Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

Có gì sau những tượng đài nghìn tỉ? - RFA

Khách du lịch Việt Nam đứng trước bức tượng Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Lịch sử Hồ Chí Minh tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 6 tháng 8 năm 2015.

Khách du lịch Việt Nam đứng trước bức tượng Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Lịch sử Hồ Chí Minh tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 6 tháng 8 năm 2015.
 AFP photo
Những công trình kiến trúc hay tượng đài lịch sử hàng trăm đến hàng ngàn tỷ Đồng mà Việt Nam cho phép xây lên tại các tỉnh thành trong nước, không chỉ được báo chí lề phải khai thác mà còn là đề tài chỉ trích trên các trang mạng xã hội.
<!>
Xã hội hóa hay bắt đóng tiền xây tượng đài
Giới chức Đak Nông, một tỉnh nghèo vùng Tây nguyên Việt Nam với rất đông người dân tộc thiểu số sinh sống mới đây cho biết tỉnh này phải huy động hàng trăm triệu đồng từ dân mà họ gọi là ‘xã hội hóa’ để xây dựng tượng đài N’Trang Long được ước tính có kinh phí lên đến 146 tỷ đồng.
Đây là dự án mang tên “Tượng Đài N’Trang Long Và Phong Trào Đấu Tranh Giải Phóng Dân Tộc 1912-1936, khởi công từ tháng Năm, năm 2015 để tưởng nhớ N’Trang Long, một anh hùng dân tộc hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Cái đó tôi xin phép không trả lời qua điện thoại được nghen, chuyện bình thường chứ có gì đâu, chúng tôi làm theo luật pháp Việt Nam, không vấn đề gì cả. 

- Ông Lê Diễn, chủ tịch UBND Đak Nông
Báo chí trong nước gần đây trích lời ông Phan Công Việt, phó giám đốc Sở Văn Hóa, Thông Tin và Du Lịch tỉnh Dak Nông cho hay việc trích 1% từ nguồn thu thường xuyên của các đơn vị, sở ngành cho việc xây dựng tượng đày chỉ mới đạt 984 triệu đồng tính đến tháng 5 năm 2017. Ông cho biết lãnh đạo tỉnh chủ trương chỉ lấy một phần nhỏ kinh phí xây dựng từ nguồn ngân sách còn phần lớn là từ quyên góp ‘xã hội hóa’. Vẫn theo lời ông, vì số  vốn huy động từ các doanh nghiệp không đủ do kinh tế khó khăn,  tỉnh tìm cách quyên góp thêm từ tiền lương cán bộ và công nhân viên. Mức độ đóng góp tùy từng giai đoạn vời dự kiến hoàn thành  năm nhưng cố gắng hoàn tất năm 2018.
Ông Lê Diễn, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đak Nông, nói với đài Á châu Tự do qua điện thoại về việc xây dựng tượng đài này:
Cái đó tôi xin phép không trả lời qua điện thoại được nghen, chuyện bình thường chứ có gì đâu, chúng tôi làm theo luật pháp Việt Nam, không vấn đề gì cả. Đó là tiền đóng góp của xã hội kêu là xã hội hóa mà, muốn tìm hiểu thì  về xem tượng đài nghen...
Về chuyện huy động tiền lương làm tượng đài mà tỉnh Dak Nông đang thực hiện, một giáo viên ở Đà Lạt không muốn nêu tên, ncho biết đây là lần đầu tiên anh nghe nói như vậy:
Nếu quả thật có việc kêu gọi người dân, đặc biệt các công nhân viên chức đóng góp tiền lương để xây tượng đài thì em thấy buồn  cười. Dù họ nói đấy là xã hội hóa nhưng xã hội hóa kiểu như vậy thì cần phải có sự  giải trình minh bạch hoặc công bố thông tin minh bạch thì mới có thể đóng góp được.
Lãng phí
Dự án xây dựng tượng đài ở Đak Nông không phải là công trình đầu tiên rơi vào tầm ngắm của báo chí, người dân và giới hữu trách. Năm 2009, báo VnExpress và VietnamNet đưa tin lãnh đạo Hải Phòng  lên tiếng  thanh minh về  tượng hai con rồng 60 tỷ mà thành phố cho xây. Lãnh đạo thành phố nói rằng chi phí không đến mức đó. Trước sự chỉ trích mạnh mẽ của người dân, tượng hai con rồng được  tháo dỡ đi. Khi đó blogger Song Chi đã gọi đây là công trình bạc tỷ lãng phí  với  qui hoạch nát bét.
Tháng Tám năm 2015, dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh trị giá 1.400 tỷ Đồng ở Sơn La cũng được báo chí trong nước đưa tin rộng rãi. Trên các trang blog người ta đọc thấy những lời  bình rằng đây   là sự tiêu xài lãng phí tiền thuế của dân, hoang phí ngân  sách của một tỉnh nghèo mà hàng năm phải cứu đói.
Ngay chính các báo cáo của tỉnh Sơn La cũng xác nhận là đến hết năm 2013, toàn tỉnh có gần 69.000 hộ nghèo, chiếm 27% tổng số hộ và hơn 31.000 hộ cận nghèo chiếm 11,86% tổng số hộ. Riêng năm 2014 có khoảng hơn 31.000 hộ với 141.000 nhân khẩu thiếu đói.
Việc xây tượng đài là cần thiết nhưng phải tùy lúc, tùy điều kiện kinh tế, xã  hội, văn hóa….Tiền lớn như vậy đầu tư cho giáo dục cho trẻ em nghèo thì tốt hơn.   

- Một giáo viên ở Đà Lạt 

Trước hiện tượng các tỉnh đua nhau xây quảng trường hoành tráng rồi tượng đài lãnh tụ nguy nga trong lúc đất nước còn nghèo, bội chi ngân sách triền miên trong lúc nợ công là một vấn đề lớn, chuyên  gia kinh tế ở Hà Nội là phó giáo sư tiến sĩ Ngô Trí Long phân tích:
Hiện tượng phổ biến là xây những tượng đài mà cuối cùng quá khả năng ngân sách. Trong bối cảnh dân nghèo còn rất nhiều, bệnh viện còn thiếu thốn, trường học cần được xây dựng thêm thì   những việc này là hợp lý. Còn riêng cái quảng trường kia thì xây dựng toàn bộ hệ thống đồng bộ complex cả quảng trường và trụ sở tốn 1.400 tỷ, riêng tượng đài bác Hồ cùng các dân tộc thiểu số thì chỉ hết 200 tỷ. Đáng lý tiền đó phải đầu tư vào hạ tầng cơ sở, đầu tư vào nhà thương, trường học hay xóa đói giảm nghèo thì sẽ tốt hơn nhiều. Hiện tượng này cần phải chấn chỉnh, tôi nghĩ những điều này này hoàn toàn không hợp với lòng dân.
Còn nhớ khi Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Sơn La nhất trí xây tượng đài ông Hồ Chí Minh 1.400  tỷ Đồng và nói rằng đó là tâm tư nguyện vọng của lãnh đạo tỉnh cũng như người dân địa phương, nhà toán học danh tiếng Ngô Bảo Châu viết trên blog của mình rằng đây là tư duy của những người bị thần kinh. Blogger Nguyễn Hữu Vinh nói ông hoàn toàn tán đồng ý kiến này:
Nói như giáo sư Ngô Bảo Châu rằng cái đám thần kinh thì không có gì sai, họ bất chấp dư luận, phản ứng cũng như bất chấp thực tế cuộc sống. Chuyện tượng đài để giúp ích xã hội thì không có tác dụng mấy, duy nhất chỉ có tác dụng làm hầu bao của những người chủ trương xây dựng tượng đài nó đầy  hơn mà thôi chứ còn tôi tin người làm tượng đài cũng không tin về ý nghĩa của nó lắm.
Dự án tượng đài càng to lớn thì càng gây nhiều tranh cãi, chưa kể khi thực hiện thì tắc trách, xà xẻo, rút ruột công trình nhữ  đã từng xảy ra. Vẫn lời blogger Nguyễn Hữu Vinh:
Như Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng ở Quảng Nam 430 tỷ, rồi tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La 1.400 chẳng hạn. Vừa rồi một công trình ở Quảng Ninh bị sét đánh bật ra thì bên trong toàn bằng tre bằng những vậy liệu vớ vẩn cả. Chẳng hạn tượng đài Điện Biên Phủ bao nhiêu tấn đồng giờ chưa làm xong thì đã rỉ. Đấy là những tượng đài hàng nghìn hàng trăm tỷ hết. Ngoài  tượng đài Sơn La thì còn 58 tượng đài Hồ Chí  Minh đang được đề nghị sẽ làm trong thời gian tới.
Anh giáo viên ở Đà Lạt thì cho rằng việc xây dựng tượng đài văn hóa là cần thiết nhưng phải tùy theo điều kiện cụ thể. Anh nói:
Việc xây tượng đài là cần thiết nhưng phải tùy lúc, tùy điều kiện kinh tế, xã  hội, văn hóa….Tiền lớn như vậy đầu tư cho giáo dục cho trẻ em nghèo thì tốt hơn.

Không có nhận xét nào: