông Dũng đối với chương trình nghị sự chính trị của mình”.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một nhà quan sát chính trường Việt Nam, và đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng vụ ông Thăng “là một động thái cho thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đội ngũ của ông đang củng cố quyền lực bằng cách kiềm chế hay loại bỏ những nhân vật được cho là gần gũi với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.

Về ý kiến cho rằng Việt Nam đang áp dụng các bài học từ chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Trung Quốc, ông Thayer nói: “Tôi sẽ ngạc nhiên nếu các lãnh đạo Việt Nam không học hỏi chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình và xác định các bài học”.

Nhà nghiên cứu từ Australia này nhận định thêm: “Sự khác biệt lớn nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan tới chiến dịch chống tham nhũng đó là ông Tập Cận Bình đã thâu tóm quyền lực chưa từng có trên cương vị tổng bí thư và chủ tịch nước. Còn Việt Nam theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo dưới trướng tổng bí thư”. - VOA

***
Một nhà quan sát chính trị Việt Nam cho rằng việc ông Đinh La Thăng thừa nhận “trách nhiệm của người đứng đầu” cần được hiểu cho đúng, nhất là khi trước đó ông Thăng khai việc chỉ định thầu đối với các đơn vị thành viên PVN là “do chủ trương của Bộ Chính trị”.

Bình luận với VOA sau phiên xét xử ngày thứ 2 đối với ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các bị cáo về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và “Tham ô tài sản” hôm 9/1, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng ông Thăng không phải là người có quyền ra quyết định trong các chủ trương phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

TS. Hà Hoàng Hợp nói:

“Ông Thăng không phải là người đứng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về hoạt động của PVN cũng như các công ty con. Ông ấy là đại diện sở hữu vốn của nhà nước Việt Nam ở đó, và ông ấy không có quyền ra quyết định. Trong trường hợp này, những người nào ra quyết định thì người ấy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nói như thế có nghĩa là ông Thăng không chịu trách nhiệm về mặt pháp luật, mà ông ấy chỉ chịu trách nhiệm về cái mà ông ấy gọi đúng theo ngôn ngữ của người Việt Nam là ‘chịu trách nhiệm của người đứng đầu’”.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng một án tù dành cho nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư thành ủy TPCHM Đinh La Thăng là điều thấy trước, dù có thể không thuyết phục.

“Tất cả những văn bản người ta đưa ra nói rằng ông ấy ký cái nọ cái kia, ép cái nọ cái kia không cấu thành tội hình sự. Nhưng bây giờ bắt ông ấy rồi đem ra xử như thế thì mọi người đều hiểu rằng thế nào cũng cho ông ấy một cái án tù, mà như thế thì rất buồn cho tất cả”, lời TS. Hợp.

Sức ép lớn

Theo tường thuật của báo chí Việt Nam, tại phiên tòa ngày 9/1, ông Đinh La Thăng tỏ ra bình tĩnh và thừa nhận do “chỉ đạo quyết liệt”, “nóng vội” nên đã vi phạm quy trình, thủ tục trong dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Trước đó, trong phẩn thẩm vấn, một loạt các thuộc cấp của ông Thăng khai rằng họ biết sai nhưng không thể không làm vì chịu “sức ép” từ Chủ tịch PVN lúc đó là ông Thăng.

Về phần mình, ông Thăng nói ông bị “sức ép tiến độ” nên mới nôn nóng và ép tiến độ, dẫn đến việc cấp dưới vi phạm, nhưng hoàn toàn không có “động cơ cá nhân” trong việc này.

Ông Thăng yêu cầu Hội đồng Xét xử (HĐXX) hãy xem xét bối cảnh dự án trong tổng thể 10 năm trước, khi “tiến độ căng thẳng, sức ép lớn” và hành lang pháp lý chưa hoàn thiện.

Báo Tuổi Trẻ dẫn cáo trạng tòa án cho biết từ tháng 12/2007, ông Đinh La Thăng đã đưa ông Trịnh Xuân Thanh về làm Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV của PVC, đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho PVC hoạt động.

Trong phiên tòa ngày 9/1, ông Trịnh Xuân Thanh khai mặc dù biết PVC chưa đủ năng lực nhưng vẫn nhận thực hiện dự án vì “muốn cố gắng giải quyết công an việc làm cho nhân công”.

Ngoài tội danh “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế”, ông Trịnh Xuân Thanh còn bị cáo buộc tội “Tham ô tài sản”. Tuy nhiên trong phiên thẩm vấn, ông Thanh nhất mực bác bỏ việc mình lấy 4 tỷ đồng để chi tiêu, biếu xén vào dịp Tết.

Theo dõi diễn tiến lời khai của các bị cáo trong 2 ngày qua, TS. Hà Hoàng Hợp nói ông “băn khoăn” về quy trình xử án, trong đó bao gồm việc “hình sự hóa” những vi phạm về thủ tục.

“Ông Thanh thì có nhiều cái sai hơn ông Thăng, nhưng ông Thanh cũng chỉ là Chủ tịch Hội đồng thành viên của chỗ đó thôi. Bây giờ người ta khởi tố ông Thanh về tội tham ô. Nếu tội ấy mà chứng minh được thì phán quyết của tòa án có thể lên đến tử hình, rất nặng nề. Hai hôm nay thì ông Thanh nói rằng ông ấy không nhận số tiền ấy. Và thực sự, rất khó đưa ra bằng chứng là ông ấy nhận tiền. Nhưng rồi người ta vẫn xử thôi”, TS. Hợp nói.

Vụ án Đinh La Thăng-Trịnh Xuân Thanh thu hút sự chú ý đặc biệt của quốc tế sau khi chính phủ Đức cáo buộc tình báo Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin, nơi ông xin tị nạn. Phía Đức tuyên bố sẽ “theo dõi sát” việc xét xử vụ án này.

Chỉ đề cập Bộ Chính trị, không nói đến ai khác
Đại án PVN là ưu tiên hàng đầu trong chiến dịch chống tham nhũng mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng quyết tâm đốc thúc giải quyết ngay đầu năm 2018. Báo chí quốc tế và nhiều luồng dư luận trong nước cho rằng nguyên nhân đằng sau của chiến dịch là nhằm tiêu diệt phe của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bộ máy cầm quyền.

Trong lời khai hôm 9/1, ông Đinh La Thăng nói ông chỉ định đấu thầu đối với các đơn vị thành viên PVN là “do chủ trương của Bộ Chính trị”.

Đây là một diễn tiến khá bất ngờ lệch ra khỏi xâu chuỗi của vụ án cho tới lúc này, dẫn đến nhiều suy đoán khác nhau về việc có thể còn nhân vật quyền lực nào tiếp theo sẽ bị xử trong những ngày sắp tới hay không.

Nhận định về điều này, TS. Hà Hoàng Hợp nói:

“Tương tác từ chính phủ [trước đây], tức ông Nguyễn Tấn Dũng, đến ông Đinh La Thăng như thế nào thì cho đến nay, theo công bố kết luận điều tra, người ta nói rằng bản thân ông Đinh La Thăng đã không nghe theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là không được làm như thế, nhưng lại tự làm, có nghĩa là người ta muốn ám chỉ rằng ông ấy phải chịu trách nhiệm. Còn ngày hôm nay và chiều hôm qua xảy ra chuyện có những lời khai khác đi một chút, thì chúng ta chờ xem sẽ như thế nào”.

“Về bản chất, tất cả các quyết định liên quan đến sự phát triển, sản xuất, làm ăn… của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không phải là quyền của ông Thủ tướng. Đó là thẩm quyền của Bộ Chính trị mà bản thân ông Thăng sáng nay nói rằng ông ấy thực hiện theo định hướng của Bộ Chính trị, chứ ông ấy không nói đến người nào khác cả”.

Cáo trạng tòa án nói ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo PVN tạm ứng 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC. Các bị cáo tại PVC sau đó đã làm khống hồ sơ để rút 1.115 tỷ đồng và sử dụng sai mục đích, trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng. - VOA

15.
Mỹ chặn nhôm Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt Nam

Các nhà sản xuất nhôm Mỹ đang vận động để ban hành các biện pháp bảo vệ thương mại đối với sản phẩm nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi có cáo buộc cho rằng Tập đoàn China Zhongwang Holdings Ltd. của Trung Quốc và các công ty thành viên đã trốn thuế chống bán phá giá bằng cách vận chuyển nhôm qua ngả Việt Nam.

Hãng tin Reuters hôm 10/1 trích dẫn hồ sơ kiện của Hội đồng Các nhà sản xuất nhôm Mỹ (AEC) gửi cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ nói rằng sản phẩm nhôm lá của Tập đoàn Zhongwang đã được nhập vào Việt Nam thông qua công ty con là Công ty TNHH Nhôm Toàn cầu Việt Nam, để hợp thức hóa trước khi xuất khẩu sang Mỹ.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang áp thuế suất 106% lên các sản phẩm nhôm ép của Trung Quốc.

Tập đoàn Zhongwang nói với Reuters rằng “các cáo buộc này không có căn cứ.”

Trao đổi với VOA-Việt ngữ, chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn nói rằng động thái này chắc chắn sẽ gây thiệt hại cho các công ty Việt Nam, tuy nhiên các biện pháp bảo vệ của AEC là rất ‘hợp lý’ do Hoa Kỳ nhằm vào đối thủ thương mại Trung Quốc.

“Tất cả doanh nghiệp Việt Nam đều hiểu rằng Hoa Kỳ áp thuế này không nhằm mục đích đối phó với hàng xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam, mà là có xuất xứ từ Trung Quốc, nhằm tránh việc các doanh nghiệp Trung Quốc mượn con đường xuất khẩu từ Việt Nam để né thuế nhập khẩu của Mỹ. Tôi thấy việc làm của chính phủ Mỹ như vậy là hợp lý.”

Vụ kiện chống bán phá giá diễn ra sau khi Mỹ có một loạt động thái nhằm ngăn chặn nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm áp thuế sơ bộ đối với giấy bạc và điều tra vào các tấm hợp kim nhôm nhập từ Trung Quốc.

Chủ tịch AEC Jeff Henderson nói với báo chí: “Cần phải chấm dứt những hành vi trắng trợn nhằm trốn thuế và tuồn những sản phẩm nhôm Trung Quốc để cạnh tranh không công bằng trên thị trường Mỹ.”

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từng cho biết ông đang cân nhắc các biện pháp hạn chế nhập khẩu nhôm với lý do ‘bảo vệ an ninh quốc gia.’

Bộ Thương mại Hoa Kỳ dự kiến sẽ trình lên Tổng thống Trump các khuyến nghị điều tra nhôm nhập khẩu vào ngày 22/1 sắp tới.

Ông Huỳnh Bửu Sơn nói rằng việc Việt Nam làm rõ xuất xứ nhôm là điều rất quan trọng.

“Việc chứng nhận xuất xứ những mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam cần phải xác minh lại, chủ yếu là từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.”

Trước đó vào tháng 6/2017, bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Vũng Tàu, xác nhận với báo chí rằng đơn vị này đã dừng cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với sản phẩm nhôm của Công ty Nhôm Toàn Cầu Việt Nam.

Hãng tin Reuters trích hồ sơ vụ kiện này nói AEC đã cung cấp bằng chứng cho thấy công ty con của Zhongwang tại Việt Nam đã thay đổi hình dạng của các sản phẩm nhôm ép của Trung Quốc một cách không đáng kể rồi sau đó nói số nhôm này có nguồn gốc từ Việt Nam.

Kinh tế gia Lê Đăng Doanh trước đây nói với VOA: "Nếu nhôm Trung Quốc đội lốt nhôm Việt Nam thì đấy là một tín hiệu hết sức xấu và nguy hiểm."

Vào tháng 5 năm ngoái, truyền thông trong nước đăng tin một đoàn kiểm tra của 3 bộ – Công thương, Tài chính và Kế hoạch & Đầu tư – đã tiến hành kiểm tra tại Công ty Nhôm Toàn cầu Việt Nam có trụ sở tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, nhiệm vụ của đoàn kiểm tra là tìm hiểu việc vận chuyển nhôm có nguồn gốc Trung Quốc vào Việt Nam.

Một phóng sự điều tra của tờ Wall Street Journal vào cuối năm 2016 đã phát hiện một số lượng lớn hàng phôi nhôm được phủ bạt đen, canh giữ bởi nhân viên an ninh tuần tra bằng xe máy, mang theo dùi cui ở một nhà máy trong khu cảng Vũng Tàu.

Theo nguồn tin này, hàng loạt động thái bất thường trong xuất nhập khẩu nhôm giữa Trung Quốc, Mỹ, Mexico và Việt Nam đều có liên hệ tới tỷ phú Trung Quốc Liu Zhongtian – người được cho là đang giấu 1 triệu tấn nhôm trị giá 2 tỷ đô la để thao túng thị trường.

Theo Dịch vụ Thông tin Thương mại Toàn cầu (GTIS) chuyên theo dõi các hoạt động thương mại trên thế giới, Việt Nam là đích đến của 91% lượng xuất khẩu phôi nhôm. - VOA

16.
Việt Nam tăng cường ‘bảo vệ Tổ quốc và Đảng’ trên mạng

Không lâu sau khi người dân Việt Nam được biết tới Lực lượng 47 có nhiệm vụ 'bảo vệ Đảng', Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố thành lập Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng với chức năng “bảo vệ Tổ quốc.”

Lực lượng này được thành lập tại một buổi lễ có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đại tướng Ngô Xuân Lịch, theo một quyết định của Thủ tướng Việt Nam ra ngày 15/8/2017. Bộ tư lệnh tác chiến mới này của quân đội, theo truyền thông trong nước đưa tin, sẽ “nghiên cứu và dự báo các cuộc chiến tranh không gian mạng” để “bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.”

Theo lời Thủ tướng Phúc, lực lượng này được “trang bị vũ khí đồng bộ, hiện đại nhất” và thường xuyên nắm chắc tình hình” để “xử lý kịp thời các tình huống.”

“Cụ thể trang bị cái gì, huấn luyện thế nào, phương án tác chiến ra sao thì thuộc về bí mật quân sự. Không ai biết,” một chuyên gia IT không muốn nêu tên nói với VOA từ Hà Nội.

Có rất ít thông tin về lực lượng mới này nhưng gần đây chính phủ Việt Nam đã công khai những lực lượng tác chiến mạng trong quân đội và nâng tầm quan trọng của “an ninh phi truyền thống.”

Vào tháng 3 năm nay, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị bàn thảo về "hoạt động đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu độc trên không gian mạng."

Tháng trước, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa công bố quân đội có 10.000 ‘binh sỹ đấu tranh trên mạng’ để ‘phản bác các quan điểm sai trái.’

Trong khi Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng có nhiệm vụ ‘bảo vệ quốc gia’ thì Lực lượng 47, theo các nhà quan sát, ‘chiến đấu để bảo vệ những quan điểm của Đảng Cộng sản.’

Trước khi Thượng tướng Nghĩa “bật mí” về Lực lượng 47 mà ông gọi là “vừa hồng vừa chuyên” nhiều người đã không biết đến sự tồn tại của lực lượng này.

Lực lượng 47

Họ là ai? Họ làm gì trên mạng? Và tại sao họ lại bị các nhóm và tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích.
“Trước khi ông (Nghĩa) tuyên bố, chúng tôi chưa được nghe về việc có Lực lượng 47,” nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến cho VOA biết.

Lực lượng 47 được hình thành từ Chỉ thị 47 của ban Bí thư về phòng chống thông tin xấu độc.

"10.000 người này có chức năng ngăn những thông tin xấu độc ở các đơn vị quân đội trong bộ quốc phòng," theo nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng. "Nhưng hoạt động của họ như thế nào thì đúng là không ai biết.”

Theo chuyên gia IT không muốn nêu tên, đội an ninh mạng của quân đội là “đội cơ yếu và chỉ bảo vệ trọng điểm một số thứ chứ không đủ sức dàn trải trên mạng để bảo vệ chế độ.”

Do đó Lực lượng 47, theo chuyên gia này, có thể chỉ là những người như ‘dư luận viên’ được trang bị một số công cụ để truy ra địa chỉ người dùng và báo cáo với quản trị mạng, thậm chí ghi sổ đen để giám sát.

'Dư luận viên' là tên gọi mà những người dùng mạng xã hội đặt cho những "chuyên gia bút chiến trên internet" có nhiệm vụ tranh luận với các quan điểm đi ngược lại chính quyền. 'Dư luận viên' nằm dưới sự quản lý của Ban Tuyên giáo. Cách đây 5 năm, Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội truyên bố nhóm này có 900 thành viên.

Với 10.000 người, Lực lượng 47 có quân số tương đương với 1 sư đoàn.

Theo nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, họ là những người lính chuyên “ăn lương của nhà nước, dân nuôi đóng góp” và làm những việc như đấu tranh trên mạng để phản đối những quan điểm sai lệch với quan điểm của Đảng.

“Họ, Lực lượng 47 này, 10.000 người lính này có nhiệm vụ phản biện và tranh cãi tất cả những quan điểm đi ngược lại với ý của Đảng,” theo ông Tuyến.

Lực lượng này không xuất hiện cụ thể, và không ai biết họ ở đâu.

Ông Tuyến, người thường có các bình luận chỉ trích chính quyền trên mạng, cho biết ông “vẫn chưa tìm thấy một người nào dám nói hoặc tự xưng mình rằng ‘tôi là một quân nhân thuộc biên chế của Lực lượng 47 này và tôi sẵng sàng đối đáp với anh/ông.”

Theo chân Trung Quốc?

Chính phủ Việt Nam gần đây đã có nhiều động thái siết chặt tự do trên mạng bằng cách yêu cầu Google và Facebook xóa bỏ những thông tin và clip ‘độc hại.’ Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn tháng trước cho biết Google và Facebook đã ngăn chặn và gỡ bỏ hàng nghìn video ‘xấu độc’ và thông tin ‘bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.”

VOA Tiếng Việt không liên lạc được với Google và Facebook để kiểm chứng thông tin này.

Việt Nam, theo lời của Thượng tướng Nghĩa nói tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 vào tháng trước, “là một quốc gia phát triển nhanh, đến nay có 62,7% người dân sử dụng internet.

Nhưng cùng với đó là sự lớn mạnh của những người dùng mạng xã hội, viết blog, đưa ra những quan điểm trái chiều với truyền thông chính thống do nhà nước quản lý.

Các tổ chức nhân quyền cho rằng phương thức này là “nhằm để siết chặt những tiếng nói chỉ trích trên mạng.”

Các nhà quan sát gọi Lực lượng 47 là một ‘vũ khí’ mới của chính phủ chống lại ‘những quan điểm trái triều.”

Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 100 nhà báo, blogger và những nhà hoạt động dân chủ từng ‘chỉ trích’ chính phủ, theo thống kê của tổ chức Human Rights Watch.

Cùng với Freedom House và Human Rights Watch, Tổ chức bảo vệ các nhà báo CPJ, có trụ sở ở New York đều cho rằng Lực lượng 47 là “một phương thức mới đầy kinh ngạc nhắm vào việc đàn áp những ý kiến bất đồng,” theo AFP.

Nhưng theo các chuyên gia về chính sách internet, các phương pháp mà Việt Nam đang áp dụng tương tự như những động thái nhằm thắt chặt tự do thông tin ở những nơi khác trên thế giới. Thái Lan cũng đã đe dọa sẽ chặn Facebook nếu mạng xã hội này không gỡ bỏ những hình ảnh nhạy cảm về nhà vua mới của họ hay Trung Quốc cũng đã mở rộng thêm rất nhiều bức tường lửa của họ.

“Phải nói rằng Việt Nam đang bắt chước những cái mà nước láng giềng Trung Quốc đang làm," Steven Butler, điều phối viên chương trình châu Á của CPJ nhận định với VOA. "Trung Quốc đang đi đầu trong cách làm thế nào để khống chế internet. Họ có hàng triệu người theo dõi để chỉ ra và phản ứng nhanh chóng với những gì không có lợi cho chính phủ. Có vẻ như Việt Nam đang làm đúng như vậy.” - VOA

Không có nhận xét nào: